Đề kiểm tra thường xuyên học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

Đề kiểm tra thường xuyên học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

Câu 1: Bài thơ “Cảnh khuya” viết theo thể thơ nào?

 A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B . Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

 C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: Đáp án nào dưới đây đúng với đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?

 A. Bốn câu, mỗi câu 5 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4

 B. Bốn câu, mỗi câu 8 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4

 C. Bốn câu, mỗi câu 6 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4

 D. Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4

 

docx 2 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thường xuyên học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:Nguyễn Phước Hoàng Ngân
Thứ ba, ngày 04 tháng 01 năm 2021
Lớp: 7/1Mã số:21..
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HỌC KÌ I
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Thời gian: phút..
 KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN - 7
TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau. Lưu ý mỗi câu có thể có nhiều lựa chọn đúng.
Câu 1: Bài thơ “Cảnh khuya” viết theo thể thơ nào?
 A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B . Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
 C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú Đường luật 
Câu 2: Đáp án nào dưới đây đúng với đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
 A. Bốn câu, mỗi câu 5 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4 
 B. Bốn câu, mỗi câu 8 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4
 C. Bốn câu, mỗi câu 6 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4 
 D. Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần cuối câu 1,2,4
Câu 3: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết theo bố cục nào?
 A. Hai phần: bốn khổ đầu và bốn khổ cuối. B. Bốn phần: mỗi phần 2 khổ
 C. Ba phần: một khổ đầu, sáu khổ giữa, một khổ cuối. D. Hai phần: hai khổ đầu và sáu khổ cuối. 
Câu 4: Tìm nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ cho dưới đây: 
“Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”
A. Điệp ngữ, so sánh B.Chơi chữ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
 Câu 5: Nội dung tư tưởng , tình cảm được thể hiện trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” là gì ?
 A. Thể hiện cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
 B. Thể hiện cảnh tượng Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
 C. Thể hiện những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
 D. Thể hiện một tình bạn chân thành, tri âm , tri kỉ.
 Câu 6: Từ “ vì” được lặp lại bốn lần trong khổ thơ cuối bài thơ ‘Tiếng gà trưa’ thuộc dạng điệp ngữ nào?
 Có tác dụng gì:
 A. Cách quãng – nhấn mạnh mục đích, lí do mà người cháu đi chiến đấu 
 B. Chuyển tiếp – nhấn mạnh mục đích, lí do mà người cháu đi chiến đấu . 
 C. Vòng – nhấn mạnh mục đích, lí do mà người cháu chiến đi đấu 
 D. Nối tiếp– nhấn mạnh mục đích, lí do mà người cháu đi chiến đấu 
 Câu 7: Khổ thơ cho dưới đây sử dụng dạng điệp ngữ gì?
 “ Cứ hàng năm hàng năm
 Khi gió mùa đông tới
 Bà lo đàn gà toi
 Mong trời đừng sương muối
 Để cuối năm bán gà
 Cháu được quần áo mới 
 A. Điệp ngữ cách quãng 
 B. Điệp ngữ vòng 
 C. Điệp ngữ nối tiếp 
 D. Điệp ngữ chuyển tiếp
Câu 8: Văn bản “Tiếng gà trưa” tác giả là ai?
 A. Xuân Quỳnh. 
 B. Nguyễn Khuyến
 C. Thạch Lam 
 D. Hồ Chí Minh. 
Tự luận (5đ)
 Viết đoạn văn ngắn ( 6- 8 câu ) biểu cảm về hình ảnh người bà của em.
Bài làm
Qua bài thơ Tiếng gà trưa, ta thấy được hình ảnh người bà vô cùng thiêng liêng và cao cả. Hình ảnh người bà tảo tần, chịu thương chịu khó, hi sinh tất cả cho đứa cháu bé bỏng của mình hằn sâu vào trong tâm trí người đọc. Sự khắc khổ của bà hiện rõ qua bóng lưng, vạt áo. Tuy vậy, bà vẫn chắt chiu từng chút, hằng mong lo cho cháu mình được đủ đầy. Chính bởi tình yêu thương ấy của bà, mà người cháu lớn lên với trái tim đầy tình yêu thương. Cậu yêu bà, yêu tổ quốc, yêu xóm làng và yêu cả ổ trứng hồng tuổi thơ. Tình cảm của bà dành cho cháu quý giá và bền chặt hơn tất cả mọi thứ, không thời gian và khoảng cách nào có thể xóa nhòa được.
Ghi chú: 
 HS làm ra giấy (không đánh máy) theo tổ - ghi rõ tên thành viên cho cô và nộp vào zalo của cô.
 Bài 10 điểm ( Hình thức trình bày 1đ ; Nội dung 9đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_thuong_xuyen_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc.docx