Đề kiểm tra học kì 1 Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề số 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì 1 Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề số 1 (Có đáp án)

Câu 1 (1 điểm)

Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con người?

Câu 2 (2 điểm)

Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì.

Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao?

Câu 3 (1 điểm)

 Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

Câu 4 (3 điểm)

 Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè.

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?

Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

 

doc 5 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 5Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 7
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)

Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
A. Hiểu biểu hiện của sống giản dị

Câu hỏi 1TN (0,5 điểm)

B. Hiểu đúng nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá.

Câu hỏi 2 TN (1 điểm)

C. Hiểu biểu hiện của tính tự tin.

Câu hỏi 3 TN (0,5 điểm)

D. Biết nội dung tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Câu hỏi 4 TN (1 điểm)


E. Nêu được thế nào là yêu thương con người.
Câu hỏi 1TL (1 điểm)


G. Nhận xét, đánh giá hành vi liên quan đến phẩm chất đoàn kết, tương trợ.

Câu hỏi 2 TL (2 điểm)

H. Giải thích được vì sao học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
 
Câu hỏi 3 TL (1 điểm)

I. Đề xuất cách ứng xử trước một tình huống thực tế liên quan đến truyền thống gia đình, dòng họ.


Câu hỏi 4 TL (3 điểm)
Tổng số câu hỏi
2
5
1
Tổng điểm
2
5
3
Tỉ lệ
20%
50%
30%

ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). 
	Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.
B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.
C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.
D. Sống hà tiện.
Câu 2 (1 điểm) 
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.

B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.

C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.

D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.

Câu 3 (0,5 điểm)
Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình.
B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình.
C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai.
D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.
Câu 4 (1 điểm)
	Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:
	“ Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận,......................................................., đoàn kết ..........................................................................”
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
	Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con người?	
Câu 2 (2 điểm) 
Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. 
Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao? 
Câu 3 (1 điểm) 
 Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
Câu 4 (3 điểm) 
 Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. 
Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? 
Em sẽ góp ý gì cho Hoà?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu B.
Câu 2 (1 điểm) 	Đúng: câu B.	Sai: Các câu A, C, D
Câu 3 (0, 5 điểm) chọn câu D.
Câu 4 (1 điểm) Yêu cầu điền theo thứ tự sau (mỗi đoạn cho 0,5 điểm)
- hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình vào chỗ trống thứ nhất.
- với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân vào chỗ trống thứ hai.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
	Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu 2 (2 điểm)
- Không tán thành việc làm của cả 2 bạn 	(0,5 điểm)
- Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức của bài Đoàn kết, tương trợ để giải thích: 
+ Đoàn kết, tương trợ theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau để cùng tiến bộ. 	(0,5 điểm)
+ Trong trường hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu (0,5 điểm)
+ Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ được. (0,5 điểm)
Câu 3 (1 điểm) 
Học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá, vì: Nếu bản thân chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận với gia đình, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình thì cha mẹ vui lòng, gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Câu 4 (3 điểm)
	Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau :
- Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà 	(0,5 điểm)
- Giải thích: dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau, trong gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường.Ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình. (1 điểm)	
- Góp ý cho Hoà: 	(1,5 điểm, mỗi ý đúng cho 0,5 điểm))
+ Cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ.	
+ Không xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ với bạn bè.	+ Bản thân cố gắng học tập thật tốt để làm vẻ vang cho dòng họ. 	 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_lop_7_mon_giao_duc_cong_dan_de_so_1_co.doc