Đề tài Một vài kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 6 THCS

Đề tài Một vài kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 6 THCS

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài:

* Tầm quan trọng của CNTT:

Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2008 – 2009 này, năm học của ứng dụng CNTT.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 6 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
* Tầm quan trọng của CNTT:
Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng – thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nhất là trong năm học 2008 – 2009 này, năm học của ứng dụng CNTT. 
* Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc THCS:
Môn Tin học ở bậc THCS bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, 
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
- Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
- Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
- Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
- Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm Tin học.
- Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các họat động xã hội.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
- Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ môn học Tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán, bài văn  đã học ở các môn học khác.
- Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mĩ thuật, học được từ môn Mĩ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
- Phần mềm tập gõ bàn phím bằng mười ngón tay Mario: Giúp học sinh luyện tập cách làm việc với bàn phím một cách chuẩn xác nhanh chóng và hiệu quả cao.
- Trong chương trình Tin học THCS thì một số bài học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giản sau những giờ học căng thẳng ở lớp 
II/ Mục đích nghiên cứu: 
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển của đề tài.
- Tìm ra một số biện pháp và việc dạy Tin học trong bậc THCS.
III/ Đối tương nghiên cứu:
- Môn Tin học lớp 6.
- Học sinh khối lớp 6 trường THCS Tân Tiến.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).
- Thăm lớp, dự giờ.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để cho các em được làm quen và luyện tập thật tốt các bài học lý thuyết.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I/ Cơ sở lý luận:
- Nghị quyết 40/200/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
- Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
- Trong nhiệm vụ năm học 2005 – 2006, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năn 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2005 – 2010 của ngành.
II. Cơ sở thực tiễn:
1/ Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Tuy môn Tin học chỉ mới là môn là môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể tự học từ khối 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Được sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng – UBND – các ban ngành, phụ huynh toàn trường hổ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường.
* Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo hệ chính quy (12+3) ngành Toán – Tin nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học môn Tin học trong bậc THCS.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
2/ Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng (08 máy) cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 3 – 4 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy có cấu hình đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng đến rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
* Giáo viên:
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên chương trình và phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi thực hành, các máy cũ thường bị sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh bị thiếu máy, không thực hành được.
* Học sinh:
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình của một số học sinh còn khó khăn chưa đủ điều kiện mua máy nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc học môn Tin học.
III/ Thực trạng:
Trước khi thực hiện đề tài, tôi khảo sát khối lớp 6 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp, kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số HS
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
20/175
11,4%
Thao tác đúng
35/175
20%
Thao tác chậm
73/175
41,7%
Chưa biết thao tác 
47/175
26,9%
IV/ Một số biện pháp để dạy môn Tin học có hiệu quả hơn trong bậc THCS.
1/ Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột và bàn phím. Trên bàn phím có những phím nào, chức năng của từng phím 
Học sinh quan sát con chuột, quan sát các thao tác của thầy giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.
Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ học lý thuyết mà coi trọng giờ học thực hành và ngược lại  Lý thuyết phải đi đôi với thực hành.
Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản và mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu thao tác lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó thì văn bản luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem, chỉnh sửa 
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẳn có của môn Tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho giờ học thực hành có hiệu quả hơn.
Qua đợt khảo sát đầu năm học với học sinh khối 6 (lớp 6A và lớp 6B) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 6A dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy vi tính, còn lớp 6B dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính. Khi tổng hợp, kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Lớp 6A
Lớp 6B
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Thao tác nhanh
15/37
40,5%
9/36
25%
Thao tác chậm
12/37
32,4%
16/36
44,4%
Chưa biết thao tác
10/37
27,1%
11/36
30,6%
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
Ví dụ: Dạy bài vẽ bảng biểu, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác và lời nói của giáo viên.
Trong khi thực hành, nếu học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc gọi em đó vào máy hướng dẫn các thao tác.
2/ Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách có hệ thống.
3/ Trong giờ thực hành, giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét với nhau, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng trong học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4/ Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên internet phụ vụ cho quá trình dạy và học. 
5/ Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ Caro), luyện rõ phím bằng mười ngón tay khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, giải trí (Solitare, minesweeper).
6/ Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân nhằm đáp ứng được những yêu cầu mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. 
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi các đồng nghiệp của trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
C. KẾT LUẬN:
I/ Kết quả:
Quá trình áp dụng vào giảng dạy Tin học khối 6, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỉ lệ tăng, giảm
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Thao tác nhanh, đúng
20/175
11,4%
52/175
29,7%
Tăng: 18,3%
Thao tác đúng
42/175
24%
80/175
45,7%
Tăng: 21,7%
Thao tác chậm
83/175
47,4%
38/175
21,7%
Giảm: 25,7%
Chưa biết thao tác 
30/175
17,2%
5/175
2,9%
Giảm: 14,3%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thật sự.
II/ Bài học kinh nghiệm:
- Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài.
- Yêu nghề mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ 
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học.
- Thực hiện tốt các qui định của ngành đề ra.
Trên đây là một số biện pháp mả tôi đã áp dụng vào dạy Tin học khối 6. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài của tôi được hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn! 
	 Tân Tiến, ngày 20 tháng 3 năm 2009
	 Người thực hiện
 Trương Minh Hoàng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem tin 6 moi thay co tham khao.doc