Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 16: Thực hành các vấn đề đã học

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 16: Thực hành các vấn đề đã học

Tiết 16 ( tuần )

THỰC HÀNH CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ HỌC

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

ã Nắm khái quát kiến thức đã học trong chương trình đã học

ã Trình bày các kiến thức cơ bản về vấn đề đạo đức như: Đoàn kết tương trợ, sống giản dị, giữu gìn và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ, xây dựng gia đình văn hoá

2. Kỹ năng :

ã Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích các tình huống thực tế

ã Tìm hiểu và noi theo nững tấm gương người tốt việc tốt, rút ra những bài học cho bản thân

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1359Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 16: Thực hành các vấn đề đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
giảng:7a ( /12). 7b ( /12). 7c ( /12).
Tiết 16 ( tuần )
Thực hành các vấn đề đã học
i.mục tiêu
1. Kiến thức 
Nắm khái quát kiến thức đã học trong chương trình đã học
Trình bày các kiến thức cơ bản về vấn đề đạo đức như: Đoàn kết tương trợ, sống giản dị, giữu gìn và phát huy truyền thống gia đình và dòng họ, xây dựng gia đình văn hoá
2. Kỹ năng : 
Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích các tình huống thực tế
Tìm hiểu và noi theo nững tấm gương người tốt việc tốt, rút ra những bài học cho bản thân
II. Phương tiện dạy học.
Bảng phụ
Phiếu học tập 
Tài liệu về những tấm gương người tốt việc tốt
III. Nội dung ôn tập
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi
 Đánh dấu x vào ă biểu hiện để em rèn luyện đức tính giản dị. ? 
 Kết quả của việc rèn luyện ấy như thế nào?
1. Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp	ă
2. Tác phong gọn gàng lịch sự	 ă
3. Trang phục, đồ dùng không đắt tiền	ă
 4. Sống hoà đồng với bạn bè	 ă 
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét
GV : Kết luận 1,2,4 là bbiểu hiện giúp em rèn luyện tính giản dị 
3. Nội dung :
 Hoạt động 1: Lý thuyết
 Hệ thống toàn bộ kiến thức đã học trong chương thình
- GV: đặt câu hỏi : Hãy nêu những nội dung đã học trong chương trình 
- Học sinh làm viêc cá nhân sau đó trả lời , học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn thiện hệ thống kiến thức từ bài 1 đến bài 11
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1 :
 GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung: Tìm hiểu biểu hiện của lối sống giản dị và trái với giản dị.
 GV: Chia HS thành 5 nhóm và nêu yêu cầu thảo luận: Mỗi nhóm tìm 5 biểu hiện trái với giản dị? Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
HS: thảo luận, cử đại diện ghi kết quả ra giấy to.
 GV: Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
 HS: Các nhóm khác bổ sung.
 GV: Chốt vấn đề trên bảng phụ chuẩn bị trước và nhấn mạnh kiến thức
 - Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rống. Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh
	Bảng phụ:
Biểu hiện của lối sống giản dị
Trái với giản dị
- Không xa hoa lãng phí
- Không cầu kì kiểu cách.
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
- Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
 Bài tập 2: 
 Câu hỏi: 
 Hãy nêu những tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá và những biểu hiện của gia đình không văn hoá? Liên hệ với gia đình em. 
- Học sinh suy nghĩ và trả lời cá nhân
- Giáo viên liệt kê ý kiến của HS trên bảng phụ
Tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hoá:
Biểu hiện trái với gia đình văn hoá:
+ Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
+ Nuôi con khoa học ngoan ngoãn, học giỏi.
+ Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định.
+ Thực hiện bảo vệ môi trờng.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Hoạt động từ thiện.
+ Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội.
- Coi trọng tiền bạc.
- Không quan tâm giáo dục con.
- Không có tình cảm đạo lí.
- Con cái hư hỏng.
- Vợ chồng bất hoà, không chung thủy.
- Bạo lực trong gia đình.
- Đua đòi ăn chơi.
* Nguyên nhân:
- Cơ chế thị trường.
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai.
- Tệ nạn xã hội.
Bài tập 3: Cho các tình huống sau:
 a) Trung là bạn cùng tổ, lại gần nhà Thuỷ, Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc gì?
 b) Tuấn và Hưng cùng học một lớp, Tuấn học giỏi toán còn Hưng học kém. Mỗi khi có bài tập về nhà, Tuấn làm hộ Hưng. Em có tán thành việc làm của Tuấn không? Vì sao?
 c) Trong giờ kiểm tra toán, có một bài khó. Hai bạn ngồi cạnh nhau đã góp sức để cùng làm bài. Suy nghĩ của em về việc làm của hai bạn như thế nào?
GV: Cho HS tự phát biểu ý kiến.
HS: Tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
GV: Nhận xét bổ sung ý kiến của HS và cho điểm HS có ý kiến xuất sắc.
Đáp án
 a) Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn.
 b) Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn.
 c) Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài.
Bài tập 4:
- Giáo viên tổ chức trò chơi
- Hình thức tổ chức trò chơi: "Nhanh mắt, nhanh tay" với câu hỏi:
 Những câu tục ngữ sau, câu nào nói về đoàn kết tương trợ?
1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
ă
2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
ă
3. Chung lưng đấu cật
ă
4. Đồng cam cộng khổ
ă
5. Cây ngay không sợ chết đứng
ă
6. Lời chào cao hơn mâm cỗ
ă
7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
ă
GV yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét và cho điểm HS làm tốt nhất
4. Dặn dò:
- Làm và bổ sung các bài tập trong chương trình đã học ở sách bài tập và sách giáo khoa
- Tự tìm hiểu và xây dựng các tình huống có liên quan đến nội dung bài học, qua đó xử lí và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
- Ôn tập kĩ các nội dung đã học để làm bài kiểm tra học kì I
___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 16.doc