Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn ( phần thơ) tiết: 135

Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn ( phần thơ) tiết: 135

Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả sáng tác trong thời gian nào?

A. Năm 1976. B. Năm 1977. C. Năm 1978. D. Năm 1979.

Câu 2: Qua bài thơ “Nói với con” nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

A. Tình yêu quê hương sâu nặng.

B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

C.Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.

D. Gồm cả 3 ý trên.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn : Ngữ văn ( phần thơ) tiết: 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : Ngữ văn ( Phần thơ)
TIẾT: 135
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả sáng tác trong thời gian nào?
A. Năm 1976. 	B. Năm 1977.	C. Năm 1978. 	D. Năm 1979. 
Câu 2: Qua bài thơ “Nói với con” nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình yêu quê hương sâu nặng.
B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
C.Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.
D. Gồm cả 3 ý trên. 
Câu 3: Những câu thơ dưới đây trích trong văn bản nào? 
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
A. Bếp lửa. 	B. Quê hương.
C. Mùa xuân nho nhỏ. 	D. Sang thu.
Câu 4: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được hiểu như thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một.
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả.
C. Ngập ngừng như không muốn đi.
D. Ẩn dấu nhiều điều muốn nói.
Câu 5: Nối tên tác giả và tác phẩm sao cho phù hợp.
Tác giả
Tác phẩm
1. Viễn Phương
a. Sang thu
2. Y Phương
b. Mùa xuân nho nhỏ
c. Viếng lăng Bác
d. Nói với con
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1điểm) Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Cho biết nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2: (1 điểm). Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ
 “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”.
 (Sang Thu - Hữu Thỉnh) 
Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngay dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
 	(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
.....................Hết...........................
(Đề thi này có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 MÔN : Văn
 TIẾT: 135
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
- Mỗi phương án đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Phương án đúng
A
D
C
C
Câu 5: (nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
c
d
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
(1 điểm) 
- HS chép đúng khổ thơ:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
- Nội dung chính: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng Bác.
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 2:
(1 điểm) 
- Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ “chùng chình” diễn tả bước đi rất thơ của mùa thu.
- Gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người.
- Thốt lên lời thầm thì tự hỏi: Hình như thu đã về?
(0,5 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 3:
(5 điểm) 
a, Nội dung.(4 điểm)
Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ:
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời của đất trời, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ nhất và vĩnh viễn trên thế gian này.
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ là mặt trời của con người.
- Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
- Qua đó nói lên tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
=>Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.Nhà thơ bộc lộ lòng thành kính đối với Bác.
b) Hình thức: (1 điểm)
- Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận một đoạn thơ để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề).
- Bài viết ít sai lỗi chính tả.
(1 điểm)
(0,5điểm)
(1 điểm)
(0,5điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)
.....................Hết...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 135.doc