A- Đọc:
1- Đọc thành tiếng các vần: ua; ăn; ơi; ênh; at.
2- Đọc từ ngữ: mặt trời; con sóng; sương muối; cánh đồng; trang vở; .
3- Đọc các câu: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
4- Nối ô chữ cho phù hợp:
Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt – Lớp 1 Đề bài: A- Đọc: 1- Đọc thành tiếng các vần: ua; ăn; ơi; ênh; at. 2- Đọc từ ngữ: mặt trời; con sóng; sương muối; cánh đồng; trang vở; . 3- Đọc các câu: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. 4- Nối ô chữ cho phù hợp: Cô giáo trèo cây cau Chú mèo âu yếm Mẹ nhìn con giảng bài 5- Chọn vần thích hợp điền vào ô trống: a- Điền ăt hay ât : g . . . . lúa ; ph . . . . cờ; b- Điền ăn hay ăm: ch . . . . nuôi ; con t. . . . B- Viết: 1- Vần: oi ; ia ; ông ; iêm ; ot. 2- Từ: bơi lội ; cánh diều ; đàn bướm ; ca hát. 3- Câu: bay cao cao vút chim biến mất rồi chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời. Hướng dẫn cho điểm – Tiếng việt 1 A- Đọc: 1- Đọc các vần: đọc trơn to, đúng, rõ ràng, không dừng quá 5 giây: 2 điểm (1 vần đọc đúng cho 0,4 điểm). 2- Đọc trơn các từ to, rõ ràng, không dừng quá 5 giây: 2 điểm (mỗi từ đọc đúng cho 0,4 điểm) 3- Đọc to, đúng, liền mạch các câu: 2 điểm (Mỗi câu đọc đúng cho 0, 5 điểm) 4- Nối ô chữ: 2 điểm (Nối đúng mỗi câu cho 0,7 điểm) 5- Điền đúng các vần: 2 điểm (Mỗi vần điền đúng cho 0,5 điểm) B- Viết: 1- Vần: Viết đúng cỡ chữ, thẳng dòng: 2 điểm (mỗi vần viết đúng cho 0,5 điểm) - Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ mỗi vần trừ 0,2 điểm. 2- Từ: Viết đúng cỡ chữ, thẳng dòng, đều nét: 4 điểm (mỗi từ cho 1 điểm) 3- Câu: Viết đúng, đều nét, đúng cỡ chữ: 4 điểm (mỗi dòng thơ cho 1 điểm) - Viết không đều nét, không đúng cỡ chữ trừ 0,5 điểm/1dòng thơ. Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt – Lớp 2 Đề bài: A- Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc một đoạn văn khoảng 40 – 45 tiếng trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học (từ tuần 10 đến tuần 17).GV chọn các đoạn văn ghi tên bài, số trang vào phiếu - Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó (Đọc trong 1 phút) kết hợp trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn văn đã đọc. 2- Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Đọc thầm bài: Cò và Vạc (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 151 – 152) * Dựa vào nội dung bài đọc trả lời các câu hỏi sau: 1- Cò là một học sinh như thế nào? 2- Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn? 3- Cặp từ nào sau đây là cặp từ cùng nghĩa? a- Chăm chỉ – siêng năng b- Chăm chỉ – ngoan ngoãn c- Thầy yêu – bạn mến 4- Câu: Cò ngoan ngoãn. – Được cấu tạo theo mẫu nào trong 3 mẫu dưới đây? a- Ai là gì? b- Ai làm gì? c- Ai thế nào? B- Kiểm tra viết: (10 điểm) 1- Chính tả: Nghe viết (5 điểm) - Thời gian viết 15 phút; Bài viết: Bé Hoa (SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 121) – Viết từ “Bây giờ Hoa đã là chị rồi đưa võng ru em ngủ” II- Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian viết 25 phút. - Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) nói về một người thân trong gia đình em. Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Tiếng việt 2 A- Kiểm tra đọc: 1- Đọc thành tiếng: - Đọc đúng tiếng, từ: (3 điểm) - Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; - Đọc sai 3- 4 tiếng: 2 điểm; - Đọc sai 5 – 6 tiếng: 1,5 điểm; - Đọc sai 7 – 8 tiếng: 1 điểm; - Đọc sai 9 – 10 tiếng: 0 điểm; * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; - Ngắt nghỉ hơi không đúng ở 3 – 4 dấu câu : 0,5 điểm; - Ngắt nghỉ hơi không đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm; * Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm; - Đọc quá 1 – 1,5 phút: 0,5 điểm; - Đọc quá 2 phút (đánh vần, nhẩm): 0 điểm; * Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm; - Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng): 0,5 điểm; - Không trả lời được câu hỏi hoặc trả lời sai ý: 0 điểm; 2- Đọc thầm và làm bài tập: Trả lời đúng mỗi câu hỏi cho 1 điểm: Câu 1: Cò là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ. Câu 2: Vì sợ chúng bạn chê cười nên đêm đến Vạc mới bay đi kiếm ăn. Câu 3: Cặp từ cùng nghĩa là: chăm chỉ – siêng năng; Câu 4: Câu Cò ngoan ngoãn - được cấu tạo theo mẫu câu Ai thế nào? B- Kiểm tra viết: 1- Chính tả: (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: 5 điểm; Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (Sai – lẫn phụ âm đầu, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm) * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 2- Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian viết 25 phút - GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày, diễn đạt của bài làm mà trừ điểm hợp lí (Theo các mức điểm: 0,5; 1 ; 1,5; ) Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 Đề bài: A- Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc một đoạn văn khoảng 60 – 65 tiếng trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học (từ tuần 10 đến tuần 17).GV chọn các đoạn văn ghi tên bài, số trang vào phiếu - Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó (Đọc trong 1 phút) kết hợp trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn văn đã đọc. 2- Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Đọc thầm bài: Ba điều ước (SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 136 – 137) * Dựa vào nội dung bài đọc trả lời các câu hỏi sau: 1- Ba điều ước của Rít là gì? 2- Chàng Rít hiểu ra được điều gì mới đáng mơ ước? 3- Các từ nào dưới đây nói về đặc điểm của con người? - Gạch 1 gạch dưới từ đó: a- chăm chỉ , tốt bụng. b- nhà vua, tiên ông. c- chạy nhảy, mơ ước 4- Câu nào dưới đây đặt theo mẫu “Ai thế nào?”? – Gạch 1 gạch dưới câu đó: a- Rít làm nghề thợ rèn. b- Chàng Rít rất hiền lành. c- Tiên ông tặng cho Rít ba điều ước. B- Kiểm tra viết: (10 điểm) 1- Chính tả: Nghe viết (5 điểm) - Thời gian viết 15 phút; Bài viết: Ba điều ước (SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 136 - 137) – Viết từ “Ngày xưa . Rít bỏ cung điện ra đi” II- Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian viết 35 phút. - Hãy viết một bức thư thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến ( như ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ,.) Dựa theo gợi ý dưới đây: *Gợi ý: - Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngàythángnăm - Lời xưng hô với người nhận thư - Nội dung thư (từ 5 đến 7 câu): Thăm hỏi( về sức khoẻ, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư); Báo tin (về tình hình học tập, sức khoẻ của em) Lời chúc và hứa hẹn. - Cuối thư: Lời chào, kí tên. Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Tiếng việt 3 A- Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: (3 điểm) - Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; - Đọc sai 3- 4 tiếng: 2 điểm; - Đọc sai 5 – 6 tiếng: 1,5 điểm; - Đọc sai 7 – 8 tiếng: 1 điểm; - Đọc sai 9 – 10 tiếng: 0 điểm; * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; - Ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 dấu câu : 0,5 điểm; - Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm; * Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm; - Đọc quá 1 – 2 phút: 0,5 điểm; - Đọc quá 2 phút (đánh vần, nhẩm): 0 điểm; * Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm; - Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng): 0,5 điểm; - Không trả lời được câu hỏi hoặc trả lời sai ý: 0 điểm; 2- Đọc thầm và làm bài tập: Trả lời đúng mỗi câu hỏi cho 1 điểm: Câu 1: Ba điều ước của Rít là: Rít ước có nhiều tiền, ước trở thành vua, ước bay được như mây. Câu 2: Chàng Rít hiểu ra rằng được mọi người yêu mến và sống có ích mới đáng mơ ước. Câu 3: Gạch dưới các từ: chăm chỉ, tốt bụng; Câu 4: Câu : Chàng Rít rất hiền lành. B- Kiểm tra viết: 1- Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn: 5 điểm; - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (Sai – lẫn phụ âm đầu, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm) * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 2- Tập làm văn: (5 điểm) -Thời gian viết 35 phút - Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: + Viết được một bức thư ngắn theo gợi ý của đề bài (đủ các phần của bức thư); riêng phần nội dung viết được 5 câu văn trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch, đẹp, bố cục hợp lí. - GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung, hình thức trình bày, diễn đạt của bài làm mà trừ điểm hợp lí (Theo các mức điểm: 0,5; 1 ; 1,5; ) Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 Đề bài: A- Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc một đoạn văn khoảng 75 - 80 tiếng trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học (từ tuần 11 đến tuần 17).GV chọn các đoạn văn ghi tên bài, số trang vào phiếu - Cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó (trong thời gian 1 phút) kết hợp trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn văn đã đọc. 2- Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Đọc thầm bài: Về thăm bà (SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 177) * Dựa vào nội dung bài đọc làm bài tập sau: 1- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy bà của Thanh đã già? 2- Chi tiết nào trong bài nói lên cảm giác của Thanh khi trở về ngôi nhà của bà? 3- Vì saoThanh cảm thấy chính bà đang che trở cho mình? 4- Xác định chủ , vị ngữ trong câu sau: Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. B- Kiểm tra viết: (10 điểm) 1- Chính tả: Nghe viết (5 điểm) - Thời gian viết 15 phút; Bài viết: Chiếc xe đạp của Chú Tư (SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 179) II- Tập làm văn: (5 điểm) – Thời gian viết 35 phút. Chọn một trong hai đề sau: a- Tả chiếc áo em thường mặc đến lớp. b- Tả một đồ chơi mà em thích. Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Tiếng Việt 4 A- Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1- Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ: (3 điểm) - Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; - Đọc sai 3- 4 tiếng: 2 điểm; - Đọc sai 5 – 6 tiếng: 1,5 điểm; - Đọc sai 7 – 8 tiếng: 1 điểm; - Đọc sai 9 – 10 tiếng: 0 điểm; * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; - Ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 dấu câu : 0,5 điểm; - Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm; * Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm; - Đọc quá 1 – 1,5 phút: 0,5 điểm; - Đọc quá 2 phút (đánh vần, nhẩm): 0 điểm; * Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm; - Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng): 0,5 điểm; - Không trả lời được câu hỏi hoặc trả lời sai ý: 0 điểm; 2- Đọc thầm và làm bài tập : (4 điểm) Trả lời đúng mỗi câu hỏi cho 1 điểm: Câu 1: Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. Câu 2: Cảm giác thong thả, bình yên. Câu 3: Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà. Câu 4: Thanh bước xuống dưới gi ... học – Lớp 5 Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng: Câu1: Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về: A- Khả năng nấu ăn. B- Đức tính kiên nhẫn. C- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. D- Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp. Câu 2: HIV không lây qua đường nào? A- Tiếp xúc thông thường. B- Đường máu. C- Đường tình dục. D- Từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con. Câu 3: Điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho gạch, ngói và thuỷ tinh thường? A- Làm từ đất sét. B- Dễ vỡ. C- Dễ hút ẩm. D- Tất cả các ý trên. Phần II: Tự luận. Câu 1: Nêu cách đề phòng chung cho 3 bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não? Câu 2: Nêu 4 việc cần làm để phòng tai nạn giao thông đường bộ? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Khoa học 5 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: (1 điểm) – Khoanh vào C Câu 2: (1 điểm) – Khoanh vào A Câu 3: (1 điểm) – Khoanh vào B Phần 2: Tự luận Câu 1: (3 điểm) - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. - Diệt muỗi, diệt bọ gậy, tránh để muỗi đốt. * Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm. Câu 2: (4 điểm) - Tìm hiểu học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ. - Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ (đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định) - Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. - Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường. * Lưu ý: HS có thể nêu ý khác đáp án trên, nếu đúng vẫn cho điểm. Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Lịch sử – Lớp 5 Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng: Người tổ chức phong trào Đông du là: A- Phan Châu Trinh. B- Nguyễn Trường Tộ. C- Phan Bội Châu. D- Nguyễn Tất Thành Phần II: Tự luận. Câu 1: Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ () cho phù hợp khi nói về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. a) Địa điểm: .. b) Người chủ trì: c) Kết quả của hội nghị: Câu 2: Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” ? Câu 3: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Lịch sử 5 Phần I: Trắc nghiệm (1 điểm) – Khoanh vào C Phần 2: Tự luận Câu 1: (3 điểm) a) Địa điểm: Hồng Công (Trung Quốc) b) Người chủ trì: Nguyễn ái Quốc c) Kết quả của hội nghị: + Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Đề ra đường lối cách mạng nước ta. Câu 2: (3 điểm) Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm những việc sau để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”: + Cả nước lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”, . Dành gạo cho người nghèo và đẩy mạnh sản xuất. + Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động, trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được đi học. Câu 3: (3 điểm) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Địa lí – Lớp 5 Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng: Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước: A- Trung Quốc, Lào, Thái Lan. B- Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia. C- Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia. D- Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia. Câu 2: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: A- Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. B- Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa. C- Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. D- Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Phần II: Tự luận. Câu 1: Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? Câu 2: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – Địa lí 5 Phần I: Trắc nghiệm (1 điểm) Câu 1: (1 điểm) – Khoanh vào C Câu 2: (1 điểm) – Khoanh vào A Phần 2: Tự luận Câu 1: (4 điểm) Nước ta có những điều kiện sau để phát triển ngành thuỷ sản: + Nước ta có vùng biển rộng, có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản. + Nhu cầu về thuỷ sản trong và ngoài nước ngày càng tăng. Câu 2: (4 điểm) Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất + Khí hậu nước ta nóng, ẩm mưa nhiều nên tạo điều kiện cho cây cối phát triển, thuận lợi cho việc trồng rừng, trồng cấy các loại hoa màu và cây lương thực + Hằng năm nước ta thường có bão hoặc mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại có hạn hán gây ảnh hưởng rất nhiều cho đời sống nhân dân và trong hoạt động sản xuất. Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Toán – Lớp 1 Đề bài: Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10. Bài 2: Tính 4 6 10 9 6 0 5 2 3 + 3 + 1 = . ; 8 – 0 – 3 = Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: a. 4 + = 9 b. – 4 = 6 > < = Bài 4: 4 + 3 5 ; 5 + 3 8 6 – 3 5 ; 2 + 7 9 - 3 Bài 5: Viết phép tính thích hợp a) Có: : 5 Con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả : .. con gà? b) Có: : 10 quả bóng Cho : 6 quả bóng Còn : .. quả bóng? Bài 6: Số ? Có . hình vuông Có ..hình tam giác Hướng dẫn đánh giá cho điểm – toán 1 Bài 1: 1 điểm Bài 2: 3 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 3: 1 điểm, mỗi phần 0,5 điểm Bài 4: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 5: 2 điểm, mỗi phần 1 điểm Bài 6: 1 điểm, mỗi phần 0,5 điểm. Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Toán – Lớp 2 Đề bài: Bài 1: Tính 12 + 8 + 6 = ; 25 + 15 – 30 = 36 + 19 – 19 = ; 51 – 19 + 18 = Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào 8 + 4 = 13 ; 1dm = 10 cm 7 + 9 = 16 ; 1 dm = 100 cm Bài 3: Đặt tính rồi tính 47 + 35 ; 74 – 28 Bài 4: Số? 44444 a) + 14 - 20 54 b) - 30 + 15 Bài 5: Tìm x a) x + 30 = 50 ; b) x – 27 = 37 Bài 6: Thùng bé đựng được 38 l nước, thùng lớn đựng được nhiều hơn thùng bé 22 l nước. Hỏi thùng lớn đựng được bao nhiêu lít nước? Bài 7: Trong hình vẽ bên a. Có .. hình tứ giác b. Có ..hình tam giác Hướng dẫn đánh giá cho điểm – toán 2 Bài 1: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 2: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,25 điểm Bài 3: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 4: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 5: 1 điểm, mỗi phần 0,5 điểm Bài 6: 2 điểm, câu lời giải chính xác 0,5 điểm; phép tính đúng 1 điểm; viết đúng đáp số 0,5 điểm. Bài 7: 1 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm (có 3 hình tam giác; có 3 hình tứ giác) Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Toán – Lớp 3 Đề bài: Bài 1: Tính nhẩm 8 x 5 = 4 x 2 = 54 : 9 = 45 : 5 = 9 x 7 = 7 x 7 = 36 : 6 = 45 : 9 = Bài 2: Đặt tính rồi tính 16 x 4 ; 124 x 3 96 : 6 ; 87 : 5 Bài 3: Điền số? a) Số liền trước của 135 là: (134) b) Chữ số 8 trong số 586 có giá trị là: .(50) Bài 4: Số? 1 kg = ..g Bài 5: Tính giá trị của biểu thức: 15 x 3 x 2 = ; 9 x 5 + 15 = Bài 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 6 ; 12 ; 18 ; ; ; . Bài 7: Một mảnh vải dài 40 m, ngời ta cắt đi mảnh vải để may quần áo. Hỏi mảnh vải còn lại bao nhiêu mét? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – toán 3 Bài 1: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,25 điểm Bài 2: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 3: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm Bài 4: 0,5 điểm, phép tính đúng 0,5 điểm Bài 5: 1,5 điểm, mỗi phần 0,75 điểm Bài 6: 1 điểm, viết đúng cả 3 số 1 điểm, viết được 2 số 0,75 điểm, viết được 1 số 0,5 điểm Bài 7: 2 điểm. Bài giải Số mét vải cắt đi để may quần áo là: 0,5 điểm 40 : 4 = 10 (m) 0,5 điểm Số mét vải còn lại là: 0,25 điểm 40 – 10 = 30 (m) 0, 5 điểm Đáp số: 30 m 0,25 điểm Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Toán – Lớp 4 Đề bài: Bài 1: Viết các số sau a) Hai mươi bảy triệu sáu trăm bốn mươi ba nghìn năm trăm năm mươi tám: (2 7643 558) b) Ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn: (35 462 000) Bài 2: Đặt tính rồi tính a) 38 267 + 24 315 ; b) 877 253 – 284 638 c) 126 x 32 ; c) 2 520 : 12 Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào a) 800 kg = 80 tạ ; b) 2 phút 30 giây = 150 giây Bài 4 : Tìm x 14 536 – x = 3 928 Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 15 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó? Bài 6: Người ta xếp những gói kẹo vào 24 hộp, mỗi hộp chứa 120 gói. Hỏi mỗi hộp chứa 160 gói thì cần bao nhiêu hộp để xếp hết số kẹo? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – toán 4 Bài 1: 1 điểm, mỗi số viết đúng 0,5 điểm Bài 2: 2 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm. Kết quả lần lượt là: a- 62 582; b- 592 615; c- 4 032; d- 210 Bài 3: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm: a) S ; b) Đ Bài 4: 1 điểm: 14 536 – x = 3928 x = 14 536 – 3 928 x = 10 608 Bài 5: 2,5 điểm Bài giải Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 0,5 điểm 15 x 2 = 30 (m) 0,5 điểm Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là: 0,25 điểm (30 + 15) x 2 = 90 (m) 1 điểm Đáp số: 90 m 0,25 điểm Bài 6: 2,5 điểm Bài giải 24 hộp có số gói kẹo là: 0,5 điểm 120 x 24 = 2 880 (gói) 0,5 điểm Số hộp để xếp hết số kẹo là: 0,25 điểm 2 880 : 160 = 18 (hộp) 1 điểm Đáp số: 18 hộp 0,25 điểm Phòng GD&ĐT Trấn Yên Trường tiểu học Tân Đồng Đề kiểm tra cuối học kì I – Năm học 2011 - 2012 Môn: Toán – Lớp 5 Đề bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính a. 35,76 + 23,52 ; b. 48,53 – 25,28 c. 5,26 x 2,4 ; d. 45,54 : 18 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 8,5 x (1,32 + 3,48) – 0,8 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a. 15 km = ..m ; c. 7ha = ...m2 b. 21 yến = kg ; d. giờ = .phút Bài 4 : Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 32 cm và chiều cao là 22 cm. Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 20 m, chiều rộng kém chiều dài 6 m. Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó? Hướng dẫn đánh giá cho điểm – toán 5 Bài 1: 4 điểm, mỗi phép tính đúng 1 điểm. Kết quả lần lượt là: a- 59,28; b- 23,25; c- 12,624; d- 2,53 Bài 2: 1 điểm 8,5 x (1,32 + 3,48) – 0,8 = 8,5 x 4,8 - 0,8 = 0,5 điểm 40,8 - 0,8 = 40 0,5 điểm Bài 3: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,25 điểm a. 15 km = 15 000 m ; c. 7ha = 70 000 m2 b. 21 yến = 210 kg ; d. giờ = 30 phút Bài 4: 1 điểm Bài giải Diện tích hình tam giác là: 0,25 điểm 32 x 22 : 2 = 352 (m2) 0,5 điểm Đáp số: 352 m2 0,25 điểm Bài 5: 3 điểm Bài giải Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là: 0,25 điểm 20 – 6 = 14 (m) 0,25 điểm Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 0,25 điểm 20 x 14 = 280 (m2) 1 điểm Chu vi mảnh vường hình chữ nhật là: 0,5 điểm (20 + 14) x 2 = 68 (m) 0,5 điểm Đáp số: 280m2 ; 68 m 0,25 điểm
Tài liệu đính kèm: