GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 58: Cộng, trừ đa thức

GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 58: Cộng, trừ đa thức

GA Ð?i s? 7 – THCS Phu?c Hịa - Ti?t

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Đại số 7 – THCS Phước Hòa - Tiết 58: Cộng, trừ đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17-03-2008
TIẾT 58: §6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm vững cách cộng, trừ đa thức.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc dấu trừ; thu gọn đa thức.
3. Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt khi phát hiện các hạng tử đồng dạng trong đa thức tổng hoặc hiệu để thu gọn đa thức.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ, phấn màu.
2. Chuẩn bị của HS: Nắm vững cách thu gọn đa thức. Nắm vững quy tắc dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng. Bảng nhóm, bút dạ.
 I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: 	( 6 ph)	
Câu 1: Thế nào là đa thức? Cho ví dụ?Chữa bài tập 27 trang 38 SGK.
Câu 2: Thế nào là dạng thu gọn của đa thức? Bậc của đa thức là gì? Chữa bài tập 28 trang 13 SBT?
3. Giảng bài mới:
 	a. Giới thiệu bài: (1ph): Đã biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng. Một vấn đề đặt ra là: Cộng , trừ các đa thức được tiến hành như thế nào?Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu.
	b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
12
ph
Hoạt động 1: cộng hai đa thức
1. Cộng hai đa thưc
Để cộng 2 đa thức ta tiến hành như sau:
+) Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng
+) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
+) Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
GV: Cho 2 đa thức:
M = 5x2y + 5x – 3
N = xyz – 4x2y+5x – ½
Tính: M + N=?
GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK, sau đó gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Hãy giải thích các bước làm?
GV: Giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M, N.
GV: Cho HS làm ?1 SGK: Viết 2 đa thức rồi tính tổng của chúng?
GV: Ta đã biết cộng hai đa thức , còn trừ hai đa thức được thực hiện như thế nào?
HS: Tự nghiên cứu SGK.
HS: 1 em lên bảng trình bày.
HS: Giải thích:
+) Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng
+) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
+) Thu gọn các hạng tử đồng dạng..
HS: Cả lớp thực hiện, 2 em lên bảng làm.
HS: Cả lớp nhận xét.
12
ph
Hoạt động 2: trừ hai đa thức
2. Trừ hai đa thưc.
( SGK)
GV: Viết lên bảng: Cho hai đa thức:
P = 5x2y-4xy2 +5x –3
Q = xyz –4x2y+xy2 +5x –1/2
Để trừ hai đa thức P và Q ta làm như sau:
P- Q = (5x2y-4xy2 +5x –3) –( xyz –4x2y+xy2 +5x –1/2)
GV: Theo em, ta làm tiếp như thế nào để đượcP- Q?
GV: Lưu ý HS khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc
GV: Giới thiệu đa thức hiệu.
GV: Cho HS hoạt động nhóm ?2 SGK.
HS: Bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức.
HS: 1 HS lên bảng làm bài.
HS: Hoạt động nhóm .
HS: Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả.
10
ph
Hoạt động 3: Củng Cố Và Hướng Dẫn Về Nhà 
Bài 29 SGK:
a) (x+y) +(x-y)
= x + y +x –y = 2x
b) (x+y)- (x-y)
= x+y-x + y = 2y
GV: Cho HS làm trên bảng con bài 29 SGK
GV: Cho HS làm bài 32 SGK
GV: Muốn tìm đa thức P ta làm thế nào?Em hãy thực hiện phép tính đó?
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày?
GV: Bài toán trên còn có cách nào tính không?Em hãy thực hiện phép tính đó?
GV: Cho HS nhận xét 2 cách giải?
HS: Thực hiện trên bảng con.
HS: Làm bài 32 trên bảng con.
HS: Thực hiện.
HS: Thu gọn vế phải trước rồi tính.
HS: Nhận xét.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3ph).
+) Làm các bài tập: 32b; 33 SGK
+) Làm bài tập: 29;30 trang 13,14 SBT.
+) GV: Chú ý: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
+) Ôn lại quy tắc cộng , trừ số hữu tỉ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doctu27-ti58-cong tru da thuc.doc