Đề thi hết học kì I (năm học 2010 – 2011 ) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian chép đề )

Đề thi hết học kì I (năm học 2010 – 2011 ) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian chép đề )

MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học trong học kì I

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát các vấn đề đã học

3. Thái độ: Có ý thức tự giác khi làm bài.

II / TRỌNG TÂM

Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh trong học kì I

III / CHUẨN BỊ

Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn đề và đáp án, biểu điểm.

Học sinh: On lại những kiến thức đã học trong học kì I.

IV / TIẾN TRÌNH:

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi hết học kì I (năm học 2010 – 2011 ) môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian chép đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 61+62 Ngày thi: / 12 / 2010
ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I ( 2010 – 2011 )
MÔN: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
( Không kể thời gian chép đề )
I / MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học trong học kì I 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát các vấn đề đã học
3. Thái độ: Có ý thức tự giác khi làm bài.
II / TRỌNG TÂM
Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh trong học kì I
III / CHUẨN BỊ
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn đề và đáp án, biểu điểm.
Học sinh: Oân lại những kiến thức đã học trong học kì I.
IV / TIẾN TRÌNH:
1. Oån định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
CÂU 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1
( 3 đ )
a. Viết đúng chính xác bài thơ “ Bài ca Côn Sơn”. Sai quá 03 lỗi chính tả trừ 0,25 đ
b. Tác giả: Nguyễn Trãi
Thể thơ: lục bát
Số câu: 8 câu. Đặc điểm thể thơ: thơ lục bát ( 6 - 8), nhịp 2/2 hoặc 4/4, vần bằng. Các tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 tiếp theo. Tiếng thứ 8 câu 8 lại vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. Cứ hai câu: 6 – 8 đi với nhau thành một cặp. Vì thế gọi là thơ lục bát
Câu 2
( 2đ )
a. Lỗi sai: Dùng thừa quan hệ từ “ qua”.
 - Sửa lại: Lược bỏ từ “ qua” hoặc thêm chủ ngữ vào trước từ “ thể hiện” .
b. Dùng không đúng cặp quan hệ từ “ mặc .. nên”
 - Sửa lại: “ Mặc dù .. nhưng”
Câu 3
( 5đ )
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Xác định đúng phương pháp làm bài văn biểu cảm
- Đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng
- Hạn chế các lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp 
* Yêu cầu về kiến thức
Ví dụ: Người bà
* Mở bài: 
- Giới thiệu chung bà là người mà em kính yêu nhất.
* Thân bài:
- Bà đã hơn 70 tuổi, sức khoẻ vẫn dẻo dai, trí óc minh mẫm, mái tóc bạc, gương mặt phúc hậu, đôi mắt hiền từ, nụ cười độ lượng.
- Bà rất thương yêu con cháu, tần tảo, đảm đang nuôi các con nên người. Giúp các con nuôi dạy các cháu chăm ngoan.
- Mọi người đều yêu quí, kính trọng bà.
- Em tin cậy, thường xin ý kiến bà trong mọi công việc.
* Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về bà.
- Trong vòng tay che chở, bao bọc của bà, em thấy vô cùng hạnh phúc. Tài sản quí giá nhất mà bà để lại cho con cháu là nếp sống: Đói cho sạch, rách cho thơm.
ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 3 điểm )
a. Ghi lại theo trí nhớ nguyên văn bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” trong sách Ngữ văn 7 tập 1.
b. Hãy cho biết tên tác giả, thể thơ và đặc điểm của thể thơ ( câu, chữ, cách gieo vần ) của 
bài thơ vừa ghi.
Câu 2: ( 2 điểm ) 
Phát hiện lỗi về quan hệ từ và chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh:
a. Qua bài thơ “ Rằm tháng giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng 
và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
b. Mặc dù nhà Lan nghèo khó nên bạn ấy học rất giỏi.
 Câu 3: ( 5 điểm )
 	Phát biểu cảm nghĩ của em về người mà em yêu quí nhất.
4. Củng cố và luyện tập
Giáo viên thu bài làm của học sinh kiểm tra lại đầy đủ những thông tin cần thiết trong bài làm, đếm lại số bài và số tờ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
	Chuẩn bị bài mới: Oân tập văn biểu cảm. Soạn kĩ những nội dung có trong bài học. Xem lại cách làm bài văn biểu cảm
Tiết 63 Ngày dạy: 17 / 12 / 2010
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I / MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm. 
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân biệt đặc điểm của văn bản biểu cảm. Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích tiết học 
II / TRỌNG TÂM
Ơn tập về văn biểu cảm
III / CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: Soạn bài trước ở nhà 
IV / TIẾN TRÌNH:
1. Oån định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng
3. Bài mới
Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong từng bước, từng hoạt động
- Phân tích tình huống: Phân tích tình huống cần trình bày cảm nghĩ cá nhân về văn biểu cảm.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể: trao đổi, phân tích các tình huống mẫu để nhận ra văn biểu cảm
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng biểu cảm trong nói và viết.
HĐ1: 3.1. Khám phá: 
Nêu những văn bản đã học thuộc thể loại tác phẩm trữ tình?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
3.2: Kết nối
GV sử dụng kĩ thuật động não yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học đ đ
* Thế nào là văn biểu cảm?
- Hs lần lượt trả lời, bổ sung.
* Muốn bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá của mình cần phải cĩ yếu tố gì? Tại sao?
 (Các yếu tố cần cĩ để hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, t/c của con người là tự sự và miêu tả)
* Em hãy cho biết, vai trị của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm là gì?
 (Tự sự, miêu tả đĩng vai trị làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc, nếu thiếu nĩ tình cảm sẽ mơ hồ).
* Văn biểu cảm cĩ gì khác so với văn miêu tả và văn tự sự? Lấy ví dụ?
( + Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng -> để ta cảm nhận được nĩ. Cịn ở văn biểu cảm: mượn đặc điểm, phẩm chất của đối tượng để nĩi lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.
 + Văn tự sự tức là kể từ đầu đến cuối một sự việc nào đĩ. Cịn trong văn biểu cảm chỉ kể những câu chuyện để lại ấn tượng sâu đậm ).
- GV: Cần phân biệt tương đối rạch rịi 3 kiểu vb nhưng khơng nên tuyệt đối hĩa ranh giới giữa 3 kiểu vb.
GV yêu câu HS đọc lại bài ca dao và trả lời câu hỏi:
Con sơng kia bên lở bên bồi,
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
Con sơng kia nước chảy đơi dịng,
biết rằng bên đục, bên trong, bên nào.
* Những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài ca dao?
Các hình ảnh trong bài thơ cĩ ý nghĩa gì?
Tâm trạng của người viết như thế nào?
GV gợi dẫn cho HS trả lời theo gợi ý ở bài chơi chữ.
Định hướng:
Điệp ngữ, ẩn dụ ( dịng sơng, lở - bồi, đục - trong ), từ trái nghĩa 
Ý nghĩa tượng trưng, ám chỉ những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người.
Tâm trạng phân vân ( bên nào? ) cĩ xen chút hồi hộp, bâng khuâng 
3.3 Thực hành - luyện tập
* Khi làm một bài văn biểu cảm, em cần thực hiện những bước nào?
( + Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài ).
? Em hãy cho biết, văn biểu cảm gồm mấy loại?
( Gồm 3 loại: + Biểu cảm về sự vật.
 + Biểu cảm về con người.
 + Biểu cảm về tác phẩm văn học ).
* Dàn bài khái quát cho mỗi loại văn biểu cảm trên là gì?
( Học sinh chia làm 3 nhĩm, mỗi nhĩm viết ra vở một dàn bài khái quát cho một loại văn biểu cảm ).
- Gv gọi một vài đại diện trả lời.
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung. 
- Hs thảo luận làm dàn ý, trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
3.4 Vận dụng
- HS tập viết đoạn văn ở nhà.
GV chọn 5 trong số 10 đoạn văn ở bài 11 ( phần tư liệu tham khảo ) để hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 trong SGK. Tr. 168.
I / NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN BIỂU CẢM
1. Khái niệm.
- Văn biểu cảm: là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người với thiên nhiên, cuộc sống.
2. Vai trị của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Tự sự, miêu tả là phương tiện để người viết biểu hiện tình cảm.
- Thiếu 2 yếu tố trên thì tình cảm sẽ mơ hồ, khơng cụ thể vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
II / SO SÁNH YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ TRONG VĂN BIỂU CẢM VỚI VĂN MIÊU TẢ, TỰ SỰ
1. Văn tự sự.
- Kể lại câu chuyện cĩ đầu cĩ cuối, cĩ nguyên nhân, diễn biến, kết quả. (Tái hiện sự kiện)
2. Văn miêu tả.
- Nhằm tái hiện đối tượng, để người đọc, người nghe hình dung được rõ về đối tượng ấy.
3. Văn biểu cảm.
- Mượn tự sự, miêu tả để bộc lộ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
IV / TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BIỂU CẢM
- Qua các tác phẩm văn chương đã học, chúng ta thấy văn bản biểu cảm rất gần gũi với văn bản trữ tình.
V / LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề văn biểu cảm:“Cảm nghĩ mùa xuân”.
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Kiểu văn bàn: phát biểu cảm nghĩ (văn b/c)
- Đề tài: Mùa xuân.
- Yêu cầu: bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá đối với mùa xuân.
- Mục đích: Yêu quý muà xuân 
Bước 2. Tìm ý 
- Mùa xuân của thiên nhiên:
+ Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muơng.
- Mùa xuân của con người:
+ Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ
phát biểu cảm nghĩ:
+ Thích hay khơng thích mùa xuân? Vì sao?
- Kể hoặc tả để bộc lộ cảm nghĩ thích hay khơng thích.
- Kể hoặc tả để giải thích vì sao mong đợi hoặc khơng mong đợi mùa xuân. 
Bước 3. Lập dàn ý.
MB: - Giới thiệu mùa xuân 
 - Nêu cảm xúc chung.
TB: 
- Mùa xuân của thiên nhiên: cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muơng...
- Mùa xuân của con người: tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ.
- PBCN.
+ Thích hay khơng thích mùa xuân? Vì sao?
+ Kể, tả để bộc lộ cảm nghĩ thích/ ko?
+ Giải thích vì sao mong đợi, khơng mong đợi mùa xuân?
KB: Nêu cảm xúc chung.
Bước 4: Diễn đạt.
4. Củng cố và luyện tập
 * Em hãy cho biết, từ phần ơn tập em rút ra kinh nghiệm gì cho bài viết văn biểu cảm học kỳ sắp tới?
 Hồn thành dàn ý chi tiết, đoạn văn.
 Làm dàn ý biểu cảm về tác phẩm văn học “Bánh trơi nước”. 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Chuẩn bị: Ơn tập tác phẩm trữ tình.
 V / TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - SGK Ngữ Văn 7. Tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục
 - Để học tốt Ngữ Văn 7 – Nhà xuất bản Thanh niên
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 tập 1 – Nhà xuất bản Hà Nội
VI / RÚT KINH NGHIỆM
Kiến thức: 
Kĩ năng: .
 .
Đồ dùng dạy học: .
Tiết 64 Ngày dạy 17/12/ 2010
ƠN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I / MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. Một số thể thơ đã học. Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hố, tổng hợp, phân tích, chứng minh. Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ: 
II / TRỌNG TÂM:
	Củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các tác phẩm trữ tình nĩi chung.
III / CHUẨN BỊ
Giáo viên: Chuẩn bị một số bảng phụ, bài tập, sơ đồ trên giấy lớn.
Học sinh:Các bảng biểu, trả lời các câu hỏi trong SGK. Tr. 180 - 181
IV /  ... u văn bản nào ?
* Nội dung cần biểu cảm là gì?
* Với đề bài này cần có những định hướng như thế nào?
HS suy nghĩ, nhận xét, trình bày 
* Bố cục gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần ? ( Cách trình bày, bố cục: Ba phần rõ ràng, mạch lạc ) 
* Chúng ta sẽ biểu cảm như thế nào ?
- GV gọi một vài đại diện HS nhắc lại bố cục của đề bài TLV
GV chia lớp thành ba nhóm
N1 : Lập dàn bài cho phần mở bài
N2 : Lập dàn bài cho phần thân bài
N3 : Lập dàn bài cho phần kết bài
- Đại diện nhóm trình bày – GV: Dùng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn một dàn bài hoàn chỉnh để học sinh đối chiếu .
GV trả bài trước cho học sinh
Ưu điểm: Về cơ bản đã nắm được đặc điểm và phương pháp làm bài văn biểu cảm
Nắm được yêu cầu của đề bài.
Bố cục của bài viết tương đối rõ ràng, mạch lạc.
Đảm bảo được những nội dung cơ bản.
= > GV đưa ra ví dụ cụ thể trong bài làm của học sinh.
Khuyết điểm: 
- Nội dung còn sơ sài, một số bài còn sa vào lối tự sự, miêu tả mà bỏ quên yếu tố biểu cảm.
- Diễn đạt yếu.
- Mắc nhiều lỗi chính tả
- Tìm hiểu những bài mắc lỗi, sửa lỗi.
HS phát hiện lỗi: bài văn đã đúng thể loại, có bố cục rõ ràng chưa? Tự sự và miêu tả trong bài có giúp cho việc biểu cảm hay lấn át cảm xúc? Từ ngữ dùng chính xác chưa? 
HS thảo luận, nêu ra giải pháp sửa chữa.
GV đưa ra một số lỗi thường mắc của học sinh để sửa
- Lỗi diễn đạt. Lỗi chính tả. Lỗi viết câu, chữ viết.
Cách trình bày.
- HS đọc bài làm của mình và tự nhận xét
- HS nghe và đối chiếu với bài làm của mình và tự sửa chữa, bổ sung những sai sót trong bài làm của bản thân.
Giải đáp thắc mắc của HS
HS xem lại bài làm của mình, nêu thắc mắc ( nếu có ).
GV giải đáp những thắc mắc của HS.
- GV đọc cho HS nghe bài làm mẫu.
- GV: Cập nhật điểm số học sinh đạt được vào sổ điểm lớp .
I / LÍ THUYẾT
Câu 1:
a. Viết đúng chính xác bài thơ “ Bài ca Côn Sơn”. Sai quá 03 lỗi chính tả trừ 0,25 đ
b. Tác giả: Nguyễn Trãi
Thể thơ: lục bát. Số câu: 8 câu. Đặc điểm thể thơ: thơ lục bát ( 6 - 8), nhịp 2/2 hoặc 4/4, vần bằng. Các tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 tiếp theo. Tiếng thứ 8 câu 8 lại vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. Cứ hai câu: 6 – 8 đi với nhau thành một cặp. Vì thế gọi là thơ lục bát.
Câu 2:
a. Lỗi sai: Dùng thừa quan hệ từ “ qua”.
 - Sửa lại: Lược bỏ từ “ qua” hoặc thêm chủ ngữ vào trước từ “ thể hiện” .
b. Dùng không đúng cặp quan hệ từ “ Mặc dù .. nên”
 - Sửa lại: “ Mặc dù .. nhưng”
II / THỰC HÀNH
1. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về người mà em yêu quí nhất.
2 / Tìm hiểu đề và tìm ý 
a / Tìm hiểu đề
- Thể loại : Văn biểu cảm
- Nội dung : Tình cảm, cảm xúc của bản thân về một người thân cụ thể.
Hình thức: Bài văn có bố cục hợp lí, mạch lạc, diễn đạt trong sáng, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
b / Tìm ý
- Giới thiệu người thân của mình.
- Lí do thể hiện tình cảm với người đó.
- Kể, tả về người thân ( chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu )
- Cảm xúc, thái độ, tình cảm của mình với người đó.
- Đi sâu vào một kỉ niệm có tác dụng biểu cảm nhất định.
- Những việc đã làm hoặc nhất định làm đối với người thân.
- Khái quát lại tình cảm, cảm xúc vối người thân
3 / Lập dàn ý
* Mở bài: 
- Giới thiệu được người mình yêu quí nhất. 
- Lí do vì sao mà mình lại yêu quí người đó.
* Thân bài:
- Tả một vài chi tiết về đối tượng đó. 
- Đối tượng đó trong cuộc sống của mọi người
- Đối tượng đó trong cuộc sống của em. 
* Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với người đó.
4 / Nhận xét bài làm
5 / Hướng dẫn khắc phục
6 / Đọc một số bài văn hay
7 / Ghi điểm vào sổ điểm lớp
4. Củng cố và luyện tập
GV nhận xét tiết trả bài kiểm tra
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Về nhà đọc, sửa chữa các lỗi trong bài theo sự chỉ dẫn của giáo viên đã nhận xét trong bài làm của mình.
Chuẩn bị bài mới: “ Chuẩn mực sử dụng từ ”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 Nhà xuất bản Giáo Dục. Để học tốt Ngữ văn 7, tập 1 Nhà xuất bản Thanh Niên. Những bài văn mẫu lớp 7 Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
V / RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: .
.
phương pháp: 
Đồ dùng dạy học: 
Tiết 68 Ngày dạy 24 / 12/ 2010
 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I / MỤC TIÊU: Giúp HS
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, khơng lạm dụng từ địa phương.
 2. Kỹ năng: Cĩ ý thức khắc phục những nhược điểm của bản thân, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nĩi, viết, tránh thái độ cẩu thả. 
 3. Thái độ: Hăng say và yêu thích tiêt học
II / TRỌNG TÂM
Các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực
III / CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: Soạn bài trước ở nhà 
IV / TIẾN TRÌNH:
1. Oån định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng
3. Bài mới
Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong từng bước, từng hoạt động
- Phân tích mẫu để rút ra bài học về việc sử dụng từ trong nói và viết.
 - Học theo nhóm, trình bày trước tập thể: trao đổi, phân tích các tình huống mẫu để nhận ra lỗi dùng từ.
 - Động não: suy nghĩ, phân tích các câu hỏi. 
 3.1. Khám phá
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
3.2. Kết nối
- HS đọc 3 ví dụ mục I, sgk (166).
* Các từ in đậm trong những ví dụ đĩ dùng sai như thế nào? Nguyên nhân sai? 
* Em hãy chữa lại cho đúng?
- HS trả lời, gv chốt ý.
- HS đọc ví dụ mục II (tr-166)
* Em hãy cho biết các từ in đậm dùng sai ntn?
( dùng khơng phù hợp về nghĩa ).
* Em hãy sửa lại cho thích hợp?Vì sao em sửa như thế?
HS thảo luận, giải thích.
- HS đọc kĩ ví dụ mục III.
 HS thảo luận chỉ rõ nguyên nhân sai trong các trường hợp. Nêu cách sửa.
Định hướng:
+ “hào quang” - danh từ được sử dụng như tính từ.
+ “ăn mặc” - động từ được sử dụng như danh từ.
+ “thảm hại” - tính từ được sử dụng như danh từ.
+ “giả tạo phồn vinh” - sai trật tự) 
* Hãy cho biết các từ in đậm dùng sai ntn? Vì sao?
* Em hãy sửa lại cho đúng!
* Em hãy cho biết, trong trường hợp nào khơng sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt?
- Gv đưa ra một vài ví dụ về việc lạm dụng từ địa phương mà gây ra những hiểu lầm tai hại đối với người nghe cũng như việc lạm dụng từ Hán Việt sẽ gây tức cười cho người nghe.
Miền Bắc
Miền Nam
Bao di êm
nĩn
thìa 
muơi 
hộp quẹt
mũ nĩn ( chỉ cả mũ và nĩn )
muỗng 
muỗng
* Tại sao ta ko nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt?
* Qua tất cả những điều vừa tìm hiểu, em hãy cho biết, khi sử dụng từ phải đạt được những chuẩn mực nào?
- HS đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ sgk 
- GV chốt ý.
3.3. Thực hành - luyện tập
* Giải nghĩa, đặt câu thích hợp với các từ.
* Cho biết, những từ sau, từ nào cĩ thể đổi trật tự hoặc khơng? ( ao ước, kế thừa, yếu điểm, xĩt xa, ấm êm, tình cờ, anh hùng, cực khổ, hồn nhiên ... ).
- Gv chốt ý.
3.4. Vận dụng
Viết một đoạn văn ngắn trong đĩ cĩ sử dụng chính xác 3 từ cụ thể.
I / SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ
1. Ví dụ: ( sgk -166)
2. Cách sửa
- “dùi đầu” - “vùi đầu”: sai âm (do cách phát âm).
- “tập tẹ” - “bập bẹ”, “tập tọe”: sai âm (do âm gần nhau, nhớ khơng chính xác).
- “khoảng khắc” - “khoảnh khắc”: sai chính tả (do gần âm).
II / SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA
1. Ví dụ: ( sgk-166)
2. Cách sửa
- “sáng sủa”: nhận biết bằng thị giác.
 Thay bằng “tươi đẹp”, “khởi sắc”~ tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
- “cao cả”: lời nĩi việc làm cĩ phẩm chất tuyệt đối.
 Thay bằng “cĩ giá trị”, “sâu sắc”.
- “biết”: Nhận thức được, hiểu được.
 Thay bằng “cĩ” (tồn tại)
III / SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ
1. Ví dụ: (sgk- 167)
2. Cách sửa: 
- “ hào quang”(danh từ - khơng trực tiếp làm VN)
-> “hào nhống”.
- “ăn mặc”(động từ - khơng trực tiếp làm CN) -> “sự ăn mặc”.
- “thảm hại”(tính từ - khơng làm BN cho tính từ “nhiều” -> “đã chết rất thảm hại”.
- “giả tạo phồn vinh” - “phồn vinh giả tạo”. ( sai về trật tự từ)
IV / SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG SẮC THÁI BIỂU 
CẢM, HỢP PHONG CÁCH 
1. Ví dụ: (sgk -167)
2. Cách sửa
- “lãnh đạo”: người đứng đầu các tổ chức hợp pháp chính nghĩa -> sắc thái tơn trọng.
 -> “cầm đầu”: ~ tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái coi thường.
- “chú hổ” -> gọi thân mật con vật đáng yêu.
 -> “nĩ, con” : gọi con vật hung dữ.
V / KHƠNG LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG, 
TỪ HÁN VIỆT 
1. Khơng nên dùng từ địa phương trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (VB hành chính, VB chính luận).
2. Khơng nên lạm dụng từ HV khi cĩ từ thuần Việt tương đương (Trừ trường hợp VB cần sắc thái trang trọng hành chính, chính luận).
Ghi nhớ sgk. Tr. 167
VI / LUYỆN TẬP
Bài 1 
Giải thích nghĩa của các từ : be bét, bê bết, bê bối
a. be bét: sai be bét, rượu chè be bét, tình trạng be bét.
b. bê bết: áo quần lấm bê bết, bùn đất lấm bê bết, cơng việc bê bết, làm ăn bê bết,
c. bê bối: một vụ bê bối, cơng việc bê bối, quan hệ bê bối.
Bài 2
Phân biệt nghĩa của các từ : dối dá - dối trá; đào thải - sa thải; danh tiếng - tai tiếng - tiếng tăm; chú tâm - chủ tâm.
a. 
- Dối dá: Làm ăn dối dá như vậy thì sẽ mất việc.
- Dối trá: Đã lười lại cịn dối trá thì sống với ai?
b.
- Đào thải: Chính cuộc sống sẽ đào thải những kẻ ăn bám. 
- Sa thải: chủ mỏ đột ngột kí lệnh sa thải mấy chục
 cơng nhân đã tham gia cuộc đình cơng tuần trước
c.
- Danh tiếng: Một nhà văn danh tiếng nổi như cồn.
- Tai tiếng: Đĩ là việc làm tai tiếng để đời đấy con ạ! 
- Tiếng tăm: Một con người cĩ tiếng tăm đấy!
d.
 - Chú tâm: Vì chú tâm v ào việc h ọc nên nĩ tiến 
bộ trơng thấy
 - Chủ tâm: Tơi khơng chủ tâm làm như vậy.
4. Củng cố và luyện tập
 - Nắm bài học. Vận dụng sửa sai, trau dồi vốn từ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Soạn bài: “ Mùa xuân của tơi”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 Nhà xuất bản Giáo Dục. Để học tốt Ngữ văn 7, tập 1 Nhà xuất bản Thanh Niên. Những bài văn mẫu lớp 7 Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
V / RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: .
.
phương pháp: 
Đồ dùng dạy học:  

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu Van 7.doc