Hiện nay trong nhà trường Tin học vẫn đang là bộ môn đặc thù trong hệ thống các môn học bậc THCS. Bộ môn Tin học được các em rất yêu thích bởi tính hiếu động, tò mò của lứa tuổi học trò. Đồng thời qua bộ môn có thể đánh giá được lí tính học sinh. Hầu như các em có tính hiếu động lại nhanh nhạy hơn so với các học sinh khác. Dựa trên cơ sở đó mà người giáo viên có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng cho sinh có tố chất lĩnh hội kiến thức Tin học một cách có hiệu quả nhất.
I. Đặt vấn đề. Hiện nay trong nhà trường Tin học vẫn đang là bộ môn đặc thù trong hệ thống các môn học bậc THCS. Bộ môn Tin học được các em rất yêu thích bởi tính hiếu động, tò mò của lứa tuổi học trò. Đồng thời qua bộ môn có thể đánh giá được lí tính học sinh. Hầu như các em có tính hiếu động lại nhanh nhạy hơn so với các học sinh khác. Dựa trên cơ sở đó mà người giáo viên có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng cho sinh có tố chất lĩnh hội kiến thức Tin học một cách có hiệu quả nhất. Bộ môn Tin học được chia làm hai phần chính: + Lý thuyết + Thực hành Hai phần này đều có tác dụng bổ trợ cho nhau, qua lý thuyết các em sẽ định hình được giờ học thực hành sắp tới sẽ làm gì và có thể khai thác thêm mà không bỡ ngỡ trước những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Ngược lại phần thực hành có tác dụng củng cố lại kiến thức của lý thuyết, buộc người học phải nắm được nội dung của lý thuyết. II. Nội dung 1. Cơ sở lí luận. Trong thời đại ngày nay, thời đại của kinh tế hội nhập, Công nghệ thông tin ngày một đi sâu vào tiềm thức của mỗi người trong xã hội, nó là một nghành đang còn mới nhưng nó luôn đứng đầu trong mọi hoạt động của xã hội hiện nay. Vì thế nhà nước đã có chủ trương từ đây sẽ phổ cập Tin học cho các bậc học từ Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học... và nó là một bộ môn không thể thiếu được, góp phần cùng với các bộ môn khác giáo dục nhân cách, làm cho nội dung học tập ở trường phổ thông có tính hoàn thiện làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay, việc dạy học bộ môn Tin học trong trường học trên địa bàn huyện Con Cuông cũng được chú trọng nhưng chưa đồng đều. Nhiều trường chưa có giáo viên chuyên tin và trang thiết bị đi kèm dẫn đến việc giảng dạy chưa đồng đều. Các thầy, các cô giáo và các bậc phụ huynh còn xem nhẹ môn học này (môn phụ) mà chỉ đầu tư cho con em mình học tập các môn học khác quan trọng hơn như: Văn, Toán, Lý... Đồ dùng dạy học môn Tin học có tính đặc thù cũng đã tương đối nhưng tư liệu tham khảo và đồ dùng như tranh ảnh minh hoạ còn thiếu. Mặt khác để thăm lớp dự giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn vì trùng giờ, khác trường... nên hiệu quả đạt chưa cao. Đặc thù của bộ môn này là tính thông minh, suy luận, hiếu động, tìm tòi nên các em chưa mạnh dạn, còn thiếu tự tin. 3. Thực trạng dạy học hiện nay. a) Sách giáo khoa: Trong chương trình sách giáo khoa Tin học 6, 7 được chia làm hai phần chính đó là lý thuyết và thực hành. Cứ sau mỗi phần học lý thuyết thì lại có phần thực hành tương ứng. Phần học thực hành thể hiện rõ những gì mà hiệu quả của phần lý thuyết mang lại. ở lứa tuổi này đa số các em đều rất ưa thích tìm tòi, hiếu động, thích học hỏi nhưng bên cạnh đó có một số em còn nhút nhát, không dám cầm chuột di chuyển, không dám đặt tay lên bàn phím. Do đó các nhà biên soạn đã chú ý đến tâm sinh lý lứa tuổi 6, 7 có phần học mang tính trò chơi giải trí. Từ đó mà các em dần dần làm quen được mặt phím và cách di chuyển chuột. Chương trình sách giáo khoa đưa vào bây giờ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhẹ nhàng hơn và cũng tạo điều kiện cho giáo viên tìm tòi phương pháp dạy học hơn. Nhưng ngược lại việc thay đổi phương pháp dạy học này nếu giáo viên không tìm cho mình một phương pháp đổi mới mà cứ rập khuôn máy móc thì sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán và kết quả học tập sẽ không cao. b) Về học sinh: Lớp 6, 7 các em được học chương trình sách giáo khoa chủ yếu là thực hành luyện gõ phím và làm quen với máy tính nên các em rất thích thú khi học giờ môn Tin học. Trên địa bàn huyện Con Cuông, học sinh là con em của nhiều thành phần dân cư do đó việc tiếp nhận kiến thức Tin học không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Việc học lý thuyết tiếp xúc với các từ Tiếng Anh chuyên ngành còn kém, hơn nữa khi thực hành các em chưa làm chủ được mình còn mang tính bị động, bỡ ngỡ với những trường hợp máy tính báo lỗi hay đặt ra câu hỏi. Điều đó làm cho bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn. Không như các đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa các em học sinh vùng Thị Trấn huyện Con Cuông, một số em gia đình có điều kiện có thể mua sắm cho con em mình máy tính, quán điện tử, In ternet mọc lên nhiều nên các em lĩnh hội nhanh với các thao tác trên máy tính. c) Về giáo viên: ở trên địa bàn huyện Con Cuông, giáo viên chuyên dạy bộ môn Tin học là chưa nhiều, tập trung chủ yếu là ở trung tâm. Có nhiều trường chưa có giáo viên Tin học. Việc thăm lớp dự giờ gặp rất nhiều khó khăn và cũng chưa thật chính xác. III. Biện pháp Từ thực trạng trên, ngoài việc nghiên cứu sách giáo viên, giáo trình Tin học và các tài liệu tham khảo khác tôi đã có những biện pháp cụ thể sau: - Học hỏi kinh nghiệm qua việc thăm lớp dự giờ của các đồng nghiệp để rút ra cho mình một phương pháp dạy học tốt hơn. - Bản thân khi trình bày kiến thức về lý thuyết phải chính xác về câu, về chữ, biết sửa sai kịp thời cho học sinh. - Biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý, phù hợp với tình huống. - Có tính sáng tạo trong thiết kế bài giảng của mình. Vậy tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ giúp các em học sinh có thể sử dụng các hàm để tính toán như sau: Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ví dụ: nếu cần tính trung bình cộng của ba số 3, 10 và 2 em có thể sử dụng công thức sau đây: =(3+10+2)/3 Nhưng khi sử dụng công thức để tính toán thì việc sao chép và di chuyển là không hợp lý vì vậy để tính toán nhiều thì việc sử dụng hàm trong Excel là điều cần thiết. Tôi đưa ra các hàm cụ thể như sau: * Hàm tính tổng: Hàm tính tổng của một dãy các số có tên là SUM. Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau: =SUM(a,b,c...) Trong đó các biến a, b, c...đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế. Ví dụ 1: Tổng ba số 15, 24, 45 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau vào ô tính: =SUM(15,24,45) cho kết quả là 84. Ví dụ 2: Giả sử trong ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27. Khi đó: =SUM(A2,B8) ta được kết quả là 32. =SUM(A2,B8,105) ta được kết quả là 137 (ví dụ này cho thấy các biến số và địa chỉ có thể dùng kết hợp). Đặc biệt hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức, điều này làm đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán. Ví dụ 3: =SUM(A1,B3, C1:C10) = A1+B3+C1+...+C10) * Hàm tính trung bình cộng: Hàm tính trung bình cộng có tên là AVERAGE. Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: = AVERAGE(a,b,c....) Trong đó các biến a, b, c,.... là các số hay địa chỉ của các ô cần tính Ví dụ 1: =AVERAGE(15,24,45) cho kết quả là (15+24+45)/3 = 28 =AVERAGE(10,34,25,23,4,0) cho kết quả là (10+34+25+23+4+0)/6 = 16 Tương tự như hàm SUM, hàm AVERAGE cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính. Ví dụ 2: Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27 và 2 thì: = AVERAGE(A1,A5,3) cho kết quả là (10+2+3)/3 = 5; = AVERAGE(A1:A5) cho kết quả là (10+7+9+27+2)/5 = 11; = AVERAGE(A1:A4,A1,9) cho kết quả là (10+7+9+27+10+9)/6 = 12; = AVERAGE(A1:A5,5) cho kết quả là (10+7+9+27+2+5)/6 = 10; * Hàm xác định giá trị lớn nhất: Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MAX. Hàm MAX được nhập vào ô tính như sau: =MAX(a,b,c,...) Trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ của các ô tính. Ví dụ1: =MAX(47,5,46,12,56) cho kết quả là 56 Hàm MAX cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức tính. Ví dụ 2: Nếu khối B1:B6 lần lượt chứa các số 10, 7, 78, 9, 27 và 2 thì: =MAX(B1,B5,13) cho kết quả là 27 (giá trị lớn nhất của ba số 10, 27, 13) =MAX(B1:B6) cho kết quả là 78. =MAXB1:B4,86) cho kết quả là 86. * Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Hàm xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số có tên là MIN. Hàm MIN được nhập vào ô tính như sau: =MIN(a,b,c,...) Trong đó các biến a, b, c,... là các số hay địa chỉ các ô tính Ví dụ 1: =MIN(47,5,64,4,13,56) cho kết quả là 4. Ví dụ 2: Nếu khối B1:B6 lần lượt chứa các số 10, 7, 78, 9, 27 và 2 thì: =MIN(B1,B5,13) cho kết quả là 10 (giá trị nhỏ nhất của ba số 10, 27, 13) =MIN(B1:B6) cho kết quả là 2. =MIN(B1:B4,86) cho kết quả là 7. * Hàm điều kiện (IF). Hàm IF cho kết quả là một trong hai giá trị tuỳ theo điều kiện là đúng hoặc sai. Cú pháp: IF(Điều_kiện, Giá_trị_Đúng, Giá_trị_sai). Ta có thể giải bài tập sau với hàm điều kiện: Tìm nghiệm của phương trình bậc hai có dạng (Ax2+Bx+C=0) Với bài toán trên ta biện luận như sau: * Neỏu a=0 vaứ b=0 vaứ c=0 : in ra caõu "voõ soỏ nghieọm" * Neỏu a=0 vaứ b=0 vaứ c 0 : in ra caõu " voõ nghieọm" * Neỏu a=0 vaứ b 0 : phửụng trỡnh trụỷ thaứnh phửụng trỡnh baọ nhaỏt, x= -c/b, nghieọm thửự 2 khoõng coự * Neỏu a 0 vaứ Delta > 0 : pt coự 2 nghieọm * Neỏu a 0 vaứ Delta < 0 : pt voõ nghieọm * Neỏu a 0 vaứ Delta = 0 : pt coự nghieọm keựp x=-b/2a Trên bảng tính ta biểu diễn như hình: Các giá trị a, b, c được nhập ở các ô C3, D3, E3 Delta được tính ở ô F3 Công thức được lập như sau: D Delta = D3*D3- 4*C3*E3 G3 X1 = IF(C3=0,IF(D3=0,IF(E3=0,"Vô số nghiệm","Vô nghiệm"),-E3/D3),IF(F3<0,"Vô nghiệm",IF(F3=0,-D3/(2*C3),( - D3 - SQRT(F3) ) / (2*C3)))) H3 X2 = IF(C3=0,IF(D3=0,IF(E3=0,"Vô số nghiệm","Vô nghiệm"),-E3/D3),IF(F3<0,"Vô nghiệm",IF(F3=0,-D3/(2*C3), (-D3 + SQRT (F3) )/ (2*C3) ) ) ) * Hàm diều kiện AND (Và) Hàm AND cho kết quả là TRUE chỉ khi tất cả các đối số có giá trị TRUE Cú pháp: AND(Điều_kiện1, điều_kiện2 ) Điều kiện1, điều kiện2: công thức có các phép toán so sánh. Hàm cho kết quả: TRUE nếu tất cả các đối số đều có giá trị TRUE FALSE nếu một trong các đối số có giá trị là FALSE Xét bảng tính sau: Tính kết quả: Nếu điểm >=5 và năm sinh >= 1985 thì kết quả là đậu Trong ô C2 , ta nhập công thức = IF(AND(A2>=5,B2>= 1985,”Đậu”,”Rớt”) Cũng tương tự hàm AND hàm OR cũng làm hàm điều kiện * Hàm điều kiện OR (hoặc). Hàm OR cho kết quả là TRUE khi ít nhất một trong các đối số có giá trị là TRUE. Cú pháp: OR(Điều_kiện1, điều_kiện2 ) Điều kiện1, điều_kiện2: Công thức có các phép toán so sánh Hàm cho kết quả : TRUE: nếu một trong các đối số có giá trị TRUE FALSE: nếu tất cả các đối số có giá trị FALSE. Xét bảng tính sau: Tính cột thuế: nếu tên hàng là rượu hạy thuốc lá: tỷ lệ thuế = 20%, ngược lại tỷ lệ thuế = 0%. Công thức được nhập và ô B2 là: = IF(OR(A2=”Rượu”,A2=’Thuốc là”),20%,0) * Hàm sắp xếp RANK (Xếp hạng số trong danh sách các số) Cú pháp: RANK(Number, Ref, Order) Number: số cần tìm hạng củ nó trong vùng Ref Ref: Vùng của bảng tính. Vùng Ref phải được giữ cố định, dùng địa chỉ tuyệt đối: Order: Nếu Order = 0 hay không có đối số này: số có giá trị lớn nhất sẽ được xếp thức nhất Nếu Order > 0 số có giá trị nhỏ nhất sẽ được xếp thứ nhất. Xét bảng tính sau: Công thức được nhập ở ô D2 là = Rank(C2,$C$2:$C$6,0) * Hàm đếm COUNT( Đếm số ô chứa giá trị là số) Cú pháp: COUNT(Num1, num2) Mun1, num2 là địa chỉ ô, vùng chứa giá trị bất kì nhưng hàm chỉ đếm những ô chứa giá trị số. Từ những hàm đã được trình bày ở trên ta sẽ kết hợp giải bài toán sau: Tính điểm trung bình môn học, xếp loại, xếp vị thứ. Xét bảng tính sau: Trong ô Điểm trung bình được nhập công thức như sau: =ROUND(SUM(SUM(C4:H4),SUM(I4:Q4)*2,SUM(R4:T4)*3)/SUM(COUNT(C4:H4),COUNT(I4:Q4)*2,COUNT(R4:T4)*3),1) *Chú giải: - SUM(SUM(C4:H4),SUM(I4:Q4)*2,SUM(R4:T4)*3) là tổng số điểm của những ô có điểm của ĐHS1, ĐHS2 và ĐHS3 - SUM(COUNT(C4:H4),COUNT(I4:Q4)*2,COUNT(R4:T4)*3) là tổng những ô có giá trị là số hay những ô chứa điểm của ĐHS 1, ĐHS 2 và ĐHS 3. - Hàm ROUND là dùng để làm tròn số sau dấu phẩy (,) Trong ô Xếp hạng được nhập công thức như sau: =RANK(U4,$U$4:$U$10,0) Trong ô Xếp loại được nhập công thức như sau: Diễn giải: 10>= Điểm trung bình>= 9: Xuất sắc 9 > Điểm trung bình >= 8: Giỏi 8 > Điểm trung bình >= 7: Khá 7 > Điểm trung bình >= 5: Trung bình 5 > Điểm trung bình >= 0: Yếu Nhập công thức trong ô W4 như sau: = IF(U4>=9, “Xuất sắc”,IF(U4>=8, “Giỏi”, IF(U4>=7, “Khá”,IF(U4>=5, “Trung bình”, “Yếu”)))) IV. Kết quả thu được Sau khi các em được làm quen với các hàm trên và áp dụng vào việc lập các công thực trong EXCEL để giải một số bài toán đơn giản thì các em cảm thấy thích thú và ham học hơn, được làm quen với các hàm này cũng là tiền đề để các em làm quen với các ngôn ngữ lập trình khác: ví dụ như ngôn ngữ Pascal các hàm IF, AND, OR, cũng thường được sử dụng trong việc lập trình giải các bài toán. V. Kết luận Từ thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn Tin học đầu tiên người giáo viên phải nghiên cứu sách tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên dạy bộ môn Tin học lâu năm để tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Từ đó rèn luyện cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức Tin học một cách nhạnh bén nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học ở trường THCS Trà Lân. Rất mong được sự giúp đỡ của Hội đồng khoa học để sáng kiến trên được hoàn thiện hơn. Người thực hiện Huỳnh Tuấn Anh
Tài liệu đính kèm: