Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 19: Trai sông

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 19: Trai sông

Tuần 10 Chương 4 NGÀNH THÂN MỀM

Tiết 19 Bài 18 TRAI SÔNG

I – Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai sống thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.

- Giáo dục ý thức bảo lện động vật.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: trai sống, tranh vỏ trai, cấu tạo ngoài và trong của trai sống.

- Hs: nghe Gv hướng dẫn sưu tầm mẫu vật vào.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 19: Trai sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Chương 4	NGÀNH THÂN MỀM
Tiết 19	Bài 18	 TRAI SÔNG
I – Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai sống thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
- Giáo dục ý thức bảo lện động vật.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: trai sống, tranh vỏ trai, cấu tạo ngoài và trong của trai sống.
- Hs: nghe Gv hướng dẫn sưu tầm mẫu vật vào.
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Mở bài: Gv giới thiệu như SGK bổ sung thêm.
2/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Hình dạng và cấu tạo:
 a/ Mục tiêu: Hs biết được cấu tạongoài và trong của trai.
 Phương pháp: thảo luận, nghiên cứu , 
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho Hs đọc  SGK, quan sát hình 18.1, 2 yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi:
 + Muốn mở vỏ trai ta phải làm thế nào?
 + Trai chết vỏ mở tại sao?
 + Mài vỏ trai thấy có mùi khét vì sao?
- Gv hướng dẫn Hs cấu tạo vòng tăng trưởng và giới thiệu dặc điểm chung của vỏ.
- Gv giải thích vỏ trai sao lớp xà cừ óng ánh và liên hệ thực tế nuôi ngọc trai.
- Gv cho Hs rút ra kết luận và nhận xét.
- Hs quan sát, đọc  đoạn 1 thảo luận trả lời câu hỏi nêu được:
 + Cắt dây chằng phí lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
 + Trai chết dây chằng dãn tự mở.
 + VT lớp sừng bằng CHC bị ma sát cháy.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: 1/ Vỏ trai:
 - Gồm 2 mãnh vỏ khép với nhau nhờ bản lề phí lưng.
 - Dây chằn ở bản lề có tính đàn hồi, cùng 2 cơ khép vỏ đóng mở.
- Gv cho Hs đọc tiếp  SGK mục 2 quan sát hình 18.3 trả lời câu hỏi phần r.
 + Cơ thể trai có cấu tạo ntn?
 + Aùo trai cấu tạo từ đâu? Khoang áo cấu tạo từ đâu?
 + Trai tự về bằng cách nào?
 + Đầu trai nằm ở đâu? (tiêu giảm)
- Gv nhận xét chỉ từng bộ phận cơ thể trai.
- Hs quan sát hình 18.3 đọc  thảo luận trả lời:
 + Có 2 mãnh vỏ bằng đá vôi che chở.
 Ngoài: áo trai khoàn áo, có ống hút và ống thoát.
 Giữa : tấm mang
 Trong: thân trai.
 Chân rìu
- Đai diện Hs trình bày, nhận xét bổ sung. 
Tiểu kết: - Ngoài cơ thể có 2 mãnh vỏ bằng đá vôi che chỏ.
 - Mặt: có áo trai khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
 - Trong là thân trai. Giữa mang. Chân rìu.
Hoạt động 2: II. Di chuyển:
 a/ Mục tiêu: Hs biết trai ít di chuyển.
 Phương pháp: hỏi đáp, nghiên cứu , quan sát.
 b/ Tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát cách di chuyển hình18.4 giải thích động tác di chuyển của trai ntn? (theo chiều miũi tên)
- Gv nhận xét, bổ sung thêm khi chân thò theo hướng nào thì trai di chuyển về hướng đó.
- Hs đọc , quan sát hình nêu cách di chuyển của trai.
- Nhóm Hs khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết: Chân hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp đóng mở vỏ di chuyển.
 	Hoạt động 3: III. Dinh dưỡng:
 a/ Mục tiêu: Hs nêu được cách dinh dưỡng của trai.
 Phương pháp: quan sát, hỏi đáp
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho Hs quan sát hình 18.4 đọc  SGK trả lời câu hỏi SGK.
 + Nước qua ống hút khoang áo mang theo gì vào miệng mà mang?
 + Trai có kiểu di chuyển gì? Vì sao?
- Gv nhận xét.
- Hs đọc , quan sát hình trả lời.
 + Mang: ôxi . Miệng: thức ăn.
 + Kiểu thụ động do khi ống hút nước vào qua mang để lại ôxi qua miệng để lại thức ăn.
- Đại diện Hs trả lời, nhận xét bổ sung đưa ra kết luận.
Tiểu kết: - Nước qua ống hút đem thức ăn đến miệng và ôxi đến mang trai.
 - Kiểu dinh dưỡng như thế gọi là dinh dưỡng thụ động.
 - Trao đổi khí qua mang.
Hoạt động 4: IV . Sinh sản:
 a/ Mục tiêu: Hs biết cách sinh sản của trai qua gđ trứng và ấu trùng .
 Phương pháp: thảo luận, nghiên cứu, 
 b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần r.
 + Ý nghĩa của gđ trứng ấu trùng trong mang trai mẹ.
 + Ý nghĩa gđ ấu trùng bám vào mang và da cá.
- Gv nhận xét: trứng TT đẻ trứng non giữ ở mang ấu trùng nở bám mang + da cá phát triển trai.
- Gv cho Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc  thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Được bảo vệ, tăng ôxi.
 + Được bảo vệ tăng ôxi.
- Đại diện trả lời, nhận xét.
- Nêu kết luận chung.
Tiểu kết: - Cơ thể trai phân tính.
 - Trứng phát triển qua gđ ấu trùng.
4/ Kiểm tra đánh giá:
+ Tại sao trai ít di chuyển? Tự vệ bằng cách nào?
+ Lấy thức ăn ntn?
+ Cơ thể trai có đặc điểm gì?
5/ Dặn dò:
- Học bài, đọc em có biết, làm Bt 1, 2, 3 tr64 SGK. sưu tầm một số loài thân mềm.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 19.doc