Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7

Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Chọn ý đúng (2 điểm)

1, Thế nào là sinh sản vô tính?

a) Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái

b) Là hình thức sinh sản chỉ có ở thực vật bậc thấp

c) Là hình thức sinh sản phân đôi, mọc chồi và tiếp hợp

d) Cả a, b, c

2, Thế nào là sinh sản hữu tính?

a) Là hình thức sinh sản có nhiều ưu thế hơn hình thức sinh sản vô tính

b) Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng)

c) Là hình thức sinh sản của các trường hợp thụ tinh trong

d) Cả b và c

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hä vµ tªn: __________________ ®Ò kiÓm tra häc kú ii 
Líp :____ M«n: Sinh häc 7 
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Chọn ý đúng (2 điểm)
1, Thế nào là sinh sản vô tính?
Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái
Là hình thức sinh sản chỉ có ở thực vật bậc thấp
Là hình thức sinh sản phân đôi, mọc chồi và tiếp hợp
Cả a, b, c
2, Thế nào là sinh sản hữu tính?
Là hình thức sinh sản có nhiều ưu thế hơn hình thức sinh sản vô tính
Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng)
Là hình thức sinh sản của các trường hợp thụ tinh trong
Cả b và c
3, Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt được những loài động vật có hại
Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường
Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện
Cả a và b
4, Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
Nhiều loài thiên định di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.
Thiên định không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
Cả a, b và c.
Câu 2: (2 điểm)
Hãy sắp xếp những ý nghĩa thích nghi tương ứng với từng đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ?
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
1, Bộ lông mao dày và xốp
2, Chi trước ngắn có vuốt
3, Chi sau dài có vuốt
4, Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén
5, Tai thính, có vành tai lớn cử động được
a, Giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm, có nhiều cành lá gai sắc nhọn
b, Giúp thỏ thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường
c, Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy khi bị săn đuổi
d, Giúp thỏ định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù
e, Tạo điều kiện cho thỏ đào hang dễ dàng
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Thú có các hình thức di chuyển nào? Ví dụ?
Câu 2: (4 điểm) Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật? Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?
============= Hết ===========
h­íng dÉn chÊm ®Ò kiÓm tra häc kú ii
M«n: Sinh 7 
Câu
Nội dung
Phần II:
(6 điểm)
Câu 1
- Đi, chạy bằng 4 chân hoặc 2 chân (thú móng vuốt, thú ăn thịt, thỏ, kanguru, khỉ, vượn) leo trèo (sóc, vượn, báo, mèo rừng)
- Bay (dơi), lượn (cầy bay, sóc bay)
- Bơi (cá voi, rái cá, hải li)
Câu 2
* Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhành từ 1 gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh cây ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng 1 nhóm động vật.
+ Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh cµng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng phát triển.
+ Các nhóm có cùng nguồn gốc, có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
VD: cá, bò sát, chim và thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với quan hệ họ hàng của chúng với giáp xác, nhện, sâu bọ
* Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh tiến hoá có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp cá xương, là động vật bậc thấp hơn so với lớp thú.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKII_S7 (2008-_2009).doc