Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc, nói, viết cho học sinh trong tiết học Ngữ văn

Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc, nói, viết cho học sinh trong tiết học Ngữ văn

 A. PHẦN MỞ ĐẦU :

 I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI :

 1 . CƠ SỞ LÍ LUẬN :

 Dạy ngữ văn là dạy đọc, nói và viết tiếng Việt. Vì thế, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn ngữ văn là làm sao cho các em học sinh đọc thạo, viết thông và nói năng suôn sẻ. Thế nhưng, người giáo viên dạy ngữ văn nói chung và người giáo viên dạy ngữ văn bậc THCS nói riêng, hiện nay đang đứng trước tình trạng học sinh không diễn đạt được hết những điều mà mình muốn thể hiện. Các em nói năng rất lúng túng khi phát biểu xây dựng bài học; còn trong các bài viết tập làm văn thì các em viết câu cú rất luộm thuộm, lan man, tối nghĩa. Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần phải chú ý rèn luyện tư duy và kỹ năng diễn đạt cho học sinh .

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc, nói, viết cho học sinh trong tiết học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU :
 I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI :
 1 . CƠ SỞ LÍ LUẬN :
 Dạy ngữ văn là dạy đọc, nói và viết tiếng Việt. Vì thế, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn ngữ văn là làm sao cho các em học sinh đọc thạo, viết thông và nói năng suôn sẻ. Thế nhưng, người giáo viên dạy ngữ văn nói chung và người giáo viên dạy ngữ văn bậc THCS nói riêng, hiện nay đang đứng trước tình trạng học sinh không diễn đạt được hết những điều mà mình muốn thể hiện. Các em nói năng rất lúng túng khi phát biểu xây dựng bài học; còn trong các bài viết tập làm văn thì các em viết câu cú rất luộm thuộm, lan man, tối nghĩa. Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần phải chú ý rèn luyện tư duy và kỹ năng diễn đạt cho học sinh .
 2 . CƠ SỞ THỰC TIỄN :
 Về vấn đề trên, trường THCS Xuân Hiệp của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Việc học sinh diễn ý yếu, diễn ý lúng túng trong bài viết và trong khi phát biểu xây dựng bài học là hiện tượng rất phổ biến trong các khối lớp từ 6 đến 9. Nguyên nhân là do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn. Hơn nữa với vốn từ ngữ có được rất ít ỏi đó, các em lại không hiểu chính xác về nghĩa của nó dẫn đến việc các em dùng từ sai, dùng từ không trong sáng. Thêm vào đó là câu cú các em nói ra, viết ra lại rất tối nghĩa, do không nắm vững các cấu trúc ngữ pháp .
 II . PHẠM VI ĐỀ TÀI : 
 Chính vì vậy, sau nhiều trăn trở, tôi quyết định đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để giúp các em nói năng suôn sẻ khi phát biểu xây dựng bài học và diễn ý trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc trong các tiết viết bài tập làm văn trên lớp , cũng như trong giao tiếp .
 B. PHẦN NỘI DUNG :
 I. TÌNH HÌNH CHUNG :
 1. Thuận lợi :
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy . 
 - Mọi thành viên trong tổ chuyên môn nhiệt tình, năng nổ tìm tòi phương pháp tối ưu để áp dụng giảng dạy đã tạo điều kiện cho bản thân tôi học tập rút kinh nghiệm trong giảng dạy .
 2. Khó khăn : 
 - Trình độ, năng lực của học sinh không đồng đều. Một số gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình .
 - Một số học sinh chưa thích học bộ môn văn, chưa có sự cố gắng vượt khó để khắc phục những yếu kém của bản thân trong học tập .
 - Các em chưa rèn được thói quen tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo ở thư viện của nhà trường .
 II . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :
 1 . Chuẩn bị :
 a. Giáo viên : 
 - Trong tiết dạy văn bản, giáo viên cần đọc trước văn bản, luyện đọc để phát âm chuẩn, để ý các từ ngữ mà học sinh có thể phát âm sai để chuẩn bị cách hướng dẫn, uốn nắn cho học sinh .
 - Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung bài học và hệ thống câu hỏi khai thác bài học trước khi đến lớp. Hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó để áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh, cần có những câu hỏi phụ gợi mở .
 - Hướng dẫn kỹ lưỡng chi tiết cho học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ở tiết dạy văn học thì khâu đọc cũng làmột trong các khâu quan trọng. Vì thế, giáo viên cần yêu cầu học sinh phải đọc ở nhà nhiều lần cho quen mặt chữ, đọc trôi chảy, đọc cho hiểu văn bản, đọc diễn cảm, khi đọc cần chú ý từ ngữ nào, câu nào . Về câu hỏi chuẩn bị bài thì cơ bản là dựa vào hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ở sách giáo khoa nhưng giáo viên phải chia nhỏ ý ra để hỏi nhằm giúp cho việc soạn bài của các em dễ dàng hơn. ( Tất cả đưa vào bảng phụ dặn dò )
 b. Học sinh :
 - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên .
 - Từ việc đọc văn bản đến việc chuẩn bị trả lời câu hỏi của giáo viên cần phải rõ ràng cụ thể và chi tiết, không nên có thái độ chuẩn bị bài theo kiểu đối phó và trả lời theo kiểu có, không hoặc sử dụng câu què, câu cụt, câu tối nghĩa khi phát biểu xây dựng bài học trên lớp .
 2. Thực hiện trên lớp : 
 Trên cơ sở chuẩn bị sẵn ở nhà của học sinh, giáo viên rèn luyện cho học sinh năng lực đọc, nói và viết .
 * Rèn kỹ năng đọc :
 Đọc diễn cảm vừa giúp cho học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm vừa làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản.Vì thế, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà, vào lớp sau khi làm công việc tìm hiểu chung về văn bản, giáo viên hướng dẫn cho các em cách đọc văn bản. Giáo viên đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi học sinh đọc, giáo viên theo dõi, uốn nắn từng chữ, từng câu và ngữ điệu để các em cảm nhận được nội dung văn bản . 
 * Rèn luyện tư duy cho học sinh nói : ( Phát biểu ý kiến xây dựng bài học) 
 - Trong một tiết dạy ngữ văn, giáo viên muốn biết học sinh có hiểu bài hay không thì chỉ cần thông qua cách phát biểu xây dựng bài học của các em là rõ. Cho nên để giúp học sinh phát biểu tốt thì giáo viên cần phải chú ý xây dựng một hệ thống câu hỏi thật hợp lí. Hệ thống câu hỏi đó cần phải có đầy đủ các kiểu câu hỏi như: Câu hỏi nêu vấn đề (dành cho học sinh khá , giỏi) ; câu hỏi phát hiện (dành cho học sinh trung bình ,yếu ); câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi gợi mở, câu hỏi suy luận, câu hỏi chọn lựa v.v. Hệ thống câu hỏi có thể đi từ khái quát đến cụ thể hay ngược lại. Phần trọng tâm bài học cần dùng câu hỏi nêu vấn đề để kích thích tư duy, phần cuối bài cần nêu câu hỏi tình huống suy luận để mở rộng tư duy cho học sinh nói .
 @.Ví dụ : + Khi dạy bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, có thể dùng :
 . Câu hỏi nêu vấn đề : “Có phải thật sự Nguyễn Khuyến không có gì để đãi bạn không ? “ Thông qua việc không có gì để đãi bạn Nguyễn Khuyến muốn nói lên điều gì về cuộc sống của mình và tình bạn ?” 
 . Câu hỏi mở rộng ở cuối bài :“ Thực tế cuộc sống của chúng ta có cần dùng cách nói như Nguyễn Khuyến để bộc lộ tình bạn không ?”
 + Hoặc dạy bài “ Bánh trôi nước ”, của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có thể dùng :
 . Câu hỏi nêu vấn đề : Thông qua hình tượng chiếc bánh trôi nước , Hồ Xuân Hương muốn đề cập vấn đề gì về người phụ nữ ? 
 . Câu hỏi suy luận mở rộng vấn đề : Nguyên nhân nào dẫn đến số phận đa truân, bạc mệnh của người phụ nữ ngày xưa ? 
 @ Lưu ý : Câu hỏi cần phải vừa sức với trình độ học sinh, phù hợp với nội dung bài học để học sinh dễ phát biểu .
 * Rèn kĩ năng diễn đạt bằng văn viết :
 Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng nói, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý (văn viết ) cho học sinh trong mỗi giờ học ngữ văn theo yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn các em muốn diễn đạt những điều mình suy nghĩ ra thành lời thì trước tiên cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng nghĩa của những từ ngữ mà mình chuẩn bị viết thông qua giáo viên hoặc tra từ điển, sau đó phải lựa chọn kiểu câu thích hợp phù hợp với mục đích nói , viết. Ý tưởng thì cần phải được bày tỏ một cách chân thành, bằng lời văn chính xác, trong sáng. Lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc làm nổi bật điều mình muốn trình bày.Lưu ý học sinh trong khi viết tránh sử dụng câu què, câu cụt, tránh viết những câu không rõ ràng, tối nghĩa .
 + Aùp dụng trong phần luyện tập cuối văn bản : Giáo viên cho các em viết đoạn văn theo yêu cầu của phần luyện tập rồi thu một vài bài nhận xét sửa chữa vào tiết học tự chọn hoặc nâng kém . Cũng có thể khi giáo viên gọi học sinh đem tập soạn lên kiểm tra xem các em có soạn bài không thì giáo viên tranh thủ sửa một vài đoạn các em đã viết ( Sửa chung cho cả lớp rút kinh nghiệm ).
 + Hoặc khi dạy tiết ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra Văn, giáo viên cho một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời vào vở soạn bài, giáo viên sửa chữa cho các em vào những tiết nâng kém hay tự chọn của lớp .
 C. NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN :
 - Giáo viên cần phải có sự kiên trì trong kiểm tra theo dõi, uốn nắn cho học sinh . Mỗi khi các em nói, viết câu suôn sẻ, gãy gọn dùng từ ngữ chính xác, câu đúng ngữ pháp thì giáo viên phải khen ngợi, khuyến khích động viên để các em phấn chấn trong việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu trước khi phát biểu xây dựng bài học hoặc trước khi viết .
 - Học sinh phải có sự cố gắng, nổ lực tự khắc phục yếu kém của bản thân .
 *KẾT QUẢ :
 Bản thân tôi tự áp dụng thực hiện trong các lớp của mình phụ trách kết quả học sinh có tiến bộ hơn trong những lời phát biểu ( diễn đạt bằng văn nói ).Trong các bài viết tại lớp, học sinh ít viết câu thiếu thành phần, câu sai ngữ pháp cũng hạn chế hơn. Đây là điều đáng mừng và cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự nổ lực, kiên trì, linh hoạt, sáng tạo đối với từng đối tượng học sinh .
 Cụ thể như hai năm học vừa qua, các lớp tôi phụ trách đạt kết quả như sau :
 Năm học
 Lớp 
 Sĩ số 
 Giỏi 
 Khá
Trung bình 
 Yếu 
Kém 
 2009 -2010 
7/2, 7/3,7/4
 93
 10
 10,8%
 38
40,9%
 43
 46,2%
 02
 2,1%
00
 2010 -2011
9/5,6/3
 56 
 12
21,4% 
 27
48,2% 
 16
 28,6% 
 01
 1,8 %
00
 D.KẾT LUẬN :
 Trên đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi nhằm giúp các em diễn đạt được những điều mà mình muốn nói, muốn viết trong giờ học ngữ văn. Trên cơ sở đó các em sẽ viết các bài tập làm văn trong sáng hơn, sinh động, gợi cảm hơn. Tôi rất mong các đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến để việc dạy và học ngữ văn của chúng ta ngày càng có hiệu quả hơn .
	 Xuân Hiệp , ngày . . tháng . . .năm 
 Người vi ết 
 Nguyễn Thanh Khiết 
	* Ý kiến của tổ chuyên môn :
	* Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn van.doc