Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn- lớp 7

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn- lớp 7

I.Mục tiêu cần đạt:

 -Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học về văn bản, tiếng Việt, tập làm văn ở HKII.

 -Rèn luyện cho HS tính tự giác học tập nghiêm túc, có ý thức cao trong khi làm bài kiểm tra.

II.Phạm vi cần đạt:

-Tục ngữ về con người và xã hội.

-Rút gọn câu.

-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh )

-Thêm trạng ngữ cho câu.

-Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)

-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

-Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn)

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn- lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ. ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC: 2007-2008.
TRƯỜNG THCS BA VINH. MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 7.
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học về văn bản, tiếng Việt, tập làm văn ở HKII.
 -Rèn luyện cho HS tính tự giác học tập nghiêm túc, có ý thức cao trong khi làm bài kiểm tra. 
II.Phạm vi cần đạt:
-Tục ngữ về con người và xã hội.
-Rút gọn câu.
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh )
-Thêm trạng ngữ cho câu.
-Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
-Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn)
-Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
-Liệt kê.
-Văn nghị luận.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 5:5
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tục ngữ về con người và xã hội 
1 
 0,5 
1
 0,5 
Rút gọn câu
1
 0,5 
1 
 0,5 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1
 0,5
1
 0,5 
Thêm trạng ngữ cho câu
1 
 0,5
1
 0,5 
Đức tính giản dị của Bác Hồ
1
 0,5
1 
 0,5 
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1
 0,5
1
 0,5 
Sống chết mặc bay
1
 0,5
1
 0,5 
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1
 0,5
1
 0,5
Liệt kê
1
 0,5
1
 0,5
Văn nghị luận
1
 0,5
1
 5
2
 5,5
Cộng
4	
 2
4	
 2
3	
 6
11
 10
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Năm học: 2007-2008
 Môn Ngữ văn 7
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Trường:
Họ và tên: ..
Lớp: 
Điểm
 Lời phê
Đề:
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: ( Mức độ: Thông hiểu; Bài: Tục ngữ về con người và xã hội)
 Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 A.Hoàn toàn giống nhau. C.Gần giống nhau.
 B.Hoàn toàn trái ngược nhau. D.Bổ sung ý nghĩa cho nhau
Câu 2 ( Mức độ: Vận dụng; Bài: Rút gọn câu)
 Dòng nào là câu rút gọn nhất trả lời cho câu hỏi:”Ngày mai, bạn sẽ lên đường với ai?”?
 A.Ngày mai, tôi sẽ lên đường với Lan.
 B.Lên đường với Lan.
 C.Với Lan
 D. Lan
Câu 3: ( Mức độ: Nhận biết; Bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
 Tác giả văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là:
 A.Phạm Văn Đồng. C.Đặng Thai Mai.
 B.Hồ Chí Minh. D.Phạm Duy Tốn.
Câu 4 ( Mức độ: Thông hiểu; Bài: Thêm trạng ngữ cho câu)
 Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
 A.Đầu câu. C.Giữa câu.
 B.Cuối câu. D.Cả ba vị trí trên.
Câu 5: ( Mức độ:Thông hiểu; Bài: đức tính giản dị của Bác Hồ) 
 Trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Phạm Văn Đồng), vì sao Bác rất giản dị trong lời nói và bài viết?
 A.Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
 B.Vì thói quen. 
 C.Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
 D.Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
Câu 6: ( Mức độ: Vận dụng; bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động)
 Trong các câu có từ “ Được” sau đây, câu nào là câu bị động?
 A.Tôi học trường này đã được hai năm rồi.
 B.Bạn Nam được giải nhất trong cuộc thi chạy việt dã.
 C.Mùa hè năm ngoái, tôi được bố đưa về thăm quê nội.
 D.Chị hai tôi vừa sinh được một bé gái rất dễ thương.
Câu 7: ( Mức độ: Nhận biết; bài: Sống chết mặc bay)
 Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” ( Phạm Duy Tốn)được viết theo thể loại nào?
 A.Bút kí. C.Tiểu thuyết.
 B.Tuỳ bút. D.Truyện ngắn
Câu 8:( Mức độ: Thông hiểu; Bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
 Cụm từ “ Những trò lố” trong nhan đề của tác phẩm” Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được tác giả Nguyễn Ái Quốc dùng với dụng ý gì?
 A.Để trực tiếp vạch trần bản chất xấu xa của Va-ren.
 B.Để gây sự chú ý của người đọc.
 C.Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình.
 D.Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren.
Câu 9: ( Mức độ: nhận biết; Bài: Liệt kê)
 Phép liệt kê có tác dụng gì?
 A.Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng.
 B.Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
 C.Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
 D.Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
Câu 10:( Mức độ: nhận biết; Bài: Văn nghị luận)
 Một bài văn nghị luận cần phải có những yếu tố nào?
 A.Luận điểm. C.Lập luận.
 B.Luận cứ. D.Cả ba yếu tố trên.
II. Tự luận: ( 5 điểm)( Mức độ: Vận dụng; Bài: Văn nghị luận)
 Nhân dân ta thường khuyên: 
 “Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần”.
 Hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
BÀI LÀM
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII 
TRƯỜNG THCS BA VINH. NĂM HỌC: 2007-2008. 
 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 7.
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Phần trắc nghiệm: (5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
B
D
C
C
D
A
D
D
II.Phần tự luận: (5 điểm.)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 - Giới thiệu điều cần giải thích ( ý nghĩa về tình cảm anh em).
 - Dẫn câu ca dao.
 2.Thân bài: Triển khai việc giải thích
 - Ý nghĩa câu thứ nhất: 
 + Tay và chân là hai bộ phận của con người có quan hệ với nhau như thế nào?
 + Anh em trong một gia đình , cùng do bố mẹ sinh ra, cùng sống chung trong một mái nhà,thì phải có quan hệ tình cảm với nhau như thế nào?
 + Qua hình ảnh so sánh, câu ca dao nêu lên tình cảm anh em như thế nào?
 - Ý nghĩa câu thứ hai:
 + Rách, lành là hai hình ảnh tượng trưng, chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau, đó là hai hoàn cảnh như thế nào?
 + Rách, lành đùm bọc lấy nhau là lời khuyên về cách cư xử giữa anh và em trong một gia đình phải như thế nào?
 - Ý nghĩa chung của câu ca dao: Câu ca dao nêu lên một vấn đề về đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề về tình cảm giữa anh- chị- em trong gia đình, đó là bổn phận của mọi người trong gia đình, trong xã hội.
 3.kết bài:
 Câu ca dao đã giúp em suy nghĩ thế nào về bản thân mình đối với anh và em hay chị trong gia đình.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Cho điểm phần tự luận:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 3,0 điểm.
 - kết bài: 1,0 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.
 --------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ. ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC: 2007-2008.
TRƯỜNG THCS BA VINH. MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 6.
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học về văn bản, tiếng Việt, tập làm văn ở HKII.
 -Rèn luyện cho HS tính tự giác học tập nghiêm túc, có ý thức cao trong khi làm bài kiểm tra. 
II.Phạm vi cần đạt:
- Bài học đường đời đầu tiên ( Tô Hoài)
- Phó từ.
- So sánh.
- Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh).
- Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ).
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Cây tre việt Nam ( Thép Mới).
- Câu trần thuật đơn.
- Văn miêu tả.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 5:5
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài học đường đời đầu tiên. 
1 
 0,5 
1
 0,5 
Phó từ
1
 0,5 
1 
 0,5 
So sánh
1
 0,5
1
 0,5 
Bức tranh của em gái tôi
1 
 0,5
1
 0,5 
Đêm nay Bác không ngủ
1
 0,5
1 
 0,5 
Ẩn dụ
1
 0,5
1
 0,5 
Hoán dụ
1
 0,5
1
 0,5 
Cây tre Việt Nam
1
 0,5
1
 0,5
Câu trần thuật đơn
1
 0,5
1
 0,5
Văn miêu tả
1
 0,5
1
 5
2
 5,5
Cộng
4	
 2
4	
 2
3	
 6
11
 10
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Năm học: 2007-2008
 Môn Ngữ văn 6
 Thời gian 90 phút ( Không kể giao đề)
Trường:
Họ và tên: ..
Lớp: 
SBD:..
Chữ ký GT1
 Chữ ký GT1
Mã số phách
.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chữ ký
Điểm
Mã số phách
.
GT1
GT2
GK1
GK2
Bằng số
Bằng chữ
Đề:
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 ( Mức độ: Nhận biết; Bài: bài học đường đời đầu tiên)
 Tác giả văn bản” Bài học đường đời đầu tiên” là ai?
 A.Tạ Duy Anh. C. Võ Quảng.
 B.Đoàn Giỏi. D.Tô Hoài.
Câu 2:( Mức độ: nhận biết; Bài: Phó từ)
 Thế nào là phó từ?
 A.Là những từ chuyên đi kèm động từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ.
 B.Là những từ chuyên đi kèm danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
 C.Là những từ chuyên đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
 D.Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Câu 3:( Mức độ: Vận dụng; Bài: So sành)
 Tập hợp từ nào trong câu thơ sau chứa hình ảnh so sánh?
 Bà như quả ngọt chín rồi
 Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
 A.càng thêm- vàng. C.chín rồi- tuổi tác.
 B.quả- chín rồi. D.bà- quả chín rồi.
Câu 4: ( Mức độ: Thông hiểu; Bài: Bức tranh của em gái tôi)
 “Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình”, là nội dung tư tưởng của văn bản nào? . A. Bức tranh của em gái tôi. C.Sông nước Cà Mau.
 B.Vượt thác. D.Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 5:( Mức độ: Nhận biết; Bài:đêm nay Bác không nhủ)
 Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” ( minh Huệ) được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai?
 A.Anh bộ đội. C.Anh đội viên.
 B.Anh du kích. D.Anh giải phóng quân.
Câu 6: ( Mức độ: Nhận biết; Bài: Ẩn dụ)
Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?
 A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 7: ( Mức độ: thông hiểu; Bài: hoán dụ)
 Từ in đậm trong câu sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
 “ Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
 A.Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. 
 B.Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 C.Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 D.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 8:( Mức độ: Thông hiểu; Bài: Cây tre Việt Nam)
 Nội dung chính của văn bản “ Cây tre việt Nam” ( Thép Mới) là gì?
 A.Tre gắn bó lâu đời với con người trong đời sống, trong lao động sản xuất và trong cuộc chiến đấu chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
 B.Tre gắn bó với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
 C.Tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.
 D.Tre luôn có mặt ở khắp mọi miền đất nước việt Nam.
Câu 9:( Mức độ: vận dụng; Bài:câu trần thuật đơn)
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trần thuật sau:
 “ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều”
 A.CN:Huyện- VN: Đông Triều.
 B.CN: là người- VN: Huyện Đông Triều.
 C.CN: Bà- VN: đỡ Trần.
 D.CN: Bà đỡ Trần- VN: là người huyện Đông Triều.
Câu 10:( Mức độ: Thông hiểu; Bài: văn miêu tả)
 Các thao tác cần sử dụng trong văn miêu tả:
 A.So sánh, nhận xét.
 B.Quan sát, so sánh.
 C.Nhậnu xét, liên tưởng.
 D.Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét.
II. Tự luận: ( 5 điểm)( Mức độ: Vận dụng; Bài: Văn miêu tả)
 Em hãy tả một cụ già cao tuổi.
BÀI LÀM
PHÒNG GIÁO DỤC BA TƠ. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII 
TRƯỜNG THCS BA VINH. NĂM HỌC: 2007-2008. 
 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 6.
 Thời gian:90 phút( Không kể giao đề) 
I.Phần trắc nghiệm: (5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
D
A
C
D
D
A
D
D
II.Phần tự luận: (5 điểm.)
 Bài viết của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
A.Về nội dung:
 Bài viết có thể có nhiều cách trình bày song phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
 1.Mở bài:
 Giới thiệu một cụ già cao tuổi.
 2.Thân bài: Miêu tả chi tiết.
 - Ngoại hình: dáng người, tóc, da, bàn tay, đôi mắt, hàm răng,
 -Cử chỉ, lời nói.
 -Hành động: nấu cơm, dạy cháu học, kể chuyện,
 .
 3.kết bài:
 Nêu cảm nghĩ của em về cụ già cao tuổi.
 B.Về hình thức: Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Cho điểm phần tự luận:
 Nội dung: - Mở bài: 0,5 điểm.
 - Thân bài: 3,0 điểm.
 - kết bài: 1,0 điểm.
 Hình thức: 0,5 điểm.
 --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi HKII.doc