Đề tài Quản lý - Giáo dục học sinh khuyết tật trong nhà trường

Đề tài Quản lý - Giáo dục học sinh khuyết tật trong nhà trường

 ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tập lên những bậc học tiếp theo.

Thế nhưng trong cộng đồng của xã hội có một bộ phận trẻ em bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập lao động. gọi chung là trẻ khuyết tật. Sự tồn tại của trẻ khuyết tật trong cộng đồng là một thực tế khách quan do nhiều nguyên nhân gây nên: do môi trường sống, do bẩm sinh, do xã hội. trẻ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi so với những trẻ em bình thường khác.

Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập trong nhà trường tiểu học là một xu thế, là một sự tất yếu của thời đại.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quản lý - Giáo dục học sinh khuyết tật trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI:
Quaûn LYÙ - giaùo duïc hoïc sinh khuyeát taät trong nhaø tröôøng
 	ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tập lên những bậc học tiếp theo.
Thế nhưng trong cộng đồng của xã hội có một bộ phận trẻ em bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập lao động... gọi chung là trẻ khuyết tật. Sự tồn tại của trẻ khuyết tật trong cộng đồng là một thực tế khách quan do nhiều nguyên nhân gây nên: do môi trường sống, do bẩm sinh, do xã hội... trẻ khuyết tật còn chịu nhiều thiệt thòi so với những trẻ em bình thường khác.
Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập trong nhà trường tiểu học là một xu thế, là một sự tất yếu của thời đại.
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em ( điều 18, 23 ) bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi trẻ em.
- Tuyên bố Salamanca ( 1994 ) “ Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được học trong các trường phổ thông và các trường phải dược thay đổi để tất cả trẻ em đều được học ” .
Đảng, Nhà nước ta đã cụ thể hóa công tác giáo dục cho trẻ em khuyết tật được thể hiện trong điều 59 của Hiến pháp năm 1992; điều 11 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ngày 16/6/1991; điều 6 Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em 16/81991; Pháp lệnh về người khuyết tật 30/7/1998...
Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay, đang được triển khai và thực hiện trong tất cả các nhà trường.
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục học hòa nhập là một xu thế, là một sự tất yếu của thời đại. Giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất.
	- Trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà, được học chung với các bạn bình thường, cùng một chương trình.
	- Chương trình và phương pháp dạy học được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em.
	- Tạo ra cơ hội và môi trường bình đẳng cho mọi trẻ em.
	- Đỡ tốn kém và huy động được nhiều trẻ em đi học.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Nhà trường và địa phương nơi đang công tác có số lượng học sinh khuyết tật tương đối cao. Năm học 2005 - 2006 có 9 em, năm học 2006 - 2007 có 7 em năm học 2007-2008 có 5 em, năm học 2008-2009 có 7 em và năm học 2009-2010 có 4 em đang học hòa nhập cụ thể như sau:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Học lớp
Chỗ ở
Loại 
khuyết tật
1
Bùi Ngọc Tiến
1998
3/2
Thôn 2
Trí tuệ.
2
Lê Thị Lựu
2000
4/4
Thôn 1
Nhìn
3
Dương Ngọc Linh
2001
3/1
Thôn 2
Nhìn.
4
Nguyễn Thế Thái
2001
2/4
Thôn 2
Trí tuệ
	Từ thực tế và số liệu đã nêu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng cho học sinh khuyết tật học hòa nhập, tạo cơ hội để các em được phát triển và hội nhập với cộng đồng, đây cũng là mục tiêu chung của ngành giáo dục, cũng là xu thế của thời đại vì vậy tôi chọn đề tài: “ Quản lý học sinh khuyết tật học hòa nhập ” để tăng cường hơn nữa công tác quản lý giáo dục đối tượng trẻ khuyết tật trong nhà trường để có kết quả ngày một tốt hơn. Mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp !
NỘI DUNG NGHIÊN CƯU
I. QUẢN LÝ HỌC SINH KT HỌC HOÀ NHẬP
	1. Điều tra, thống kê, lập hồ sơ.
	- Hằng năm phải thực hiện công tác điều tra phổ cập, điều tra bổ sung nắm chắc số lượng học sinh từ 0 - 14 tuổi trên địa bàn quản lý.
	- Qua điều tra làm hồ sơ phổ cập, lập các biểu mẫu thống kê, làm đầy đủ các loại hồ sơ theo qui định.
	- Nắm chắc số lượng trẻ khuyết tật.
	- Phân loại trẻ khuyết tật nặng không đến lớp, trẻ khuyết tật có khả năng học tập.
	2. Lập hồ sơ trẻ khuyết tật.
	- Nhà trường phối hợp với gia đình và cơ quan y tế và các cấp để xác nhận trẻ khuyết tật , phân loại khuyết tật cho trẻ.
	Nhà trường lập hồ sơ trẻ em khuyết tật: hồ sơ trẻ em khuyết tật nặng và hồ sơ trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
	3. Huy động trẻ khuyết tật ra lớp.
	Trên cơ sở nắm chắc đối tượng học sinh cũ của trường và trẻ khuyết tật phải tuyển mới phân công cán bộ giáo viên đến gia đình vận động các em ra lớp, trước ngày khai giảng năm học.
	4. Nhà trường lập hồ sơ quản lý học sinh theo qui định.
 5. Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập làm hồ sơ chủ nhiệm, làm kế hoạch cá nhân cho học sinh khuyết tật trong sổ chủ nhiệm.
	6. Thường xuyên giữ mối thông tin liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban giám hiệu trường và gia đình học sinh để thực hiện công tác phối hợp học sinh khuyết tật.
	7. Động viên khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân các em hội nhập theo các mức độ như sau:
	- Hội nhập về thể chất
	- Hội nhập về chức năng
	- Hội nhập xã hội
	- Hội nhập hoàn toàn
	8. Nhà trường, gia đình và xã hội phải thừa nhận trẻ khuyết tật là trẻ em như mọi trẻ em khác.
	II. GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT.
1/ Sắp xếp trẻ khuyết tật vào lớp học: Không quá 2 em khuyết tật vào một lớp ( thực tế mỗi lớp chỉ có một em )
	- Lớp học có trẻ khuyết tật dưới 30 học sinh .
	- Chọn các đồng chí giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm dạy các lớp có trẻ khuyết tật.
2/ Lập kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật.
	- Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp lập kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật trong sổ chủ nhiệm gồm 4 nội dung.
	+ Những thông tin chung
	+ Đặc điểm chính của học sinh khuyết tật
	+ Mục tiêu năm học
	+ Kế hoạch giáo dục từng tháng
	3/ Tổ chức học tập nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng “ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiếu học” của Bộ giáo dục – đào tạo năm 2005 trong hội đồng sư phạm
4/ Tổ chức dạy học:
- Dạy cho trẻ khuyết tật theo nguyên tắc bình đẳng như mọi trẻ em khác, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được học tập theo hình thức giáo dục hòa nhập là chủ yếu.
- Xem xét cho trẻ được giảm hoặc miễn một số nội dung học tập theo khả năng và đặc điểm của từng trẻ.
5/ Đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật:
- Trên cơ sở nhình nhận của các em
-Coi trọng việc động viên khuyến khích
- Xếp loại học sinh khuyết tật không tính vào kết quả chung của lớp
- Khi trẻ hội nhập hoàn toàn được kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hơn.
6/ Ban giám hiệu lên kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy học và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật của giáo viên.
7/ Thường xuyên phối hợp với gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
8/ Phối hợp với Ban dân số - gia đình - trẻ em, xã hội khuyến học, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường giúp đỡ về vật chất và khuyến khích động viên tinh thần cho các em.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua trường tôi đã điều tra và huy động được hầu hết số trẻ khuyết tật trên địa bàn quản lý ra lớp, các em được học tập và rèn luyện trong môi trường lành mạnh và bình đẳng. nhiều em đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học và tiếp tục học lên các cấp học sau, nhiều em đã hội nhập với cộng đồng.
	Thống kê số liệu gần nhất:
	- Cuối năm học 2005 - 2006 có 2 em hoàn thành chương trình tiểu học
	- Cuối năm học 2006 - 2007 có 2 em hoàn thành chương trình tiểu học
	- Cuối năm học 2007 - 2008 có 1 em hoàn thành chương trình tiểu học
	- Cuối năm học 2008 - 2009 có 2 em hoàn thành chương trình tiểu học
	- Năm học này đánh giá kết quả cuối kì I các em đã đạt yêu cầu so với hồ sơ trong kế hoạch cá nhân giáo viên chủ nhiệm đề ra.
 KẾT LUẬN
Để quản lý và giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong trường tiểu học tôi đã đúc kết những kinh nghiệm như sau :
- Phải tạo ra sự đồng thuận và thống nhất cao trong nhà trường, cần phải nâng cao vai trò nhận thức đề cao vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đối với việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, coi đây là lương tâm và trách nhiệm của người giáo viên.
	- Phải thực hiện tốt công tác phối hợp vận động trẻ ra lớp.
- Phải thực hiện tốt công tác điều tra phổ cập, nắm chắc số liệu trẻ khuyết tật trên địa bàn quản lý.
- Nhà trường phải tạo môi trường giáo dục thật tốt và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em được học tập, rèn luyện bình đẳng như mọi trẻ em khác.
- Phải coi trọng việc động viên, khuyến khích hỗ trợ vật chất và giúp đỡ về tinh thần cho trẻ em khuyết tật.
- Phải thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật.
ĐỀ NGHỊ
Nhà nước, ngành giáo dục cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật, giáo viên dạy các lớp có trẻ học hoà nhập.
PHỤ LỤC
Kèm theo danh sách học sinh khuyết tật các năm học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em
Pháp lệnh về người khuyết tật
Kế hoạch cá nhân giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập
Quyết đính Số 23/2006/QĐ-BGĐT
 PHỤ LỤC
 DANH SÁCH HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HOÀ NHẬP
NĂM HỌC: 2007 – 2008
TT
Họ và tên
Năm sinh
Học lớp
Chỗ ở
Loại 
khuyết tật
1
Bùi Ngọc Tiến
1998
2/2
Thôn 2
Trí tuệ.
2
Phan Bá Thảo
1997
4/1
Thôn 2
Trí tuệ
3
Đoàn Thị Mỹ Liên
1996
4/2
Thôn 4
Đa tật
4
Tạ Ngọc Tân
1997
5/1
Thôn 2
Đa tật
5
Trần Thị Ngọc Huyền
1997
5/2
Thôn 5
Trí tuệ
DANH SÁCH HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HOÀ NHẬP
NĂM HỌC: 2008 - 2009
TT
Họ và tên
Năm sinh
Học lớp
Chỗ ở
Loại 
khuyết tật
1
Bùi Ngọc Tiến
1998
3/1
Thôn 2
Trí tuệ.
2
Phan Bá Thảo
1997
5/3
Thôn 2
Trí tuệ
3
Đoàn Thị Mỹ Liên
1996
5/2
Thôn 4
Đa tật
4
Tạ Ngọc Tân
1997
5/1
Thôn 2
Đa tật
5
Lê Thị Lựu
2000
3/4
Thôn 1
Nhìn
6
Nguyễn Ngọc Linh
2001
2/1
Thôn 2
Nhìn
7
Nguyễn Thế Thái
2001
1/4
Thôn 3
Trí tuệ
DANH SÁCH HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC HOÀ NHẬP
NĂM HỌC: 2009 - 2010
TT
Họ và tên
Năm sinh
Học lớp
Chỗ ở
Loại 
khuyết tật
1
Bùi Ngọc Tiến
1998
3/2
Thôn 2
Trí tuệ.
2
Lê Thị Lựu
2000
4/4
Thôn 1
Nhìn
3
Dương Ngọc Linh
2001
3/1
Thôn 2
Nhìn.
4
Nguyễn Thế Thái
2001
2/4
Thôn 2
Trí tuệ
 MỤC LỤC
	1. Tên đề tài trang 01
	2.Đặt vấn đề trang 01
	3.Cơ sở lý luận trang 01
	4.Cơ sở thực tiển trang 01
	5. nội dung nghiên cứu trang 02
	6. Kết quả nghiên cứu trang 04
	7. Kết luậm trang 04
	8. Đề Nghị trang 04
	9. Phụ lục trang 04
 10.Tài liệu tham khảo trang 05
 12. Mục lục trang 07
 13. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN trang 08

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn tho.doc