Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số tiết dạy vật lý

Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số tiết dạy vật lý

HẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Mục đích yêu cầu:

Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật lý

làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng nó không chỉ làm tăng tính hấp

dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết đã được học mà

quan trọng hơn là tạo cho học sinh một trực quan nhạy bén.

Trong thực tế giáo viên vật lý nào cúng rất muốn lồng ghép các thí nghiệm

biểu diễn trong quá trình truyền đạt các nội dung kiến thức nhưng cũng có thể vì các

lý do chủ quan và khách quan mà không thể thực hiện các thí nghiệm đó được, các lý

do đó có thể là:

 Không có đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm.

 Thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng thấp, sai số lớn

pdf 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 1431Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số tiết dạy vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Mục đích yêu cầu: 
Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy môn Vật lý 
làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng nó không chỉ làm tăng tính hấp 
dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý thuyết đã được học mà 
quan trọng hơn là tạo cho học sinh một trực quan nhạy bén. 
Trong thực tế giáo viên vật lý nào cúng rất muốn lồng ghép các thí nghiệm 
biểu diễn trong quá trình truyền đạt các nội dung kiến thức nhưng cũng có thể vì các 
lý do chủ quan và khách quan mà không thể thực hiện các thí nghiệm đó được, các lý 
do đó có thể là: 
 Không có đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm. 
 Thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng thấp, sai số lớn 
 Thí nghiệm được thực hiện xảy ra quá chậm khó thành công hay không thể 
thực hiện được trong những điều kiện lớp học. 
Thường thì khi gặp những trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy “chay” để đở tốn 
thời gian, không bị “cháy” giáo án nên chất lượng giờ học chưa cao. 
 Chính vì những vấn đề này đã làm cho học sinh nắm kiến thực một cách mơ 
hồ, máy móc, không hiểu rõ được bản chất, hiện tượng, quy luật của sự vật  
Muốn học sinh hiểu rõ, nắm vững thì trong mỗi tiết dạy chúng ta phải kết hợp 
nhuần nhuyễn đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học lồng ghép vào trong mỗi tiết 
dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy môn Vật lý cấp THCS là môn học có rất 
nhiều nội dung cần các hình ảnh trực quan, các thí nghiệm mô tả hiện tượng, các câu 
hỏi trắc nghiệm sẽ đem lại hiệu qua cao nếu ta ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 
Từ những lý do cơ bản trên cùng với thực tế giảng dạy bộ môn vật lý 7 ở trường 
THCS . nên tôi mạnh dạng viết sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ 
thông tin vào một số tiết dạy vật lý” 
II. Thực trạng ban đầu: 
1. Khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 Trong phần lớn các bài giảng Vật lý còn tồn tại tình trạng dạy “chay”: học sinh 
dự đoán kết quả của hiện tượng thông qua quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa, 
giáo viên thông báo kết quả, giáo viên đọc học sinh chép, đa số các thí nghiệm 
không được làm vì thiếu dụng cụ thí nghiệm, thí nghiệm khó thực hiện. 
Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều, chưa hứng thú trong 
học tập. 
Học sinh thường tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham gia phát biểu 
xây dựng bài. 
Khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, chưa vận dụng được nội dung kiến 
thức bài học vào thực tế cuộc sống nên chất lượng kết quả giảng dạy chưa cao. 
* Ví dụ: Kết quả học tập môn Vật lý học kỳ I khối 7 năm học 20– 20. như sau: 
Năm 
học 
Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
2. Dự báo nguy cơ: 
Nếu không thay đổi cách thức sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan, 
xinh động sẽ làm cho học sinh khó tiếp thu kiến thức mới, dẫn đến việc nắm bắt bài 
học gặp khó khăn. Làm cho một số em lười học sẽ học theo kiểu đối phó, sơ sài hay 
sợ môn học này. 
III. Giải pháp đã thực hiện: 
Khi chưa sử dụng sáng kiến này hầu hết giáo viên đã áp dụng các giải pháp 
sau: 
 Quá trình học chủ yếu tập trung vào người dạy, học sinh thụ động đọc – 
chép. 
 Các phương pháp giáo viên thường dùng: Thuyết trình, giảng giải, đặt câu 
hỏi để học sinh trả lời thông qua những hình ảnh có trong sách giáo khoa. 
 Tài liệu sử dụng trong những tiết dạy chỉ là sách giáo khoa, sách giáo viên, 
đồ dùng dạy học đơn giản chưa hấp dẫn học sinh. 
 Có sử dụng thí nghiệm nhưng học sinh chưa thể khai thác hết những nội 
dung kiến thức trong mỗi thí nghiệm với nhiều lý do như: thời lượng để học 
sinh làm thí nghiệm qua ít; dụng cụ thí nghiệm không chính xác. 
 Có thảo luận nhóm nhưng kết quả chưa cao vì chưa có nhiều kinh nghiệm 
trong điều hành nhóm. 
 Một số học sinh vẫn chưa tập trung vào việc làm thí nghiệm hay thảo luận 
nhóm. 
 Nguyên nhận thực trạng: 
 Do giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy nên khi sử dụng 
còn lúng túng, kết quả thí nghiệm chưa cao. 
 Do các dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ, sai lệch về số liệu  
 Do dung cụ thí nghiệm hư hỏng nhiều nên hạn chế vấn đề chia nhóm cho 
học sinh tiến hành thực hành. 
 Nguyên nhân chủ yếu: 
 Do không có đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm. 
 Do thiết bị thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng thấp, sai số lớn 
 Do thí nghiệm được thực hiện xảy ra quá chậm khó thành công hay không 
thể thực hiện được trong những điều kiện lớp học. 
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Cơ sở lý luận: 
Vật lý học ở trường phổ thông là một môn khoa học thực nghiệm. Mọi kiến 
thức đều được xây dựng từ việc quan sát các hiện tượng, quá trình trong tự nhiện và từ 
các thí nghiệm. Nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức cho học sinh tri giác trực tiếp 
các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu. Điều này bắt nguồn từ vai trò của các hình ảnh 
trực quan – cảm tính trong quá trình nhận thực. Nhưng bản thân các hiện tượng, đối 
tượng không phải luôn luôn được tái tạo trực tiếp hoặc được đưa vào lớp học. Trong 
những trường hợp như vậy nhờ máy tính điện tử mô phỏng các hiện tượng đối tượng 
nghiên cứu. 
 1. Thuận lợi: 
Hiện nay Bộ Giáo Dục và các cơ quan quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm tới 
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Năm học 2008 – 2009 là năm học ứng dụng 
CNTT. 
Trường THCS ..................... được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cấp 
chính quyền địa phương, phòng GD cũng như các tổ chức xã hội của huyện luôn quan 
tâm giúp đỡ. Đặc biệt nhà trường đã trang bị riêng một phòng máy chiếu là phương 
tiện giúp giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học. 
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động trong công việc và dễ dàng nắm bắt 
các ứng dụng công nghệ trong dạy học. 
Hiện nay hệ thống thông tin mạng internet đã phát triển rộng khắp và đã được 
đưa vào nhà trường phục vụ rất tốt cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 
Học sinh hào hứng, hứng thú trong các tiết học có ứng dụng CNTT. 
Bên cạnh những thuận lợi đã có thì trong việc giảng dạy của giáo viên còn gặp 
không ít những khó khăn. 
 2. Khó khăn: 
Trình độ tin học của giáo viên chưa cao mới dừng ở mức độ nhất định, còn 
nhiều vấn đề giáo viên chưa thể tự thực hiện, khai thác để ứng dụng tốt cho tiết học có 
ứng dụng CNTT. 
Các tư liệu, hình ảnh, thí nghiệm .v.v. hỗ trợ trong việc giảng dạy của giáo viên 
còn hạn chế chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học trọng tiết có thí 
nghiệm cũng như việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy. 
II. Giả thuyết: 
 Để học tốt bộ môn này tôi nghĩ cần phải kết hợp hoài hòa giữa việt sử dụng các 
dụng cụ thí nghiệm cùng với việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Để thực hiện 
được việc này giáo viên ngoài việc nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên để đảm 
bảo nội dung, kiến thức trong bài dạy ngoài ra giáo viên cần tìm hiểu các phần mềm 
và cách thức sử dụng các phần mềm liên quan đến môn vật lý. Từ đó ứng dung những 
phần mềm này vào nội dung, kiến thức trong bài dạy. 
III. Quá trình thử nghiệm: 
 1. Đối với giáo viên: 
 - Căn cứ vào nhiệm vụ của bộ môn. 
 - Căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường THCS ..................... 
 Hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT vào 
trong tiết dạy học môn Vật lý. 
a) Mục đích: 
Thấy được vai trò, tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy 
môn Vật lý nói riêng và các môn học khác nói chung. 
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn vật lý trong phạm vi nhất đinh. 
Biết cách sử dụng phối hợp các phầm mềm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy 
học. 
Lựa chọn được nội dung ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong công tác 
giáo dục. 
Thông qua các phần mềm ứng dụng và phần mềm hỗ trợ để xây dựng các thí 
nghiệm mô phỏng (thí nghiệm ảo) cùng với các nội dụng cần truyền tải giúp học 
sinh hiểu được sâu hơn về những tác dụng của dòng điện. 
b) Nhiệm vụ: 
Nêu được những nội dung nên ứng dụng CNTT trong bài giảng. 
Tìm hiểu và khai thác nội dung ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong công 
tác giảng dạy. 
c) Phương pháp: 
Để thành công trong một tiết dạy ứng dụng CNTT trên lớp tôi sử dụng kết hợp 
nhiều phương pháp: 
 Đọc và nghiên cứu tài liệu. 
 Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. 
 Dự giờ thăm lớp của các giáo viên bộ môn sử dụng tiết dạy có ứng dụng 
CNTT để học hỏi rút kinh nghiệm. 
d) Biện pháp: 
Để giúp học sinh hiểu rõ các tác dụng của dòng điện tôi đã thực hiện bài giảng 
điện tử trong 2 tiết dạy: Bài 22 và Bài 23 trong sách giáo khoa vật lý 7. 
 Thiết kế thí nghiệm như SGK. 
 Tiến hành thí nghiệm theo từ giai đoạn cụ thể. 
Học sinh nêu ra được một số ví dụ về dụng cụ được ứng dụng liên quan đến các tác 
dụng của dòng điện. 
Bài 22: 
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN 
I. Kiến thức cơ bản: 
Nắm được dòng điện đi qua các vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng 
lên và kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng các tác dụng nhiệt của dòng điện. 
Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn. 
II. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: 
1. Đặt vấn đề vào bài. 
2. Sơ đồ mạch điện và mạch điện hình 22.1. 
3. Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện. 
4. Mô hình bóng đèn bút thử điện. 
5. Các phần kết luận. 
6. Phần vận dụng C8. 
III. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 
1. Đặt vấn đề: 
o Sử dụng Powerpoint để trình chiếu hình ảnh về các dụng cụ điện hoạt 
động dựa trên tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện để đặt 
vấn đề vào bài học. 
2. Sơ đồ mạch điện và mạch điện hình 22.1 
o Sử dụng Powerpoint và phầm mềm Violet để thiết kế sơ đồ và mạch 
điện như hình 22.1 sách giáo khoa lưu dưới dạng file “*.HTML” để 
nhúng vào trong bài giảng cho học sinh quan sát và tiến hành lắp đặt 
mạch điện nghiên cứu từng nội dung như câu C2. 
3. Mô hình thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện: 
o Thí nghiệm này rất khó thực hiện thành công vì yêu cầu dòng điện có 
cường độ lớn. Nên giáo viên có thể thay việc làm thí nghiệm này bằng 
cách cho học sinh quan sát thí nghiệm mô hình ( thí nghiệm ảo) do giáo 
viên thiết kết. 
o Thí nghiệm ảo này ta nên xây dựng bằng Powerpoint. Nên xây dựng vẽ 
hình bằng cách mô phỏng tương tự như trong sách giáo khoa (hình 22.2) 
để học sinh dể quan sát theo dõi thí nghiệm. 
o Trước khi tiến hành thí nghiệm mô phỏng giáo viên cần chỉ rõ các dụng 
cụ thiết bị có trong thí nghiệm mô phỏng này. 
o Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm mô phỏng hiện tưởng xảy ra nhờ 
vào các hiệu ứng trong Powerpoint. 
Mạch điện H 22.1 Sơ đồ mạch điện H 22.1 
4. Mô hình bóng đèn bút thử điện: 
o Sử dụng Powerpoint vẽ mô hình bóng đèn bút thử điện như SGK để học 
sinh quan sát cấu tạo của bóng đèn bút thử điện. 
o Giắn bóng đèn bút thử điện vào mạch điện và mô phỏng hoạt động của 
bóng đèn bút thử điện giống như nguyên lí hoạt động của nó. 
5. Các phần kết luận: 
o Sử dụng phần mềm Violet để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm ẩn 
hiện lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng Web (“*.html”) để 
nhúng vào Powerpoint. 
 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng nhiệt. 
 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng phát sáng. 
 Màn hình giao diện phần kết quả kết luận. 
6. Phần vận dụng (C8) 
o Sử dụng phần mềm Violet để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm 
khách quan 1 lựa chọn lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng 
Web (“*.html”) để nhúng vào Powerpoint. 
o 
Bài 23: 
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC 
VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN. 
I. Kiến thức cơ bản: 
Mô tả được một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ 
của dòng điện. 
Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của 
dòng điện. 
Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể 
người. 
II. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: 
1. Đặt vấn đề vào bài. 
2. Tính chất từ của nam châm. 
3. Nam châm điện. 
4. Mô hình chuông điện. 
5. Thí nghiệm tác dụng hóa học của dòng điện. 
6. Các phần kết luận. 
7. Phần vận dụng. 
III. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 
1. Đặt vấn đề: 
o Sử dụng Powerpoint để trình chiếu hình ảnh nạn nhân bị điện giật và 
hình ảnh chiếc cần cẩu, để giới thiệu về tác dụng sinh lí và tác dụng từ 
của dòng điện để đặc vấn đề vào bài. 
2. Tính chất từ của nam châm 
o Sử dụng Powerpoint để vẽ hình nam châm vĩnh cửu cho học sinh qua sát 
về cấu tạo và thí nghiệm mô phỏng về tính chất từ của nam châm. 
o Thí nghiệm mô phỏng tính chất từ của nam châm: 
 Đối với các mẩu sắt, thép, đồng và nhôm. 
 Đối với kim nam châm. 
3. Nam châm điện: 
o Thí nghiệm này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí 
nghiệm theo nhóm để thu thập kết quả. 
o Thí nghiệm ảo của giáo viên ta nên xây dựng bằng Powerpoint. Nên xây 
dựng vẽ hình bằng cách mô phỏng tương tự như trong sách giáo khoa 
(hình 23.1) để học sinh dể quan sát theo dõi thí nghiệm. 
o Trước khi tiến hành thí nghiệm mô phỏng giáo viên cần chỉ rõ các dụng 
cụ thiết bị có trong thí nghiệm mô phỏng này. 
o Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm mô phỏng hiện tưởng xảy ra nhờ 
vào các hiệu ứng trong Powerpoint. 
 Mô tả cấu tạo của nam châm điện: 
 Thí nghiệm mô phỏng với các đinh sắt, thép, đồng và nhôm: 
 Thí nghiệm mô phỏng với kim nam châm: 
4. Mô hình chuông điện: 
o Sử dụng Powerpoint vẽ mô hình chuông điện giống với SGK, tạo hiệu 
ứng chuyển động để học sinh quan sát hoạt động của chuông điện và 
hiểu rõ cấu tạo và vai trò của từng bộ phận của chuông điện. 
 Mô hình chuông điện như hình 23.2 SGK 
5. Mô hình thí nghiệm tác dụng hóa học của dòng điện: 
o Thí nghiệm này giáo viên có thể thực hiện bằng thí nghiệm từ bộ dụng 
cụ thí nghiệm Vật Lý 7 rồi quay phim lại để nhúng vào bài giảng. 
o Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng Powerpoint vẽ mô hình thí nghiệm 
hóa học giống với SGK, tạo hiệu ứng cho thí nghiệm mô phỏng để học 
sinh quan sát kết quả của thí nghiệm. 
 Mô hình thí nghiệm như hình 23.3 SGK. 
 Tiến hành thí nghiệm 
 Chú ý: Trong giai đoạn này đèn phải sáng và màu của 
dung dịch đồng sunphat phải nhạt dần con thỏi than nối 
với cực âm của nguồn phải dần dần chuyển sang màu đỏ 
nhạt. 
6. Các phần kết luận: 
o Sử dụng phần mềm Violet để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm ẩn 
hiện lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng Web (“*.html”) để 
nhúng vào Powerpoint. 
 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng từ. 
 Màn hình giao diện phần kết luận tác dụng hóa học. 
7. Phần vận dụng: 
o Sử dụng phần mềm Violet để thiết lập dưới dạng bài tập trắc nghiệm 
khách quan 1 lựa chọn lưu dưới dạng file tự chạy (“*.exe”) hoặc dạng 
Web (“*.html”) để nhúng vào Powerpoint. 
 Màn hình câu C7 
 Màn hình câu C8 
IV. Kết quả thu được: 
Với việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy 2 bài: bài 22 và bài 23 trong chương 
III– Điện Học đã làm cho học sinh rất hứng thú trong học tập, hăng say phát biểu 
bài, tiếp thu kiến thức tốt hơn, năm vững kiến thức cơ bản, phát huy được tính tích 
cực, tự giác của học sinh. 
Sau đây là kết quả được thống kế từ 7 lớp học trong những phiếu điều tra sau 
mỗi giờ học. 
* Kết quả sau khi ứng dụng CNTT. (Kết quả được đánh giá qua phiếu điều tra sau 2 
tiết học) 
Năm 
học 
Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
V. Bài học kinh nghiệm: 
1. Kinh nghiệm cụ thể: 
Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy cần chú ý đến những hình ảnh tĩnh và 
động, các đoạn video, các thí nghiệm mô phỏng (thí nghiệm ảo), các câu hỏi trắc 
nghiệm hoặc các nội dung cần bỗ sung có điền khuyết hơn là những thông tin trình 
chiếu với những nội dung dài dòng hay những hiệu ứng lóa mắt đôi khi sẽ giảm hiệu 
quả của giờ dạy. 
Đối với việc thiết kế thí nghiệm ảo: 
 Thiết kế thí nghiệm thật đơn giản sát với hình ảnh SGK. 
 Kết quả đạt được phải rõ ràng chính xác không mâu thuẩn với thực tế. 
Phải đầu tư thời gian tìm hiểu nghiên cứu phần mềm và cập nhập phần mềm 
mới để có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình thiết kế một thí nghiệm mô hình. Nếu 
lập trình được càng tốt chẳng hạn như lập trình trên phần mềm Violet 1.7, Powerpoint 
có hỗ trợ phần lập trình. 
2. Sử dụng sáng kiến: 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Kết luận: 
Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm mang tính ứng dụng cao, nên việc ứng 
dụng CNTT một cách chính xác sẽ mang lại hiệu quả cao bởi có nhiều hiện tượng, 
nhiều hoạt động chúng ta không thể mô tả hết bằng lời bằng hình ảnh tĩnh mà chỉ có 
các đoạn video, các hình động mới mang lại cho học sinh hình ảnh cụ thể về hiện 
tượng, hoạt động của các cơ chế Vật lí. 
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn đem lại cho học sinh hứng thú trong 
học tập và say mê với môn học. 
Ứng dụng CNTT 
Tìm hiểu nội dung bài giảng 
Nội dung ứng dụng CNTT 
Khai thác nội dung 
ứng dụng CNTT 
Đưa nội dung ứng dụng 
CNTT vào bài giảng. 
Việc ứng dụng CNTT phải được áp dụng thường xuyên có như vậy mới tạo 
được cho học sinh thói quen học tập có ứng dụng CNTT. 
II. Kiến nghị: 
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cần phải: 
Thường xuyên động viên giúp đỡ, khuyến khích giáo viên trong quá trình ứng 
dụng các thí nghiệm mô phỏng vào trong dạy học các môn khoa học nói chung và 
môn Vật Lý nói riêng. 
Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên trong việc mua các phần mềm thí nghiệm ảo. 
Xây dựng một số phòng học đa chức năng để cho giáo viên có thể ứng dụng 
CNTT vào giảng dạy. 
Tổ chức các buổi học chuyên đề, hội thảo về ứng dụng CNTT trong dạy học. 
Trên đây là những kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào tiết giảng dạy các 
tác dụng của dòng điện. 
Qua bài viết này kính mong được sự góp ý của ban giám khảo và các bạn đồng 
nghiệp góp ý để lần sau tôi viết được thiết thực hơn, sâu sắc hơn. 
 , Ngày  tháng .. năm 20. 
 Ngô Trí Thiện 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên vật lý 7. 
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng dụng cụ thí nghiệm lớp 7. 
3. Phần mềm Violet 1.7 và tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet. 
4. Phần mềm Microsoft Office Word 2010. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfUng dung CNTT vao mot so tiet day vat Ly.pdf