Tiết 13.
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra .
- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và so sánh hai âm.
2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được:
- Khái niệm biên độ dao động.
- Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ:
3. Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
Ngày giảng: /12/2008 Tiết 13. Độ to của âm Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra . Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và so sánh hai âm. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được: Khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ: Thái độ: Nghiêm túc trong hoạt động nhóm. Chuẩn bị: Giáo viên: Thước đàn hồi. Trống + Dùi. Con lắc Bấc Học sinh: Xem trước bài ở nhà. Tiến trình tổ chức dạy học: ổn định tổ chức lớp (1phút): Tổng số: Vắng: Kiểm tra bài cũ (4phút): Câu hỏi: Thế nào là tần số? Đơn vị của tần số? Nói tần số dao động của một con lắc là 50 Hz có nghĩa là gì? Trả lời: Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị là héc(Hz). Nghĩa là trong một giây con lắc thực hiện 50 dao động. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (2ph): Nêu vấn đề. GV: nêu vấn đề theo phần mở bài sgk. HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2 (15ph): Tìm hiểu âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động. GV: Yêu cầu hs đọc và nêu các bước TN1. HS: 1 hs nêu các bước tiến hành TN1 GV: Phát dụng cụ TN và yêu cầu các nhóm tiến hành TN theo các bước đã nêu, trả lời C1. HS: Tiến hành TN1 theo nhóm, quan sát, lắng nghe rồi hoàn thành C1. GV: Giới thiệu về biên độ dao động và lấy một vd để hs có được biểu tượng. GV: Yêu cầu cá nhân hs căn cứ vào các dữ liệu thu thập được ở trên, hoàn thành C2. GV: Yêu cầu ng/c sgk và nêu các bước tiến hành TN 2 HS: Nêu các bước tiến hành TN2 GV: Phát dụng cụ và yêu cầu hs tiến hành TN2 theo nhóm rồi trả lời C3. HS: Tiến hành TN và trả lời C3. GV: Yêu cầu hs rút ra kết luận từ 2 TN HS: Kết luận Hoạt động 3 (10ph): Tìm hiểu về độ to của một số âm. GV: Thông báo đơn vị của của độ to của âm. sau đó yêu cầu hs đọc bảng 2. HS: 1hs đọc. Hoạt động 4 (10ph): Vận dụng. GV: Yêu cầu hs vận dung kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7. HS: Lần lượt cá nhân trả lời, sau đó các hs khác nhận xét GV: Nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức. I. Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động. * Thí nghiệm 1: C1. Cách làm thước dao động Thước dao động nhiều hay yếu Âm phát ra to hay nhỏ a)thước lệch nhiều. Mạnh To b)Thước lệch ít Yếu nhỏ * Độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là độ dao động. C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). * Thí nghiệm 2: C3: Quả cầu bấc lệch nhiều (ít) chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lơn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ). * Kết luận :Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. II. Độ to của một số âm: - Độ to của âm đuợc đo bằng đơn vị Đêxiben (dB). * Bảng độ to của một số âm SGK. III. Vận dụng : C4: Gảy mạnh tiếng đàn sẽ to, vì dây lệch nhiều -> Biên độ dao động lớn -> âm phát ra to . C5: - Âm phat ra to, biên độ dao động của màng loa lớn. - Âm phát ra nhỏ, biên độ dao động vủa màng loa nhỏ. C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi phát ra âm nhỏ. C7: Đô to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 – 70 dB. Củng cố (2phút). GV hệ thống bài và khắc sâu nội dung trọng tâm của bài (phần ghi nhớ). Đọc có thể em chưa biết. Hướng dẫn học ở nhà (1phút). Học bài và làm bài tập từ 12.1 đến 12.5 SBT Chuẩn bị tiết 14 “Môi trường truyền âm”. Kiểm tra, ngày tháng 12 năm 2008
Tài liệu đính kèm: