Đề tài Vài nét về văn học dân gian dân tộc Mường

Đề tài Vài nét về văn học dân gian dân tộc Mường

 Trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Mường có số dân cư hơn 1,2 triệu người. Tỉnh Hòa Bình với diện tích tự nhiên 4.662 km2, dân số hơn 83 vạn người, là nơi sinh sống của đông đảo cư dân Mường.

 Dân tộc Mường có một nền văn học dân gian phong phú. Về văn xuôi, có cả một hệ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Về văn vần có tục ngữ, câu đố và những làn điệu ca dao - dân ca như: Thường Rang, Bọ Mẹng, hát ví.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vài nét về văn học dân gian dân tộc Mường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về văn học dân gian dân tộc Mường
 Trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Mường có số dân cư hơn 1,2 triệu người. Tỉnh Hòa Bình với diện tích tự nhiên 4.662 km2, dân số hơn 83 vạn người, là nơi sinh sống của đông đảo cư dân Mường.
 Dân tộc Mường có một nền văn học dân gian phong phú. Về văn xuôi, có cả một hệ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Về văn vần có tục ngữ, câu đố và những làn điệu ca dao - dân ca như: Thường Rang, Bọ Mẹng, hát ví...
Những tác phẩm văn học dân gian Mường truyền từ đời này sang đời khác kể về nguồn gốc dân tộc, ca ngợi tinh thần đấu trang chống thiên nhiên, chống ách áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, ca ngợi lao động, ca ngợi tình yêu lứa đôi...Các truyện thơ nổi tiếng của người Mường như: " Út Lót - Hồ Liêu " ; 
" Nàng Nga - Hai Mối " : " Nàng Ờm - Chàng Bồng Hương "... nói về tình yêu nam nữ, lên án nạn ép duyên. Những bài dân ca cất lên trong cuộc sống lao động, hát đối đáp giao duyên nam nữ trong hội hè... Con trai, con gái Mường tự hào cất lên tiếng " Hát xường " trong những đêm trăng sáng. " Hát xường " là một sinh hoạt thơ ca dân gian lí thú và hấp dẫn. " Hát xường " có từng bài theo cung bậc khác nhau: hát tâm tình, hát chúc mừng, hát khuyên răn, kể chuyện thế sự, chuyện vui. Xường là những lời ca thắm thiết, giãi bày tâm sự... Xuân về, Tết đến, làng bản lại âm vang tiếng cồng cùng tiếng hát sắc bùa - một hình thức diễn xướng dân gian, nó gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới làm ăn thịnh vượng, đất đai phì nhiêu, con người gặp nhiều may mắn.
 Trong kho tàng văn học dân gian phải kể đến lễ ca của người Mường. Đó là những bài mo, bài khấn do ông mo đọc và hát trong nghi thức tang lễ, khi cúng ma, cầu vía... Tìm hiểu và nghiên cứu thể loại này giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục, tập quán, đời sống văn hoá tâm linh của người Mường. Bên cạnh tính chất Tôn giáo hay yếu tố mê tín dị đoan ( nếu có ), những bài mo, bài khấn cũng chính là một loại dân ca, có những giá trị văn học nhất định. Ngay từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945, Tiến sĩ văn học người Pháp Jeanne Cuisinier đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về dân tộc Mường, trong tác phẩm “Người Mường– Địa lí nhân văn và Xã hội học”(Les Mường-Géographie humaine et Sociologie ) Người Mường– Địa lí nhân văn và Xã hội học(Les Mường-Géographie humaine et Sociologie )- Jeanne Cuisinier-NXB Lao Động, H. 1995.
, tác giả đã ghi lại 8 bài cúng như " Đi xuống để săn bắn” ; " Đi xuống để gặt lúa” ; " Buổi lễ gieo mạ”' ; " Lễ cúng gạo” ; " Rửa lá lúa”... Xin được trích lại một trong số những bài cúng đó để chúng ta cùng suy ngẫm về một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Đồng thời cũng có dịp thưởng thức một tác phẩm văn học dân gian với những nét riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
ĐI XUỐNG ĐỂ GẶT LÚA
Mùa lúa chiêm đã hết rồi Một số lúa gặt vào tháng năm gọi là “ lúa chiêm” ( chú thích của J.C.)
Chúng tôi muốn đi làm vụ lúa mùa đông.
Chúng tôi muốn đắp bờ mương giữ nước ở đó.
Để nước có thể đi vào ruộng đồng.
Chúng tôi muốn rằng con cá đi vào hố, đi vào con mương.
Chúng tôi muốn đi cày vui vẻ.
Và cầy bừa chu đáo.
Chúng tôi không dám cày bừa vô ích Người Mường coi viêcc cày bừa là vô ích nếu các vị thần không phù hộ. ( chú thích của J.C.)
Chúng tôi không dám xuống đồng một cách uổng công.
11,12. Trâu đi trước, người theo sau, lo lắng sợ chúng quệt chân nhau.
 Và bị tê liệt ở chân trước.
14,15.Bận rộn lo ngại mình chưa được chỉnh tề, và súc vật thì chưa được tươi tốt.
16. Chúng ta phải chuẩn bị chu đáo.
17. Bát nước, tăm xỉa răng,
18. Những ngọn nến, hương trầm, hoa thơm, khói bốc.
19. Những đĩa trầu tươi, cau thơm ngát,
20. Gạo trắng, những bát gạo trắng, cơm dẻo,
21. Nhìn rất đẹp;
22. Những mâm thịt mềm, da và gân
23. Chúng ta hãy cúi đầu một trăm lần, hô to lên! 
24. Da chúng ta tái nhợt vì phải suy nghĩ.
25. Để chuẩn bị tất cả những thứ này một cách chu đáo.
26. Theo nghi lễ tháng, năm.
27. Tôi đây là thầy phù thủy, trước đây là học trò.
28. nay tôi là thầy mo, là thầy bói.
29. Chỉ có bây giờ tôi mới dám đi gặp vị thần
30. Tôi quỳ lạy và sẵn sàng làm theo lời thần dạy bảo
30. Tôi sẽ làm hiệu ở bàn tay và tôi sẽ mời
32. Cho tới chúa “ Kôl Kwa”
33. Chủ nhân của ao chuôm và chủ nhân của đồng ruộng
34. Tôi mời cho đến
35. Ông “ Hin”1 “Ông Quách Hin” là một tổ tiên của thổ lang hiện nay, ông nổi tiếng vì đem lại nhiều kĩ thuật trồng trọt. “Pờ Ho” là vợ của ông ta ( Chú thích của J.C.)
36. Là những vị quan ở dưới quyền chúa, và cô “ Tô Pa”;
37. Tôi mời cho đến ông “ Chô” và ông “ Đa”
38. Tôi mời cho đến ông “ Lôk”
39. Các vị- những người trông coi tài sản hạnh phúc
40. Chủ nhân của ao chuôm, chủ nhân của đồng ruộng
41. Tôi cầu xin các vị đến gần và đi xuống
42. Các vị đến ăn cơm ở cửa sổ
43. Và uống rượu ở trong nhà
44. Theo nghi lễ tháng, năm.
45. Để cho lúa thật tốt
46. Cho hạt gạo rắn chắc
47. Cho nước đi vào ruộng
48. Cho cá đi vào hố và mương
49. Vào cuối năm, chúng tôi có thể đem tới những mâm gạo đỏ
50. Và từ tháng này sang tháng kia
51. Manh tới những mâm có gạo cúng, gạo thờ
52. Chúng tôi có thể cúng bằng hương trầm, cúng bằng khói
53. Cùng với hoa mà chúng tôi hái và kết trhanhf vòng
54. Chúng tôi mong rằng ở đó có gạo của linh hồn, để làm cơm ngày giỗ và ngày mùng một tết
55. Chỉ đến lúc đó, tôi mới dám nói: tôi, thầy mo,
56. Xin đứng dậy- có mặt! và xin đứng đọc bài cầu khấn.
57. Xin đứng dậy và sẵn sàng làm theo lời dạy của các Người, đồng thời đọc( bài cầu khấn)
58. Đặt chân và chắp tay;
59. Tôi, thầy mo, tôi có luật lệ,
60. Để đặt chân và chắp tay
61. Tôi có biện pháp, tôi có mệnh lệnh
62. Có thể vặn mình, xoay ngực về bên trái, bên phải
63. Người nào là người có mồm chân thực?
64. Người nào là người có tấm lòng chính nghĩa, thanh liêm?
65. Đó là thầy bói, đó là thầy mo!
 66. Nếu như hôm nay các vị ăn cơm no
 67. Chúng tôi sẽ không dám nói gì hết, chỉ tự chế nhạo mình,
 68. Nếu như hôm nay các vị say rượu,
 69. Chúng tôi sẽ không dám trách móc các vị.
 70. Nếu như các vị uống nhũng chén đầy và say
 71. Chúng tôi sẽ không dám trách các vị.
 72. Nếu như người ta mắc nợ, thì chỉ lúc đó người ta mới dám đi cầu xin
 73. Nếu như người ta có những mâm và bàn ( đồ cúng )
 74. Chỉ lúc đó người ta mới dám cầu khấn các vị
 75. Cái đầu của tôi – đầu người thầy mo
 76. Mang những chùm hoa “ Ngai”
 77. Tay tôi cầm quạt có những chùm hoa.
 78. Lưng tôi: thắt quannf áo
 79. Bằng một chiếc thắt lưng có tua
 80. Tôi xin đứng dậy để giao cho các vị bản thỉnh cầu
 81. Tôi xin đứng dậy để các vị chấp nhận bản thỉnh cầu
 82. Xác trẻ con chết đầy trong đất
 83. Và những người đã mất chồng chất lên nhau
 84. Có các làng chật người sống, đầy các nhóm,
 85. Quân lính và quan lại đến chật các giường nằm.
 86. Họ đến nằm chật các chiếu.
 87. Con trai của các Vua và con gái quí tộc,
 88. Đi bằng võng cáng và quay trở về ngai vàng
 89. Tôi, thầy mo, tôi không mồi họ đâu.
 90. Những ngày nhiều mây, chính các vị là người chúng tôi xin mời, ( thần ) do một điều kiêng cấm ngăn cản.
 91. Những ngày trời nắng, chính các vị là người chúng tôi xin mời, ( thần ) mà chúng tôi bị cấm không được đọc tên của thần
 92. Tôi chỉ biết có tên họ lớn của Người
 93. Tô biết tất cả những tên cũ, những tên mà người ta có thể đọc xưa kia1 Có lẽ ở đây có điểm thiếu sót, tuy vậy, có thể có ý ngầm hiểu rằng: thầy mo là người- ngoài những cái tên của thần cho phép đọc, ông ta cũng biết những tên khác nữa nhưng không dám làm lộ bí mật.( Chú thích của J.C.)
 94. Tôi xin mời Người, vị chúa “ Kôl Kwa”
 95. Những chủ nhân của ao chuôm, chủ nhân của ruộng đồng
 96. Mời các vị đến ăn cơm ở cửa sổ
 97. Đến uống rượu ở trong nhà
 98. Theo nghi lễ tháng, năm
 99. Nhộn nhịp, tích cựci, a, i, i.
 Tôi không có tham vọng là mình đủ kiến văn để tìm hiểu về một nền văn hóa lớn là 
“ Văn hóa Hòa Bình”, chỉ với tình cảm sâu nặng, gắn bó với Đất và Người Hòa Bình mà thôi. Xin được chép lại một văn bản văn học dân gian đặc biệt để mọi người cùng tham khảo.
 Lương Sơn, Hè 2009-2012
 Ngô Tuấn Định
 ( Email: tuandinh67@gmail.com )

Tài liệu đính kèm:

  • docVài nét về văn học dân gian dân tộc Mường.doc