Đề tài Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và dạy học ngữ văn

Đề tài Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và dạy học ngữ văn

A/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

 Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nói riêng đang là vấn đề được toàn Xã hội quan tâm. Và phương pháp nêu vấn đề trong trong dạy học Ngữ Văn là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn .Nhưng trên thực tế phương pháp này rất ít được vận dụng. Nếu nhìn vào giáo án thiết kế mẫu được in ra rất nhiều hiện nay ta thấy tác giả hầu như không vận dụng phương pháp nêu vấn đề. Nhưng theo tôi , để tạo được đột phá trong đổi mới dạy học Ngữ Văn thì nhất thiết phải vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Ngữ Văn .

 

doc 23 trang Người đăng vultt Lượt xem 718Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và dạy học ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp nêu vấn đề 
và dạy học ngữ văn
Tác giả 	 : Phạm Thị Phương
Chức vụ	 : Tổ trưởng tổ KHXH
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Văn - Sử
Nơi công tác : Trường THCS Xuân Đài
Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường THCS 
A/ Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
	Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn nói riêng đang là vấn đề được toàn Xã hội quan tâm. Và phương pháp nêu vấn đề trong trong dạy học Ngữ Văn là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn .Nhưng trên thực tế phương pháp này rất ít được vận dụng. Nếu nhìn vào giáo án thiết kế mẫu được in ra rất nhiều hiện nay ta thấy tác giả hầu như không vận dụng phương pháp nêu vấn đề. Nhưng theo tôi , để tạo được đột phá trong đổi mới dạy học Ngữ Văn thì nhất thiết phải vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Ngữ Văn .
B/ Các giải pháp thực hiện:
Phương pháp nêu vấn đề thuộc hệ thốngphương pháp dạy học tích cực,vai trò của phương pháp này luôn được nhấn mạnh trong quá trình đổi mới dạy Ngữ Văn ở trường phổ thông.
Trước hết cần thiết phải xem lại kỹ thuật vận dụng phương pháp này vào dạy học ngữ văn từ thực tiễn bài học cụ thể chứ không phải chỉ dừng lại ở những gợi ý hay đề xuất. ở đây tôi vẫn khẳng định rằng khả năng vận dụng phương pháp nêu vấn đề là không còn phaỉ nghi ngờ gì nữa. Và để vận dụng phương pháp nêu vấn đề thì phải tạo ra hệ thống các tình huống có vấn đề. Vậy dạy một tác phẩm Văn học theo phương pháp này là phải tạo ra các tình huống có vấn đề từ tác phẩm và dạy học dựa một cách cơ bản vào chúng. Trên thực tế không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có thể tạo ra tình huống có vấn đề như thế, nếu không nói là sẽ rất nhiều trở ngại. Mặt khác dạy học theo hướng đó, tất yếu phải phân tích tác phẩm theo vấn đề: “Mỗi giờ học sẽ là một bước phát triển của tình huống có vấn đề chung đã được nêu ra làm điểm xuất phát”. Từ vấn đề chung đó sẽ tạo ra vấn đề khác buộc học sinh phải giải quyết hay còn gọi là hướng “Phân tích nêu vấn đề”.
Còn trên thực tế dạy học tác phẩm văn học ở trường phổ thông hiện nay hướng phân tích phổ biến vẫn là hướng phân tích “Bước theo tác giả” hay từng hình tượng, phân tích từng phần từng bộ phận của tác phẩm, sau đó tổng hợp khái quát nên ý nghĩa giá trị của nó. Cho nên phương pháp cơ bản được vận dụng nhiều nhất là phương pháp gợi mở. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến phương pháp nêu vấn đề ít được vận dụng mặc dù vai trò, vị trí, tác dụng của nó trong dạy học ngữ văn luôn được nhấn mạnh khẳng định.
Để giải quyết những bất cập nói trên tôi thiết nghĩ phải vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong sự phối hợp với các phương pháp khác.ở đây cần phải nhấn mạnh rằng vận dụng phương pháp nêu vấn đề hoàn toàn khác với hướng dạy học nêu vấn đề.Và vì thế với cách phân tích tác phẩm theo hướng “Bước theo tác giả”và theo tình huống khá phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể vận dụng phương pháp nêu vấn đề.
Các tình huống nêu vấn đề có thể được tạo rakhi xem xét các tình tiết trong khuôn khổ của cách phân tích “Bước theo tác giả” khi nghiên cứu hình tượng nhân vật theo hình tượng. Có điều chúng ta cần thiết phải có cách thiết lập và vận dụng linh hoạt hơn với “hệ thống các tình huống có vấn đề.” cụ thể các tình huống có vấn đề không phải chỉ liên hệ với nhau một cách tự thân mà phải liên kết với các tình huống học tập khác trong một hệ thốnh rộng hơn. Chẳng hạn trong giờ học tác phẩm, tình huống có vấn đề (được thể hiện ra bằng câu hỏi vấn đề) có thể xen kẽ với các câu hỏi gợi mở khác và tất cả chúng đều phục vụ mục đích là tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm. Vậy là, các tình huống có vấn đề được sản sinh ra trong quá trình hướng đẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm chứ không phải là cái gì tiền định trước. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể, các tình huống có vấn đề được sản sinh ra như thế đương nhiên nó sẽ liên kết với nhau. Như vậy với tất cả những điều nói trên chúng ta thấy được sự phối hợp, bổ sung giữa phương pháp gợi mở và phương pháp nêu vấn đề. Sự phối hợp này là một phương pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế của chúng mở ra những triển vọng nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn. Ngoài ra chúng ta còn thấy rằng các tình huống có vấn đề thường được đặt ra một cách tự phát trong dạy học Ngữ văn và nhất là khi đã được giáo viên ý thức có sự tìm tòi nghiền ngẫm thì việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề mới phổ biến và có hiệu quả thiết thực trong giảng dạy.
* Biện pháp giải quyết
 Để tạo dựng tình huống có vấn đề trong dạy học Ngữ văn ta có thể áp dụng một số những biện pháp sau:
- Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những trở ngại khó khăn trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh. Ví dụ: việc phát triển và đánh giá những chi tiết độc đáo trong mối quan hệ với chủ đề tư tưởng tác phẩm và trong sự thống nhất với kết cấu nghệ thuật toàn vẹn của tác phẩm là một tình huống có vấn đề. Chẳng hạn với câu thơ cuối bài thơ Sau phút chia ly( trích- Chinh phụ ngâm khúc): “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ”: giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu thơ này có phải so sánh tình cảm của chàng và thiếp hay không?và sau đó có thể nêu câu hỏi tiếp?Vậy câu thơ đó đã diễn tả điều gì?
-Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những cách hiểu cách bình giá khác nhau về một hiện tượng văn học như một hình ảnh ,một nhân vật ...Ví dụ :Với bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến giáo viên có thể nêu câu hỏi:
Câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu không có” có hai cách hiểu:
+ Cách hiểu thứ nhất cho rằng miếng trầu là đầu câu truyện cũng không có,nhưng lại có cách hiểu khác cho rằng là có trầu (ở đây trầu không có-trầu không là danh từ).Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
- Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những nguyên tắc sáng tạo tác phẩm với những phản ứng tâm lý thông thường của độc giả.Chẳng hạn với truyện Tấm Cám có thể nêu câu hỏi:Có nhiều người cho rằng Tấm hiền quá hóa dại dột?Em có đồng ý với ý kiến đó không?Nhiều người thắc mắc,tại sao Tấm trèo cau bị mẹ 
Cám chặt cây, lừa là bắt kiến mà Tấm vẫn tin? Em hiểu ý kiến đó như thế nào?..Câu hỏi nêu vấn đề dạng này hướng tới mục tiêu khắc sâu một đặc điểm thi pháp truyện cổ tích cho học sinh;đó là nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng,sự xuất hiện của nhân vật là để thực hiện một nhiệm vụ nào đó,nhân vật chưa có đới sống tâm lý riêng.
 	Tạo dựng tình huống có vấn đề từ nhận thức vượt ra khỏi nhận thức chung của số đông người đọc hoặc đôi khi trái ngược với ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Chẳng hạn, khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có em học sinh hỏi cô giáo: “ Tại sao Ông lão đánh cá không bảo con cá cho mình một bà vợ tốt hơn”? Và một vấn đề nữalà giáo viên phải phân biệt được các câu hỏi gợi mởvới câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi gợi mở cũng khiến học sinh suy nghĩ và trong chừng mực nào đó, đã nêu câu hổi là phải có “vấn đề” không thì sẽ trở thành ngớ ngẩn. Tuy nhiên, câu hỏi nêu vấn đề phân biệt với câu hỏi gợi mở ở một số diểm sau:
+ Thứ nhất: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi mở ra những khả năng giải quyết đa dạng, dẫn tới những câu trả lời dưới dạng khác nhau. Điều này phân biệt với câu hỏi tái hiện chỉ hướng tới một đáp án duy nhất. với các câu hỏi vừa nêu ở trên, học sinh luôn đứng truớc khả năng lựa chọn. Học sinh không chỉ phát biểu cách hiểu quan điểm của mình mà còn đối diện với những ý kiến khác, so sánh ý kiến của mình với chúng gạt bỏ những diễn giải không có cơ sở, bảo vệ cách hiểu của mình. Và vì thế các em phải hoạt động tư duy của mình một cách năng động, đặc biệt là nó rèn giữa tư duy phê phán, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Mặt khác khi có nhu cầu bảo vệ ý kiến của mìnhthì các em phải có khả năng xác nhận cơ sở lý luận cho nó, từ đó khuyến khích các em tích cực học tập, lĩnh hội tốt các tài liệu học phức tạp.
+ Thứ hai: câu hỏi nêu vấn đề có sức bao quát không chỉ một sự kiện đơn nhất mà cả phạm vi tư liệu rộng rãi. câu hỏi nêu vấn đề thông thường nêu bật các quan hệ giữa yếu tố riêng rẽ của văn bản nghệ thuật với quan điểm chung của tác phẩm. Thông qua giải quyết tình huống có vấn đề học sinh nắm bắt duựơc mối quan hệ bản chất của tác phẩm. Các câu hỏi vừa nêu ở trên cho ta thấy rõ đặc điểm đó.
 	Từ đó chúng ta có thể khẳng định câu hỏi nêu vấn đề sẽ phát huy tư duy khái quát, phương pháp hệ thống cho học sinh
III. Kết quả:
 	Như vậy với việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Ngữ Văn tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học Văn hơn, hiểu bài thấu đáo hơn và phát huy được tính tư duy khái quát của giờ học Văn và các em không còn cảm thấy ngại học Văn trái lại các em say mê học Văn hơn và đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình học Văn
IV. Kiến nghị: 
Vấn đề vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Ngữ Văn là một vắn đề đang cần sự tích cực tìm tòi, bổ sung tôi rất mong được sự trao đổi của các đồng nghiệp để vận dụng có hiệu quả phương pháp này vào dạy học Ngữ Văn.
 Xuân Trường ngày 22/4/2009
 Người viết
 Phạm Thị Phương
	Phòng giáo dục huyện xuân trường
Trường thcs xuân đài
 ----------------------
sáng kiến kinh nghiệm
vận dụng phương pháp nêu vấn đề
vào dạy học ngữ văn
&
 Tác giả : Phạm Thị Phương
 Nghề nghiệp: Giáo viên
 Chức vụ : Tổ trưởng tổ KHXH
Năm học 2008-2009
Tuần 20:
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy : 31/12/201
 Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: - Giúp hs nắm được khái niệm về tục ngữ
 - Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
 - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải nghĩa, phân tích.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức trân trọng, gìn giữ giá trị của các câu tục ngữ. 
B. Chuẩn bị:
 Thầy: Nghiên cứu tư liệu, sách giáo khoa, soạn bài
 Trò: Học bài cũ, soạn bài mới theo hướng dẫn
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình lên lớp.
 Gv giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt
Gv cho hs quan sát vào 8 câu tục ngữ, phần chú thích *(SGK)
 Gv gọi hs đọc phần chú thích 8 (SGK), cả lớp theo dõi để nắm được khái niệm về tục ngữ.
 ? Em hiểu thế nào là tục ngữ.
 Hs trả lời theo SGK
 GV chiếu khái niệm Tục ngữ và nhấn mạnh các đặc điểm của tục ngữ. Từ đó khẳng định : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian.
GV chiếu 8 câu tục ngữ lên màn hình.
Gv giới thiệu cách đọc.
Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét, sửa lỗi.
Gv cho hs đọc chú thích 1, 3,5.
I. Tìm hiểu chung văn bản.
 1. Khái niệm về tục ngữ.
- Tục ngữ : Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày .
2. Đọc, hiểu chú thích.
Gv cjho hs quan sát 8 câu tục ngữ , suy nghĩ trả lời câu hỏi.
? 8 câu tục chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm mấy câu? Nêu nội dung của từng nhóm.
Trả lời:8 câu tục ngữ chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1: Câu 1,2, 3, 4. Tục ngữ về thiên nhiên.
Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 .Tục ngữ về Lao động sản xuất.
Gv chiếu câu 1 lên màn hình, gọi hs đọc và theo dõi để suy nghĩ trả lời câu hỏi.
? Câu tục ngữ đề cập đến hiện tượng thiên nhiên nào.
- Câu tục ngữ đề cập đến hiện tượng 
II. Đọc - hiểu văn bản.
 1. Tục ngữ về thiên nhiên.
* Câu 1:
thời gian: Đêm - ngày.
? Hiện tượng thời gian "Đêm - ngày" vào thời điểm cụ thể nào.
- Đêm tháng năm.
- Ngày tháng mười.
? Hiện tượng" Đêm tháng năm - Ngày tháng mười " qua những từ ngữ nào?
- chưa nằm đã sáng. 
- chưa cười đã tối .
? Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng qua câu tục ngữ. Tác dụng.
- Nghệ thuật nói quá : nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
? Ngoài ra tác giả dân gian còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào nữa.
Gieo vần lưng: năm- nằm.
Nghệ thuật đối: làm nổi bật tính chất trái ngược ngày và đêm của mùa hè và mùa đông.
? Từ sự tìm hiểu trên, em thấy kinh nghiệm nào được tác giả đúc kết qua câu tục ngữ.
- Kinh nghiệm về hiện tượng thời gian.
 Gv đưa câu tục ngữ lên máy cho hs quan sát và trả lời câu hỏi.
? Câu tục ngữ có mấy vế. Nêu ý nghĩa của từng vế.
- Hs trả lời theo gợi ý của Gv.
? Hiểu nghĩa đầy đủ câu tục ngữ ntn.
Vào mùa hè, ngày nào đêm trước nhiều sao, hôm sau sẽ nắng. Trời ít sao sex mưa.
? Nghệ thuật đặc sắc của câu tục ngữ.
- Gv hướng dẫn hs lần lượt chỉ ra nghệ thuật và nêu tác dụng.
? Từ thức tế Kinh nghiệm nào được tác giả đúc kết qua câu tục ngữ.
Hs trả lời gv rút ra bảng tĩnh.
 GV bình và chuyển ý.
Gv chiếu câu tục ngữ 3 lên máy , gọi hs đọa cả lớp theo dõi và tìm hiểu nghĩa của từng vế câu.
? Nêu ý nghĩa đầy đủ của từng vế câu.
Hs trả lời.
Gv khái quát nêu ra nghệ thuật của câu tục ngữ: Nghệ thuật – sử dụng câu rút gọn nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ, ý chỉ nhiệm vụ chung cho tất cả mọi người.
? Từ sự tìm hiểu trên , kinh nghiệm nào của nhân dân được đúc kết qua câu tục ngữ.
Gv bình và chuyển ý.
Gv cho hs đọc câu tục ngữ 4.
? Em hiểu nghĩa của tục ngữ này như thế nào.
Tháng bảy Kiến bò ra nhiều thì tháng 8 sẽ có mưa to, lụt lội.
? Theo em tại sao khi kiến bò ra lại có lũ lụt.
Hs giải thích.
? Theo em, dân gian trông Kiến đoán lụt. Điều này cho thấy đặc nào của dân gian.
- Nhân dân đã quát tỉ mỉ.
? Lập luận chặt chẽ, nhắc nhở mọi người không được chủ quan vẫn phải đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch.
? Qua việc tìm hiểu, giá trị kinh nghiệm nào của nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ.
- Quan sát sự vật để dự đoán lũ lụt.
Gv tổng kết 4 câu tục ngữ, chuyển sang phần 2.
Gv chiếu câu tục ngữ thứ 5 lên màn hình, gọi hs đọc.
? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt.
Hình thức ngắn gọn.
? Câu tục ngữ chia làm mấy vế. Nêu nội dung từng vế.
- Hs giải thích từng vế.
? Nêu nghệ thuật của câu tục ngữ.
Hình ảnh: gần gũi.
Nghệ thuật so sánh.
? Vì sao đất được quí như vàng, quí hơn vàng.
 Hs thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Với ý đó, câu tục ngữ còn khuyên chúng ta điều gì.
- Cần phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai.
- Phê phán những trường lãng phí đất.
GV cho hs theo dõi câu tục ngữ và tìm hiểu nghĩa của “ canh trì, canh viên, canh điền”
? Chuyển câu tục ngữ thành câu thuần việt.
- Thứ nhất là nuôi các, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
? NGhệ thuật đặc sắc câu tục ngữ.
Nhịp điệu 3/3/3
Sử dụng từ Hán Việt.
 Gieo vần lưng.
? Với nghệ thuật ấy, theo em việc sắp theo thứ tự” nhất, nhị, tam” xác định tầm qua trong, hay lợi ích của các nghề.
? Bài học kinh nghiệm nào rút ra qua câu tục ngữ.
Muốn làm giàu phát triển thủy sản.
Gv bình và nâng cao.
? Đến đây lời nhắn nhủ nào được gửi gắm qua câu tục ngữ.
Gv chiếu câu tục ngữ trên máy chiếu.
Gv gọi hs đọc, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
 Gv cho hs lần lượt giải nghĩa của từ “ nhất, nhị, tam, tứ” và giảI nghĩa cả câu.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của câu tục ngữ.
- Nghệ thuật liệt kê nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
? Tìm thêm những câu tục ngữ có nội dung tương tự.
Hs trả lời
? Theo em, bài học nào được đúc kết qua câu tục ngữ.
Gv bình và nâng cao , chuyển ý sang câu 8.
Gv cho hs quan sát câu tục ngữ 8 nhận xét về hình thức của câu tục ngữ.
? Em hãy diễn xuôi lại câu tục ngữ.
- Thứ nhất đúng thời vụ , thứ hai là đất canh tác.
? Nhận xét về hình thức của câu tục ngữ. Tác dụng.
- Ngắn gọn, hàm xúc, nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục trong trồng trọt.
? Bài học rút ra từ câu tục ngữ.
Gv khái quát, bình của 8 câu tục ngữ.
 Gv cho hs quan sát lại 8 câu tục ngữ.
? Nêu những nghệ thuật đặc sắc của 8 câu tục ngữ.
 - HS trả lời, Gv lần lượt rút ra bảng tình.
?Các câu tục ngữ trên để cập đến những nội dung nào.
 - Hs trả lời theo nội dung vừa tìm hiểu.
 GV hệ thống kiến thức và đưa bài tập củng cố.
 Gv khái quát kết thúc giờ học.
- Kinh nghiệm về thời gian.
*Câu 2
Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán mưa nắng.
* Câu 3:
* Câu 4.
- Quan sát sự vật để sự đoán lũ lụt.
2. Tục ngữ về lao động sản xuất.
* Câu 5.
- Nghệ thuật so sánh đề cao giá trị của đất.
- Khuyên con người có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai.
* Câu 6
- Cần khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên nhiên để tạo ra của cảI vật chất.
* Câu 7.
- Tầm quan trọng của 4 yếu tố “ nước, phân, cần, giống”
* Câu 8
- Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Hình thức cô đúc, ngắn gọn.
- Các vế đối cả hình thức lẫn nội dung.
- Hình ảnh cụ thể, sinh động.
- Gieo vần tọa câu nói dễ nhớ, dễ thuộc.
- Lập luận chặt chẽ.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ(SGK)
IV. Luyện tập.
1. Bài 1. Nhìn tranh và theo gợi ý tìm những câu tục ngữ tương ứng.
2. Bìa 2. Trò chơi tiếp sức.
3. Bài 3. Đặt mộ cuộc họi thuội theo chủ đề tự chọn có sử dụng 1 câu tục ngữ mà em vừa được học.
 4. Củng cố : Gv ra bài tập củng cố.
 5. Hướng dẫn: - Học thuộc các câu tục ngữ và ghi nhớ.
 - Soạn bài chương trình địa phương.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN phuong.doc