Đề tài Một số ý trao đổi về việc tổ chức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm

Đề tài Một số ý trao đổi về việc tổ chức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm

Như chúng ta đã biết công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành toàn diện trên cả 3 mặt : hệ thống giáo dục , Nội dung học và phương pháp giảng dạy.

 Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với những nội dung chương trình SGK và thực sự là một cuộc cách mạng trong nhận thức và thực tiễn sư phạm:

 - Dạy học theo phương pháp đổi mới đòi hỏi phải phát huy triệt để nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực , chủ động của HS trong khi học tập ở lớp, ở nhà Và khi giải bài tập , cần học tập các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học cụ thể theo từng bài dạy , mục dạy nhằm phát huy tính tích cực của HS mà nhiều quốc gia vận dụng có hiệu quả.

 Ví dụ : Như phương pháp giảng dạy thông qua các :”trò chơi ; tổ chức học tập và thảo luận theo nhóm .

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số ý trao đổi về việc tổ chức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ Ý TRAO ĐỔI VỀ VIỆC
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
	I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
	Như chúng ta đã biết công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành toàn diện trên cả 3 mặt : hệ thống giáo dục , Nội dung học và phương pháp giảng dạy.
	Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với những nội dung chương trình SGK và thực sự là một cuộc cách mạng trong nhận thức và thực tiễn sư phạm:
	- Dạy học theo phương pháp đổi mới đòi hỏi phải phát huy triệt để nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực , chủ động của HS trong khi học tập ở lớp, ở nhà Và khi giải bài tập , cần học tập các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học cụ thể theo từng bài dạy , mục dạy nhằm phát huy tính tích cực của HS mà nhiều quốc gia vận dụng có hiệu quả.
	Ví dụ : Như phương pháp giảng dạy thông qua các :”trò chơi ; tổ chức học tập và thảo luận theo nhóm.
Hình thức tổ chức thảo luận theo nhóm được xem là một phương pháp dạy học mới có rất nhiều ưu điểm . Xong kỹ năng thiết kế bài tập, câu hỏi thảo luận nhóm trên giáo án của GV còn có nhiều hạn chế ; giáo viên sẽ thật sự lúng túng chưa biết phải hình thành các bước ra sao và sẽ biểu hiện nó như thế nào trên trang giáo án . Trong chuyên đề này , tôi xin góp chút ít ý kiến của mình đến quý đồng nghiệp trong ngành về vấn đề : “Tổ chức giảng dạy môn Ngữ văn theo phương thức hoạt động nhóm .”
II- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
Thực trạng giảng dạy và thảo luận nhóm :
Đây là phương thức mới và rất tiến bộ , nó góp phần đẩy mạnh việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm.
Đội ngũ thầy cô giáo , nếu nắm bắt được đúng phương pháp này thì giờ học không những mang lại hiệu quả cao mà còn gây sự hứng thú học tập cho học sinh , giảm được công sức của người GV ( thuyết trình ) .
Đa số học sinh có ý thức cao trong việc học theo phương thức này nhất là các em có lực học khá- giỏi , từ đó sẽ giúp được cho các em học sinh có năng lực yếu hơn nắm bắt được vấn đề dễ dàng hơn . Học sinh có khả năng tìm tòi nắm bắt thông tin vận dụng vào giờ học trình bày ý kiến trước lớp , trước tập thể về các kiến thức của mình tìm hiểu . Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức học , không chuẩn bị bài trước ở nhà , không quan tâm đến việc học , việc nắm bắt kiến thức dù cho đó là giờ học bất kỳ nào , nội dung ra sao và cũng chẳng muốn trình bày ý kiến gì của mình . Tóm lại các em còn có thói quen thụ động.
Việc áp dụng dạy học theo phương pháp đổi mới đã diễn ra trong một thời gian khá dài như theo tôi nhìn nhận thì kết quả chưa đạt đúng theo mục tiêu của bài dạy . Đặc biệt là phương pháp dạy học tổ chức thảo luận theo nhóm của GV , học sinh còn nhiều lúng túng , khó khăn trong việc tổ chức thảo luận , nếu có thảo luận đi chăng nữa thì hiệu quả lại không cao ; một số em làm việc theo thời cơ đợi đáp án của bạn , đôi lúc có thể trở nên máy móc kệch cỡm không phát huy được tính tích cực của học sinh . Trong khi đó còn có một số giáo viên cho rằng trong tiết họct buộc phải có thảo luận nhóm thì mới gọi là dạy học theo phương pháp mới còn nếu không có thảo luận nhóm thì không gọi là dạy học theo phương pháp mới. Cũng có một số giáo viên trong giờ dạy bất cứ vấn đề gì cũng thảo luận, họ cho rằng phương pháp thảo luận là độc tôn, là tối ưu trong việc giảng dạy theo phương pháp mới không kể vấn đề đó có cần thiết bắt buộc phải thảo luận nhóm hay không? Hoặc có một số ý kiến cho rằng khi thảo luận thì cả lớp chia làm nhiều nhóm nhưng chỉ thảo luận chung một vấn đề duy nhất thôi. Cũng có giáo viên lại chia cho mỗi một nhóm tronbg lớp mỗi nhóm một vấn đề sau đó trình bày và giáo viên tổng hợp để học sinh nắm. Vậy ta có thể a`1p dụng việc giảng dạy phương pháp thảo luận nhóm ra sao? Cách nào đúng? Nguyên nhân nào dẫn đến những suy nghĩ chưa được đúng đắn về phương pháp này
 - Theo tôi thì có một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
Trình đô một số giáo viên có hạn chế 
Bản thân chưa nhận thức đúng đắn về việc dạy học theo nhóm
Giáo viên phải vận dụng, đầu tư nhiều thời gian, công sức
	Khi vận dụng thì lại vận dụng rất lập khuôn máy móc, chưa phù hợp
2. Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu
Học sinh chưa quan tâm học theo hình thức thảo luận
Chưa có sự hướng dẫn cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện
Giáo viên chưa thực sự tạo mọi không khí nhẹ nhàng hấp dẫn để học sinh thể hiện mình
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ:
	Chúng ta cần nắm được bản chất, hình thức, cách thức thảo luận nhóm và giáo viên cũng phải tự tìm tòi để cho phương pháp thảo luận ngày một mới, gây hấp dẫn
1. Vậy thế nào là phương pháp thảo luận nhóm?
	Đây là một hình thức đặt học sinh vào một môi trường học tập tích cực: Học sinh được bàn bạc hợp tác làm việc với nhau, học sinh học tập thông qua giao tiếp trao đổi tranh luận với nhau, chia sẽ và có cơ hội được diễn đạt theo cách nghĩ của mình, tìm tòi mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động gợi mở hướng dẫn kích thích và hỗ trợ các em bằng kinh nghiệm giáo dục của mình . thông qua hoạt động thảo luận nhóm, học sinh nắm vững, nhớ sâu kiến thức của bài học, tạo thói quen học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm tính cách trên cơ sở hợp tác hay nói cách khác: Phương pháp thảo luận nhóm là cách thức chia học trong lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm cũng chia sẻ, suy nghĩ, kinh nghiệm , hiểu biết về bản thân về bài học qua trao đổi, thảo luận. Với phương pháp này học sinh có thể tự tin hơn khi phát bie63uy hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bày : “Trong lòng mẹ” ở chương trình lớp 8, giáo viên có thể nêu vấn đề thảo luận như sau:
	Giáo viên dẫn dắt và hỏi: Tiếng gọi thoảng thốt, bối rối: Mẹ ơi!; của bé Hồng và cái giả thiết mà tác giả đặt ra. Nếu người quay mặt lại ấy là ngưới khác chứ không phải mẹ mình thì cảm giác tủi thẹn của bé Hồng đã làm rõ bằng một cách so sánh kỳ lạ và đầy sức thuyết phục khác gì cái ảo ảnh của một vùng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Yù kiến của em về tâm trạng của bé Hồng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh ấy? Vậy khi thiết kế bài tập thảo luận nhóm nói là nó không khó nhưng cũng không dễ. Bởi lẽ nếu chúng ta không am hiểu về nó một cách minh bạch, tường tận thì việc thực hiện rất khó khăn cho nên chúng ta phải nắm được thế nào là thảo luận nhóm, cách thức của thảo luận nhóm như thế nào? Gồm những bước nào?...... Muốn tiến hành được tốt hơn trước tiên ta phải tiến hành lập kế hoạch.
2. Lập kế hoạch:
 Dự kiến:
Cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm, số lượng nhóm
Nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động
Thời gian cho các nhóm trình bày
Các tình huống có thể xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảo luận
Chuẩn bị câu hỏi:
Đối với hình thức thảo luận nhóm, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị trước. Tức là giáo viên phải thiết kế các câu hỏi, bài tập, các vấn đề, các câu hỏi, bài tập cho nhóm thảo luận, phải là những thử thách đối với học sinh, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ tìm tòi cách giải quyết. Nếu giáo viên các bài tập, vấn đề cần có trả lời câu hỏi, trả lời trong sách giáo khoa, thì việc tổ chức thảo luận cho học sinh bị thất bại. Vậy giáo viên cần lưu ý các câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn, sâu hơn
3. Thực hiện kế hoạch:
a. Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp dạy học tích cực: Trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích và việc hỗ trợ việc thảo luận để học sinh phát triển kĩ năng phản ánh trình bày các quan điểm, hiểu biết của mình
Giáo viên chia nhóm, hình thành tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận
Ví dụ: Dạy bài 7: Sư chuyển động của Trái đất quanh trục và các hệ quả
(địa lý lớp 6) khi khai thác đến phần hiện tượng ngày đêm để học sinh tự nhận ra qua thực hành. Ta sẽ đặt học sinh vào tình huống có vấn đề như sau: Trước hết ta cho học sinh mượn mỗi nhóm một quả Địa cầu cho nó tự chuyển động quanh trục. Giáo viên nêu câu hỏi: Khi Trái đất chuyển động quanh trục thì ánh sáng có chiếu được hết mọi nơi trên bề mặt quả Địa cầu không? Học sinh sẽ trả lời không. Giáo viên tiếp tục, vậy khi tự chuyển động quanh trục thì sẽ sihn ra hiện tượng gì trên bề mặt Trái đất, nửa được chiếu sáng tương ứng với hiện tượng gì trong thực tế, nửa được chiếu sáng sẽ là hiện tượng gì trong thực tế?
Học sinh: Dựa vào kết quả mình vừa thực hành suy luận và trình bày kết
quả. Khi chuyển quanh trục sẽ sinh ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên bề mặt Trái đất. Nửa được mặt trời chiếu sáng là ngày, nửa bị mặt trời che khuất là đêm (tương ứng ngày và đêm trên thực tế)
b. Quản lý giám sát và giúp đỡ hoạt động nhóm:
Khi thảo luận, giáo viên quan sát theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm
giải quyết vấn đề trực tiếp, giải quyết khi có ý kiến thắc mắc của nhóm phát hiện các hoạt động chưa có hiệu quả để kịp thời giúp đỡ uốn nắn và điều chỉnh.
Động viên khuyến khích và kịp thời khen ngợi nhằm tạo không khí phấn 
khởi, giúp học sinh vui vẻ trong thảo luận xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò
c. Tiếp nhận thông tin phản hồi: 
Trự tiếp đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, thảo luận bằng cách dán các 
miếng ghép, bảng phụ, trình bày miệng trước lớp,trình bày ra phiếu học tập
Cho các nhóm khác góp ý, nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét tổng hợp bổ sung hoàn chỉnh ý
d. Tổng kết rút kinh nghiệm:
	Giáo viên nhận xét đánh giá về kĩ năng thái độ làm việc, kết quả làm việc của các nhóm, biểu dương các nhóm làm việc tích cực, góp ý các nhóm làm việc chưa tích cực
4. Một số điều cần lưu ý:
a. Nhóm từ 2 đến 10 em:
Nhóm nhỏ từ 2 đến 4 em : điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp, vấn đề nhỏ 
tương đối dễ”
Nhóm lớn từ 6 đến 10 em”điều kiện cơ sở vật chất rộng rãi, đầy đủ, vấn đề khó, phức tạp cần tranh luận nhiều”
b. Cách chia nhóm:
Gọi số ngẫu nhiên
Chỉ định
c. Các kiểu nhóm:
Nhóm nhiều trình độ (Giỏi, khá, trung bình, yếu kém)
Nhóm nhiều trình độ
Nhóm tình bạn (không lệ thio65c trình độ)
d. Cơ cấu nhóm:
Trưởng nhóm: điểu khiển
Thư ký: ghi kết quả sau khi đã thống nhất
Báo cáo viên: báo cáo kết quả của nhóm
Thành viên khác: tham gia các hoạt động nhóm
Trong nhóm học sinh lần lượt thay nhóm các vai trò
Khi hoạt động nhóm các thành viên cần: các thành viên hướng vào nhau vòng tròn xung quanh lắng nghe người khác phát biểu, các thành viên đóng góp ý kiến của mình trao đổi thảo luận để có ý kiến thống nhất tuân theo sự điều kjhie63n của trưởng nhóm đảjm bảo thời gian quy định, bên cạnh những điều trên ta cần lưu ý thêm là việc phân nhóm phải tùy thuộc vào nội dung bài học, thời lượng của tiết học, không nên lạm dụng việc thảo luận mà chỉ nên cho học sinh thảo luận những vấn đề phức tạp và phải lựa chọn các hình thức tổ chức nhóm cho phù hợp.
Ví dụ: Ở các trường ở nông thôn, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, bàn ghế không đúng quy cách,lớp học quá đông học sinh vì vậy giáo viên có thể lựa chọn hình thức thảo luận nhóm: Nhóm 4 đến 6 học sinh là phù hợp nhất, chẳng hạn như khi dạy: “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O – Henri (lớp 8) để khắc sâu về đặc điểm nghệ về quan điểm về nghệ thuật thì ta có thể đưa ra một câu hỏi để học sinh thảo luận:
Chiếc lá Cu Bơ – men vẽ đúng là một kiệt tác trước hết vì lá vẽ rất giống () khiến Giôn – xi tưởng đấy là chiếc lá thật đã đúng và đủ chưa hay còn lí do nào khác nữa? Qua đây ta thấy gì về quan điểm nghệ thuật đối với cuộc sống?
Đây là câu hỏi không phái khó cũng không phải dễ, nó đòi hỏi học sinh phải có tư duy nhanh nhẹn tinh ý. Giáo viên thực hiện từng bước
Bước 1: Chia nhóm nếu lớp có 32 em ngồi 3 dãy bàn ta sẽ chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 8 em (nhóm tình bạn)
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi: Học sinh thảo luận 3 phút. Để học sinh hoạt động đồng đều giáo viên giao ước với học sinh sẽ gọi bất cứ em nào trong nhóm trình bày kết quả
Học sinh có ý thức trách nhiệm, khi tham gia học sinh tự phân công nhóm trưởng, thư ký, các thành viên
Giáo viên quản lý giám sát giúp đỡ kịp thời hoạt động của các nhóm
Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi có thể đúng hoặc có thể sai
Nhưng nếu đúng thì cần đảm bảo các ý
	Chiếc lá cụ vẽ đúng là một kiệt tác nhưng không phải vì vẽ rất giống mà nó chỉ là một phần thôi mà còn một lí do
	Lí do khác nữa đó là nói đem lại sự sống cho Giôn – xi đó là chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà nó bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ – men. Qua đây ta thấy quan niệm về nghệ thuật của tác giả đó là “Nghệ thuật vị nhân sinh”
Học sinh: báo cáo kết quả
Học sinh: nhận xét kết quả
Bước 4: Tổng kết rút kinh nghiệm
	Sau khi cho học sinh trình bày kết quả và nhận xét thì giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm và chấm điểm cho các nhóm, khuyến khích các nhóm đạt kết quả cao
Qua câu hỏi trên ta thấy được 2 ý cần nổi bật đó là: 
Nghệ thuật và tác dụng của nghệ thuật trong cuộc sống
Quan niệm của tác giả về nghệ thuật
Nhưng giữa hoạt động thực tiễn và lý thuyết có những điểm khác nhau mà ta cần chú ý 
Ơû hình thức tổ chức này giáo viên chỉ giữ vai trò tổ chức định hướng, hướng hoạt động cho học sinh nhưng không làm thay cho học sinh, giáo viên phải tạo không khí cởi mở, thoải mái trong tiến trình thảo luận tạo cho học sinh những điều kiện thuận lợi nhất để học tập trong nhóm, để học sinh thấy được năng lực trí tuệ của mình mà cảm thấy tự tin
Để khuyến khích tất cả học sinh tham gia thực sự vào quá trình thảo luận 
thì giáo viên nhêu rõ các tiêu chuẩn cần đạt cho các nhóm. Nếu mỗi thành viên trong nhóm đạt được tiêu chuẩn đã nêu thì bản thân học sinh đó và cả nhóm được điểm tốt. Điều này có nghĩa là sự thành công của cả nhóm phụ thuộc vào thành viên
Phải có sự phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Chẳng 
hạn như học sinh A làm nhiệm vụ thư ký. Học sinh B có nhiệm vụ thu thập tài liệu. Học sinh C đóng vai trò làm nhiệm vụ thuyết trình. Học sinh D nhắc nhở các bạn phân bố thời gian cho từng bài tập đúng thời hạn. Vai trò của các thành viên phải được chuyển đổi mỗi lần thảo luận.
Để hạn chế tình trạng chỉ có một hoặc hai thành viên trong nhóm hoạt 
động. Giáo viên phải phân công một học sinh làm trưởng nhóm, đóng vai trò xúc tác, kích thích các thành viên khác phát biểu, tránh tình trạng 1,2 người độc chiếm diễn đàn
Để đảm bảo thời gian của tiết học, giáo viên phải xác định rõ lượng thời 
gian cho mỗi lần thảo luận. Thời lượng càng ngắn thì lượng học sinh trong nhóm càng nên ít. Các thành viên trong mỗi nhóm phải có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, có học sinh nam, nữ. Các nhóm không cố định mà cần phải thường xuyên luân chuyển, điều này cần tạo cho học sinh có cơ hội tiếp xúc học hỏi và tiếp khám phá ý kiến tát cả học sinh trong lớp.
Tóm lại
Để thực hiện thảo luận nhóm được tốt ta cần lưu ý
Đối với những loại kiến thức đòi hỏi tư duy cao, sâu để khắc sâu kiến thức trong tâm thì ta hãy cho học sinh thực hiện thảo luận
Đối với việc chia nhóm ta cũng cần biết khi nào là thảo luận nhóm nhỏ khi nào là thảo luận nhóm lớn
Theo tôi những loại kiến thức tương đối đơn giản thì ta chỉ cần cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (2 đến 4 học sinh quay mặt vào nhau để thảo luận)
Còn nhóm lớn 4 đến 6 em thì cho thảo luận các vấn đề khó ở mức độ cao, cần tranh luận nhiều để làm nổi bật vấn đề
Về cơ sở vật chất cần đảm bảo những yêu cầu sau: bàn ghế cần để rộng học sinh dễ xoay vào nhau được hoặc tụ tập một cách nhanh chóng nếu là các bàn học sinh có thể kê xoay tròn là tốt nhất. Nhưng có lẽ ở vùng nông thôn chúng ta do điều kiện CSVC không hiện đại như Thành phố chỉ nên chia nhóm 4 em
Bảng cần rộng, các thiết bị trực quan cần đầy đủ nếu có các loại băng hình càng tốt
Về việc cho điểm: Nếu các thành viên trong nhóm tham gia nhiệt tình thì cho điểm đồng đều để khuyến khích. Còn trên thực tế thì cũng có một số học sinh chưa thực sự hợp tác thì giáo viên cần khuyến khích những em nhiệt tình báo cáo được cộng thêm điểm
IV KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Về đặc điểm: Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp nhỏ trong
việc áp dụng dạy và học tích cực ở nhà trường nó có ưu điểm là tập hợp được nhiều học sinh trong một nhóm để cùng giải quyết một tình huống có vấn đề, mà ở đây tất cả các thành viên đều phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Về tác dụng: khi học sinh tham gia tích cực vào phương pháp này sẽ giúp 
các em trong nhóm rèn luyện và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo rèn luyện tác phong, tư cách nghệ thuật nói chuyện trước đông người
2. Kiến nghị nhỏ:
Việc thảo luận cần áp dụng một cách linh hoạt cho những vấn đề phù hợp 
với từng bài, từng tiết cụ thể. Đề nghị đồng nghiệp khi đi thanh tra hoặc dự giờ không nên áp đặt là phải có thảo luận nhóm thì mới là dạy theo phương pháp mới
Về cơ sở vật chất: ngành cần đầu tư cho các trường lớp cần có ti vi, đầu 
máy và các loại băng đĩa, băng hình, phục vụ cho các vấn đề có liên quan đến bài học để bài học sinh động, học sinh dễ tư duy, hứng thú với môn học
	Xin chân thành cảm ơn !
	 Người thực hiện
	Le van danh

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de(2).doc