SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo nghị quyết TW IV khoá VIII đã nêu ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Nghị quyết nhận định “Phương pháp GDĐT chậm được đổi mới, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.
Tuy rằng trong các trường học đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt, có nhiều GV dạy giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực tự lực chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng phổ biến đặc biệt là những trường ở vùng nông thôn, miền núi vẫn là thầy đọc trò chép, thậm chí thầy đọc, chép lên bảng, trò chép theo hoặc khá hơn là giảng xen kẽ với vấn đáp, giải thích minh hoạ bằng tranh.
Sở GD&ĐT Phú thọ Trung tâm KTTH _ Hướng nghiệp Thị xã phú thọ Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy học Nghề điện dân dụng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Tổ : chuyên môn. GV: Nguyễn Hùng Cường Dạy nghề : Điện dân dụng Năm học : 2009 -2010 Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy học Nghề điện dân dụng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đặt vấn đề. Theo nghị quyết TW IV khoá VIII đã nêu ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học’’. Nghị quyết nhận định “Phương pháp GDĐT chậm được đổi mới, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của người học’’. Tuy rằng trong các trường học đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt, có nhiều GV dạy giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực tự lực chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng phổ biến đặc biệt là những trường ở vùng nông thôn, miền núi vẫn là thầy đọc trò chép, thậm chí thầy đọc, chép lên bảng, trò chép theo hoặc khá hơn là giảng xen kẽ với vấn đáp, giải thích minh hoạ bằng tranh. Vì thế học sinh thụ động tiếp thu kiến thức máy móc, lý thuyết xuông, không vận dụng được và triệt tiêu tính sáng tạo của học sinh. Ví dụ 1: Khi học về đặc điểm của mạng điện sinh hoạt lớp 9 học sinh không phân biệt được đâu là mạch chính, đâu là mạch nhánh. Ví dụ 2: Khi học sinh học về động cơ không đồng bộ 1 pha học sinh không phân biệt được các bộ phận ngoài thực tế. Đặc biệt là việc học nghề nói chung, nghề điện dân dụng nói riêng việc trang bị cho học sinh tri thức là cần song việc học sinh biết gì và làm điều gì, làm như thế nào thì lại rất quan trọng, qua môn học, hình thành được kỹ năng và rèn luyện được kỹ xảo gắn với thực tiễn, thực hành. Vì vậy việc cải tiến, thay đổi phương pháp dạy học nói chung và đặc biệt là việc dạy nghề nói riêng hiện đang rất bức xúc. Vì vậy, không thể không đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của riêng mình. II . Giải quyết vấn đề Cơ sở : a.Cơ sở lý luận NQTW IV khoá VII dã xác định phải ‘Khuyến khích tự học’ phải ‘áp dụng những phương pháp GD hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề’. NQ TW II khoá VIII tiếp tục khẳng định ‘’Đổi mới phương pháp GD-ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học ’’ Trong luật GD Điều 24.2 “phương pháp GDPT, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với dặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. b. cơ sở thực tiễn. phần trên đã đề cập đến tính cấp thiết phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và thực tế hiện nay ở các trường THCS vẫn lối mòn đi theo phương pháp truyền thụ thụ động một chiều tại sao vậy?. Ta thấy các trường chậm đổi mới phương pháp dạy học do các nguyên nhân sau: + đời sống GV vẫn còn khó khăn, chưa thể tập trung thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. + Nhiều GV còn lúng túng vì thiếu những mẫu cụ thể về phương pháp dạy học mớ.i + Việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn theo lối cũ chưa khuyến khích học sinh theo cách học thông minh. + Điều kiện CSVC trường lớp – phương tiện dạy học còn thiếu thực ra lớn nhất là nguyên nhân GV thực sự có một số GV lạc hậu, tuổi cao hệ đào tạo chắp nối năng lực về trí thức thiếu – phương pháp lạc hậu – thêm vào đó tuổi cao bảo thủ không cải tiến + về học sinh: Chất lượng học sinh đại trà thấp, vẫn chỉ tiêu kế hoạch hóa chất lượng thực và chất lượng đánh giá còn chênh lệch từ đó động cơ học sinh chưa đúng, chưa lao vào học và tiến tới sáng tạo. Lười nghĩ không động não tự mình thủ tiêu sáng tạo. với những cơ sở trên việc cải tiến phưong pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh phải bắt đầu từ đâu?. đây là vấn đề phải lựa chọn rồi bắt đầu như thế nào để đạt được hiệu quả. Tôi đã tiến hành như sau: Nội dung. Thứ nhất: Là nhận thức của bản thân vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hướng nghiệp theo hướng phát huy tính tích cực độc lập của học sinh là sống còn cuả nghề dạy học để có hiệu quả, để học sinh có trình độ – học sinh vận dụng được và xã hội chấp nhận được buộc người dạy phải đổi mới. Thứ hai: đổi mới từ đầu. a. Bắt đầu từ bài soạn. Trước đây bài soạn theo phương pháp thụ thụ động, thuyết trình học sinh nắm bài ở dạng học vẹt học gì biết vậy không biết vận dụng được, chưa nói đến sáng tạo. Cụ thể: chuơng I : an toàn điện. bài số 1: an toàn điện. thời lượng: 3 tiết (từ tiết 4 đến tiết 6). (phương pháp cũ). I . Mục đích - yêu cầu: 1. Mục đích: - Hiểu rõ các nguyên nhân gây tại nạn điện, tác hại của dòng điện đối với cơ thể người - Nắm vững các qui tắc an toàn. 2. Yêu cầu: - Sử dụng được một số dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện, biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện. - Thực hiện công việc cẩn thận, chính xác. II . Trọng tâm bài dạy - chuẩn bị dạy học. 1. Trọng tâm - Nguyên nhân gây tai nạn điện – quy tắc an toàn. - Sơ cứu người bị tai nạn. Chuẩn bị dạy học: - Tranh vẽ hình 1:1 - Một số dụng cụ đảm bảo an toàn: Kìm, tuavít. III . Tiến trình bài dạy : Kế hoạch lên lớp: Stt Ngày dạy Lớp Sĩ số Ghi chú 1 2 1 . Tổ chức lớp: 2’ Kiểm tra sĩ số của học sinh. 2 . kiểm tra bài cũ: 6’ Câu 1: Hãy cho biết vai trò của điện năng đối với đời sống sinh hoạt – sản xuất?. Câu 2: Kể tên các nghề trong nghành điện - yêu cầu của các nghề đó?. 3 . Nghiên cứu bài mới. Nội dung Thời gian Phương pháp dạy học I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người - điện áp an toàn. 1. Điện giật tác động tới con người như thế nào?. - điện giật tác động đến hệ thần kinh, cơ bắp của con người. - Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn..... - Trường hợp bị điện giật nhẹ tim đập nhanh và thở gấp, chân tay run rẩy. - Trường hợp nặng: Trước tiên phổi sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân có thể bị chết trong tình trạng ngạt thở. 2. Tác hại của hồ quang điện. - Hồ quang điện sinh ra khi có sự cố điện. - Có thể gây bỏng hoặc cháy cho người. - Thường gây thương tích ngoài da. 3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người: - Phụ thuộc vào trị số của dòng điện, nguồn điện. - Dòng điện càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn. - Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều. b. Đường đi của dòng điện qua cơ thể - Phụ thuộc vào điểm chạm của cơ thể vào vật mang điện, nguy hiểm thất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể. Nghĩa là dòng điện truyền trực tiếp vào đầu từ tay qua tay hoặc tay qua chân dọc cơ thể. c.Thời gian dòng điện qua cơ thể. - Thời gian càng lâu thì mức độ nguy hiểm càng tăng và bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp càng bị phá huỷ trở nên dẫn điện rất tốt. 4. Điện áp an toàn. - Điện trở người luôn thay đổi phụ thuộc vào sức khoẻ, độ ẩm bề mặt da, môi trường làm việc. đặc biệt nguy hiểm khi da bị ẩm, bẩn, tổn thương, diện tích tiếp xúc lớn. - ở điều kiện bìng thường. - Bề mặt da khô sạch điện áp <40v được coi là điện áp an toàn. - ở nơi ẩm ướt có nhiều bụi kim loại điện áp an toàn <=12v II . Nguyên nhân của các tai nạn điện. Chạm vào vật mang điện: - Chạm trực tiếp vào vật mang điện: Khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối mạch mà không cắt ngồn điện. - Gián tiếp chạm vào vật mang điện: Khi sử dụng các dụng cụ bằng kim loại bị hư hỏng bộ phận cách điện mà người sử dụng không biết. Tai nạn do phóng điện: - Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp do bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hoặc giật ngã, vi phạm hành lang an toàn lưới điện như xây nhà sát đường cao áp, lấy sào ngoắc dây điện vào đường dây cao thế. Do điện áp bước : - Là sự chênh lệch điện áp giữa 2 chân người khi đứng gần điểm có điện cao thế như: Cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp, cọc chống sét khi bị sét đánh hoặc dây cao áp bị đứt rơi xuống đất. III. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt. Chống chạm vào các bộ phận mang điện. - Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và các phẩn tử không mang điện như: trần nhà, bộ phận dẫn điện, vỏ máy. - Che chắn các bộ phận dễ nguy hiểm như cầu dao, cầu chì các mối nối dây dẫn. - Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về hành lang an toàn lưới điện. Sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo vệ an toàn điện: - Vật lót cách điện, các đồ dùng trong nghề điện có chuôi cách điện. - Sử dụng các dụng cụ trong nghề điện như kìm, tua vít. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ. Nối đất bảo vệ. - Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng rò điện ra vỏ máy. - Cách làm (hình vẽ). Inđ Ing 2,5 á3 m 0,5 á1 m - Tác dụng bảo vệ : Khi có hiện tượng dò điện ra vỏ dòng điện theo hai đường xuống đất. b . Nối trung tính bảo vệ - Dùng một dây dẫn tốt đường kính > 0,7 đường kính dây pha để nối vỏ máy của thiết bị với dây trung tính của nguồn. - Tác dụng bảo vệ: Khi điện chạm vỏ dây nối trung tính tạo thành mạnh R> gây cháy nổ cầu chì, thiết bị và con người được bảo vệ. 22’ 3’ 12’ 25’ 5’ 15’ 15’ 5, 18’ - giáo viên nêu những biểu hiện của con người khi bị điện giật. - giải thích. - giáo viên giải thích khái niệm của hồ quang điện, tác hại của nó. - qua thực tế lấy VD về hồ quang điện. - trực quan. - hình vẽ minh hoạ, giải thích. - gọi HS phân tích đường đi của dòng điện. - Giáo viên giải thích tại sao phải quy định điện áp an toàn. - điện áp an toàn phụ thuộc vào yếu tố nào? tại sao?. - Khi nào xảy ra tai nạn điện?. - giải thích điện áp bước. - phương pháp đàm thoại. - tại sao phải cách điện giữa các phần tử mang điện và phần tử không mang điện?. Củngcố-luyệntập:(5’) - Hệ thống lại bài. - Các nguyên nhân gây tai nạn điện. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà: (2’) - Học bài và liên hệ thực tế sử dụng điện trong sinh hoạt. ----------------------------------------------------- Sau khi đổi mới phương pháp phục vụ cho cách dạy phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh nhận thức bài sâu sắc hơn, vận dụng tốt để nắm phần lý thuyết cũng chắc chắn và bản chất hơn. Từ đó học a đến cả b, c. Học sinh biết tư duy và sáng tạo, gắn được lý thuyết với thực tiễn. Ví dụ: bài soạn phát huy tính tích cực của học sinh. Chương I: an toàn điện Bài số 2: an toàn điện Thời lượng: 3 tiết (từ tiết 4 đến tiết 6) Ngày soạn 20-09-2010 Ngày dạy: .. Lớp : Ngày dạy: . Lớp : A. Mục tiêu - Hiểu rõ các nguyên nhân gây tại nạn điện, tác hại của dòng điện đối với cơ thể người. - Biết cách sử dụng các thết bị, dụng cụ bảo vẹ an toàn điện. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập. B . Trọng tâm bài dạy. - Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người. - Nguyên nhân của các tai nạn điện và biện pháp phòng tránh. C . Chuẩn bị. 2. Thầy: Các tranh vẽ nguyên nhân của các tai nạn điện. Trò: Vở ghi chép bài. D . Các hoạt động dạy học. Stt Nội dung và kỹ năng cơ bản Tgian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I II III I 1 2 3 a b c 4 II 1 2 3 III 1 2 3 a b IV V ổn định tổ chức. kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống?. bài mới: an toàn điện Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người - điện áp an toàn: điện giật tác động tời con người như thế nào?. - Điện giật tác động đến hệ thần kinh, cơ bắp của con người. - Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn..... - Trường hợp nhẹ tim đập mạnh và thở gấp. - Trường hợp nặng: Trước tiên phổi sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân tử vong trong tình trạng ngạt thở. Tác hại của hồ quang điện: - Hồ quang điện sinh ra khi có sự cố điện. - Có thể gây bỏng hoặc cháy cho người. - Thường gây thương tích ngoài da. Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện: Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người: - Phụ thuộc vào trị số của dồng điện , nguồn điện. - Dòng điện càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn. - Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn dòng điện một chiều. Đường đi của dòng điện qua cơ thể : - Phụ thuộc vào điểm chạm của cơ thể vào vật mang điện, nguy hiểm thất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể. Nghĩa là dòng điện truyền trực tiếp vào đầu từ tay qua tay hoặc tay qua chân dọc cơ thể. Thời gian dòng điện qua cơ thể - Thời gian càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng và bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp càng bị phá huỷ trở nên dẫn điện rất tốt. Điện áp an toàn: - Điện trở người luôn thay đổi phụ thuộc vào sức khoẻ, độ ẩm bề mặt da, môi trường làm việc. đặc biệt nguy hiểm khi da bị ẩm, bẩn, tổn thương, diện tích tiếp xúc lớn. - ở điều kiện bìng thường. - bề mặt da khô sạch điện áp <40v được coi là điện áp an toàn. - ở nơi ẩm ướt có nhiều bụi kim loại, dễ cháy, nổ điện áp an toàn <=12v. Nguyên nhân của các tai nạn điện: Chạm vào vật mang điện: - Chạm trực tiếp vào vật mang điện: Khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối mạch mà không cắt nguồn điện. - Gián tiếp chạm vào vật mang điện: Khi sử dụng các dụng cụ bằng kim loại bị hư hỏng bộ phận cách điện không biết. Tai nạn do phóng điện. - Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp do bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể như xây nhà sát đường cao áp, lấy sào ngoắc dây điện vào đường dây coa thế. Do điện áp bước. - Là sự chênh lệch điện áp giữa 2 chân người khi đứng gần điểm có điện cao thế như: Cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp, cọc chống sét khi bị sét đánh hoặc dây cao áp bị đứt rơi xuống đất. An toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt. Chống chạm vào các bộ phận mang điện. - Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và các phần tử không mang điện như: Trần nhà, bộ phận dẫn điện, vỏ máy. - Che chắn các bộ phận dễ nguy hiểm như cầu dao, cầu chì các mối nối dây dẫn. - Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về hành lang an toàn lưới điện. Sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo vệ an toàn điện. - Vật lót cách điện, các đồ dùng trong nghề điện có chuôi cách điện. - Sử dụng các dụng cụ trong nghề điện như kìm, tua vít. Nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ. Nối đất bảo vệ. - Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng rò điện ra vỏ máy. Cách làm như hình vẽ. Inđ Ing 2,5 á3 m 0,5 á1 m - Tác dụng bảo vệ: Khi có hiện tượng rò điện ra vỏ dòng điện theo hai đường xuống đất. Nối trung tính bảo vệ - Dùng một dây dẫn tốt đường kính > 0,7 đường kính dây pha để nối vỏ máy của thiết bị với dây trung tính của nguồn. - Tác dụng bảo vệ: Khi điện chạm vỏ dây nối trung tính tạo thành mạnh R> gây cháy nổ cầu chì, thiết bị và con người được bảo vệ. Củng cố. - Tác hại của dòng điện đối với cơ thể. - Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. - Những biện pháp an toàn trong sản xuất và sinh hoạt. Dặn dò, bài tập về nhà. - Vận dụng những kiến thức hiểu biết vào mạng điện sinh hoạt. - Tìm hiểu trước về cách xử lý khi gặp tai nạn điện. 2’ 5’ 15’ 3’ 15’ 5’ 20’ 5’ 15’ 15’ 3’ 15’ 10’ 3’ Kiểm tra sĩ số. Thuyết trình. - Điện giật tác động tới những cơ quan nào trong cơ thể?. - giải thích. - Kết luận. - Xảy ra khi nào? tác hại của nó ?. - qua thực tế lấy VD về hồ quang điện. - Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố nào?. - trực quan. - hình vẽ minh hoạ, giải thích. - Giải thích tại sao phải quy định điện áp an toàn. -điện áp an toàn phụ thuộc vào yếu tố nào? tại sao?. - Khi nào xảy ra tai nạn điện?. Giải thích về hiện tượng phóng điện. - giải thích điện áp bước. - phương pháp đàm thoại. tại sao phải cách điện giữa các phần tử mang điện và phần tử không mang điện?. -Khi sử dụng cần phải chú ý những gì?. -Thuyết trình, phân tích, giải thích. - Giải thích sơ bộ về điện trở và cường độ dòng điện. - So sánh 2 cách thực hiện?. - Nêu câu hỏi. - Kết luận. - Thuyết trình, đàm thoại. Báo cáo. - Lắng nghe, ghi chép. - Nhóm thảo luận, nhóm trưởng báo cáo. - Cá nhân suy nghĩ và trả lời. - Lấy VD?. - Nhóm thảo luận, nhóm trưởng báo cáo. - Quan sát và chỉ ra các đường đi nguy hiểm nhất. - Cá nhân suy nghĩ và trả lời. Nhóm thảo luận, nhóm trưởng báo cáo. - Chú ý lắng nghe và tham gia ý kiến. - Chú ý lắng nghe, ghi chép và tham gia đóng góp ý kiến. - Đàm thoại. - Cá nhân suy nghĩ và trả lời. - Quan sát vật thật, tranh vẽ để trả lời. - Chú ý lắng nghe, ghi chép và đóng góp ý kiến. Chú ý lắng nghe và đưa ra các thắc mắc của mình. - Cá nhân trả lời. - Đàm thoại. E. Rút kinh nghiệm soạn – giảng. (Sau khi giảng xong gv tự rút kinh nghiệm.). tổ chuyên môn duyệt Gv soạn ký tên tổ trưởng Giảng bài: Từ cách soạn đến cách giảng thực sự là sự thiết kế và thi công. Trên cơ sở đã thực hiện. Giáo viên bám vào kế hoạch để giảng. Giáo viên phải bám vào kế hoạch để giảng. Đặt ra nhiều tình huống để học sinh giải quyết vấn đề. Tăng cường thời lượng cũng như cường độ hoạt động của học sinh. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh đóng vai trò chủ động. Nghĩa là Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề hướng học sinh để giải quyết vấn đề bằng thực lực, có óc độc lập suy nghĩ, tư duy, tạo ra cuộc tranh luận trong học sinh coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng các kỹ năng. Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm, phối hợp nhiều hình thức tổ chức cả ngoài giờ lên lớp. Thứ 3: Kết quả lớp 9A THCS Phong Châu khi áp dụng phương pháp học truyền thống: Lớp Số HS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 9A 43 5 13,5 15 40,5 21 40,5 2 5,4 Kết quả lớp 9A THCS Phong Châu khi áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh: Lớp Số HS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 9A 43 20 34,1 15 47,7 8 18,2 0 0 So sánh: Học sinh giỏi tăng: 20,6% Học sinh khá tăng: 7,7% Học sinh trung bình giảm: 32,5% Thứ tư: Kết luận: Vậy việc cải tiến phương pháp dạy học nghề phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực độc lập của học sinh, bắt đầu từ nhận thức Giáo viên thấy được tầm quan trọng sau đó là thiết kế bài soạn và thực hiện bài giảng trên lớp. Dĩ nhiên sáng kiền này chỉ đề cập đến vai trò người thầy còn các yếu tố khác như cơ sở vật chất, quan điểm ban giám đốc tạo điều kiện thì mới thành công. Kết quả học sinh được hình thành tri thức có kỹ năng và một số học sinh giỏi rèn luyện được kỹ xảo. Học sinh được hình thành phẩm chất đạo đức thái độ học tập và yêu mến bộ môn. III. bài học kinh nghiệm. Phạm vi áp dụng: Dùng cho Giáo viên dạy nghề phổ thông ở các bậc học THCS và THPT. Điều kiện hình thành: + Với Giáo viên: Phải được đào tạo chuẩn và dạy chính ban. Phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề. Có tính năng động, linh hoạt khi thiết kế bài và giảng bài. + Với trung tâm: Ban giám đốc: Quan tâm đến việc dạy và học chất lượng thực của học sinh. Tạo điều kiện cho Giáo viên từ tài liệu đền phương tiện dạy và học. Tăng cường cơ sở vật chất lớp học, phòng học và chức năng. Mục lục Stt Nội dung Trang I Đặt vấn đề. 1 II Giải quyết vấn đề. 2 1 Cơ sở. 2 a Cơ sở lý luận. 2 b Cơ sở thực tiễn. 2 2 Nội dung. 3 a Bắt đầu bài soạn. 3 b Giảng bài. 14 III Bài học kinh nghiệm. 15
Tài liệu đính kèm: