Câu 1:(2 điểm)
1.1 Sự phân loại về thể loại thơ dưới đây đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a) Sông núi nước Nam: Thất ngôn bát cú.
b) Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra:Thất ngôn Đường luật.
c) Bánh trôi nước: Thất ngôn.
d) Qua Đèo Ngang: Bát cú Đường luât.
e) Bạn đến chơi nhà: Bát cú ngũ ngôn.
f) Phò giá về kinh: Ngũ ngôn bát cú.
g) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:Thất ngôn tứ tuyệt.
h) Xa ngắm thác núi Lư: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
i) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
k)Chinh phụ ngâm khúc: 7/7/6/8 ( song thất lục bát )
l) Hai bản dịch bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: 6/8(lục bát).
1.2 Trong những bài thơ trên em thích nhất bài nào? Vì sao?
MẪU ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 7 Câu 1:(2 điểm) 1.1 Sự phân loại về thể loại thơ dưới đây đúng hay sai? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. a) Sông núi nước Nam: Thất ngôn bát cú. b) Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra:Thất ngôn Đường luật. c) Bánh trôi nước: Thất ngôn. d) Qua Đèo Ngang: Bát cú Đường luât. e) Bạn đến chơi nhà: Bát cú ngũ ngôn. f) Phò giá về kinh: Ngũ ngôn bát cú. g) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:Thất ngôn tứ tuyệt. h) Xa ngắm thác núi Lư: Ngũ ngôn tứ tuyệt. i) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. k)Chinh phụ ngâm khúc: 7/7/6/8 ( song thất lục bát ) l) Hai bản dịch bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: 6/8(lục bát). 1.2 Trong những bài thơ trên em thích nhất bài nào? Vì sao? Câu 2: (2 điểm) 2.1 Chép lại bằng trí nhớ của em; bài ca dao nói về công lao cha mẹ đối với con cái, mà em đã được học ? ( trong chương trình – Ngữ văn 7 tập 1). 2.2 Câu nào em xúc động nhất? Giải thích rõ vì sao? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu ) nêu rõ cảm nghĩ và đánh giá của riêng em về bài thơ ấy. Câu 3: (3 điểm) + Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: .Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa đầy ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng vói trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm (Trích Sài gòn tôi yêu) 3.1 Đoạn trích trên theo nhà văn nào? 3.2 Từ nào đồng nghĩa với từ trẻ? 3.3 Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ trân trọng? Tưới tiêu, chăm bón, giữ gìn, coi thường. 3.4 Trong đoạn văn trên người viết sử dụng đại từ ở ngôi thứ mấy? 3.5 Hãy tìm thành ngữ trong đoạn văn trên? 3.6 Trong đoạn văn trên, người viết không sử dụng những biện pháp nào? Chơi chữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá. Câu 4: (3 điểm ) Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa. .........................................Hết.............................................. ĐÁP ÁN: Câu 1:2 (2 điểm) 1.1 a) Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Xa ngắm thác núi Lư, b) Thất ngôn bát cú Đường luật: Bạn đến chơi nhà, Qua Đèo Ngang. c) Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Phò giá về kinh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. d) Song thất lục bát: Chinh phụ ngâm khúc. e) Lục bát: Côn sơn ca, hai bản dịch bài Hồi hương ngẫu thư. 1.2 Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ phải bám vào bài thơ em thích nhất, phải không ngắn quá (dưới 4 câu), không dài quá (9,10 câu). Cảm nghĩ cần chân thật, diễn đạt tự nhiên. Khuyến khích những cảm nhận riêng. Câu 2: (2 điểm) 2.1 Chép chính xác về từ ngữ và chính tả (1 điểm) 2.2 Câu nào em xúc động nhất, giải thích đúng và rõ (1 điểm) Câu 3: (3 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm. 3.1 Đoạn trích trên theo nhà văn Minh Hương. 3.2 Từ đồng nghĩa với từ trẻ là từ xuân chán. 3.3 Trái nghĩa với từ trân trọng là từ coi thường. 3.4 Trong đoạn văn trên người viết sử dụng đại từ ở ngôi thứ nhất, số ít. 3.5 Thành ngữ trong đoạn văn trên là: Thay da, đổi thịt. 3.6 Trong đoạn văn trên, người viết không sử dụng những biện pháp:Chơi chữ. Câu 4 (3 điểm) Yêu cầu cần đạt: Đây là kiểu bài văn biểu cảm. Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần phải làm được các ý lớn sau: Hình ảnh người bà: Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo (chú ý các từ ngữ, hình ảnh: “Tay bà khom soi trứng, Dành từng quả chắt chiu”, “Bà lo đàn gà to, Mong trời đừng sương muối”). Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: Dành dụm chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới. Bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng cũng là vì tình yêu thương cháu. Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. ..........................................Hết..........................................
Tài liệu đính kèm: