Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường PTDTNT Đakrông

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường PTDTNT Đakrông

Chương I . Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

Tiết 1 . Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

I.Mục tiêu :

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kĩ thuật nước ta hiện nay

- Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong hiện nay và những năm tới

- Chỉ ra các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt

- Qua cách hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa

- Qua nội dung và biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt , thấy được nhiệm vụ của mình trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt

II.Đồ dùng:

GV: Bài soạn, Sgk, tranh mẫu

HS : Vở ghi, Sgk

 

doc 113 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường PTDTNT Đakrông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I . Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
Tiết 1 . Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
I.Mục tiêu :
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kĩ thuật nước ta hiện nay 
- Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong hiện nay và những năm tới 
- Chỉ ra các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt
- Qua cách hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa 
- Qua nội dung và biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt , thấy được nhiệm vụ của mình trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt
II.Đồ dùng:
GV : Bài soạn, Sgk, tranh mẫu 
HS : Vở ghi, Sgk
III.Hoạt động dạy và học :
ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Bài giảng :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1 : Xác định vai trò của trồng trọt 
GV nêu bài tập trước cả lớp
 ( tranh vẽ )
? Sắp xếp các cây trồng sau vào cột hai cho phù hợp
? Đánh dấu x vào cột nào phù hợp với vai trò sử dụng
( lúa, sắn, chè, cà phê, mía, đay, ngô, đậu, bắp cải, củ cà rốt, dứa, cao su, cam, nho lạc ) 
? Qua bảng trên, hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì
GV tổng kết và ghi tóm tắt lên bảng
HĐ2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt
GV cho hoạt động nhóm
-Chia lớp thành hai nhóm
? Ghi các loại cây trồng cần phát triển vào cột tương ứng ở bảng sau
GV nhận xét tổng kết 
HĐ3 : Tìm hiểu những biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ trồng trọt
GV viết lên bảng thông báo
? Sản lượng cây trồng trong một năm phụ thuộc vào những yếu tố nào
? Làm thế nào để tăng năng xuất cây trồng trong vụ
? Làm thế nào để tăng diện tích cach tác
Bài 1 . Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
I.Vai trò của trồng trọt
Bảng 1
Nhóm 
cây 1
Tên cây
Vai trò sử dụng
T.ăn người
Vật nuôi
CN
XK
Cây LT
Cây TP
Cây CN
-Cung cấp lương thực và thực phẩm cho người 
-Cung cấp thức ăn cho vật nuôi 
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
-Cung cấp nông sản cho xuất khẩu 
II.Nhiệm vụ của trồng trọt
Bảng 2
Nông nghiệp cây trồng pt mạnh
Cung cấp thức ăn cho nhân dân và phát triển chăn nuôi
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu
-Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm
-Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu
III.Để thực hiện của nhiệm vụ T2....
-Sản lượng cây trông trong một năm bằng năng xuất cây trồng / vụ / đơn vị diện tích nhân số vụ trong năm nhân diện tích trồng trọt
*Các biện pháp :
-Khai hoang lấn biển
-Dùng giống ngắn ngày 
-Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng xuất
Củng cố - Về nhà
? Cho học sinh làm bảng 4
GV tổng kết toàn bộ kiến thức của bài về nhiệm vụ của trồng trọt, vai trò của trồng trọt, các biện pháp đảm bảo lương thực , thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu
-Về nhà học bài theo sgk và vở ghi
-Làm câu hỏi và bài tập trong sgk và sách bài tập
 ==================&=====================
Tiết2: khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.
	 một số tính chất chính của đất trồng
I.Mục tiêu :
 - Kiến thức: Sau khi học xong HS hiểu được đất trồng là gì, thành phần cơ giới của đất, thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính, vì sao đất giữ được nước, chất dinh dưỡng, thế nào là độ phì nhiêu của đất.
 - Kỹ năng: HS có ý thức bảo vệ, duy trì, và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nhận biết vai trò của đất trồng.
II.Đồ dùng:
GV : Bài soạn, Sgk, khay đựng đất, đá , hình vẽ tỉ lệ
HS : Vở ghi, Sgk
III.Hoạt động dạy và học :
ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
 ? Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế
 ? Nêu nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em hiện nay
 - GV nhận xét cho điểm và vào bài
Bài giảng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - HS đọc phần đất trồng là gì.
 -GV nêu câu hỏi đất trồng là gì ?
-HS q/sát hình2 và trả lời câu hỏi SGK.
-HS q/sát sơ đồ hình 1 – nêu thành phần của đất trồng.
-GV giảng giải phần răn, khí, lỏng.
-HS điền vào bảng mẫu (SGK-8)
-GV: Phần rắn của đất gồm những thành phần nào ?
-HS trả lời.
-HS đọc SGK
-GV giới thiệu độ pH và trị số của chúng.
-HS đọc SGK
-GV : +Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ?
 + Hãy so sánh khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất ?
 -HS đọc SGK.
-GV nêu câu hỏi : Độ phì nhiêu của đất là gì ?
I. Khái niệm về đất trồng.
1. Đất trồng là gì ?
 - Là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.....
2. Vai trò của đất trồng.
- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ô-xi cho cây.
-Giữ cho cây đứng vững.
II. Thành phần của đất trồng.
Phần rắn, phần khí, phần lỏng
III. Thành phần cơ giới của đất là gì?
-Thành phần của đất là thành phần rắn được hình thành từ phần vô cơ và hữu cơ.
IV. Độ chua, độ kiềm của đất.
 Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH từ 0 – 14.
Đất thường có trị số pH từ 3 – 9.
V. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
Nhờ các hạt Limon, sét, chất mùn 
+ Đất sét tốt nhất.
+ Đất thịt TB.
+ Đất cát kém.
VI. Độ phì nhiêu của đất là gì?
 -Là khả năng cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, không chứa các chất có hại cho cây.
Củng cố :
-GV tổng kết toàn bộ kiến thức của bài học
-Về nhà học bài theo sgk và vở ghi
? Đọc phần ghi nhớ sgk
-Về nhà trả lời câu hỏi Sgk/10
-Đọc trước bài 4/sgk
-Lấy mẫu đất gói vào túi ni lông ( một ít )
-Mang thước kẻ màu trắng có chia đến mm
Tiết 3: thực hành
Xác định thành phần cơ giới của đất 
bằng phương pháp đơn giản
I.Mục tiêu :
-Trình bày được qui trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vẽ tay
-Thực hành được đúng thao tác trong từng bước của qui trình 
-Đối chiếu kết quả thực hành với bảng phân cấp đất để kết luận đúng loại đất làm thực hành 
-Rèn được tính chính xác khoa học trong học tập
-Xác định được thành phần cơ giới của đất ở vườn, ruộng gia đình hoặc vườn trường
II.Đồ dùng:
GV : Bài soạn, Sgk, mỗi nhóm một khay, có ba loại mẫu đất, lọ nước, thước kẻ, bảng phân cấp đất
HS : Vở ghi, Sgk, sô nước rửa tay, thước, mẫu đất
III.Hoạt động dạy và học :
ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là thành phần cơ giới của đất
? Độ phì nhiêu của đất
-Gv nhận xét cho điểm và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài giảng :
Bài 4 : Thực hành
	Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản
HĐ1 : Tổ chức thực hành
-Chia nhóm ( Làm 4 nhóm )
-Phân công nhóm trưởng, giao nhiệm vụ
-Giao dụng cụ thực hành cho mỗi nhóm
HĐ2 : Hướng dẫn kĩ thuật thực hành
GV giới thiệu cách chọn mẫu đất
-Sạch cỏ, hơi ẩm
Gv cho học sinh quan sát hình vẽ phóng to trên bảng về qui trình thực hiện
GV làm mẫu
HS quan sát làm theo 
HĐ3 : HS thực hiện bài thực hành
-HS tự thực hiện và giữ lại mẫu sản phẩm để đánh giá
-GV theo dõi. Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng
-HS ghi kết quả xác định loại đất của từng mẫu
HĐ4 : Tổng kết đánh giá
	+Sự chuẩn bị
	+ý thức học tập
	+Kết quả thực hành
Hướng dẫn về nhà ;
-Đọc bài 5 để trả lời được :
	+Cần chuẩn bị vật mẫu gì
	+Cần dụng cụ nào
	+Qui trình thực hiện
-Đọc lại mục ‘Độ chua, độ kiềm của đất ‘
?Người ta dùng chỉ tiêu nào để xác định đất chua, kiềm, trung tính
	=====================&======================
Tiết 4: thực hành
Xác định độ ph của đất bằng phương pháp so màu
I.Mục tiêu :
-Trình bày được qui trình xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu
-Thực hành được đúng thao tác trong từng bước của qui trình 
-Tập so sánh trên thanh màu PH chuẩn và màu của dung dịch đất sau khi nhỏ chất chỉ thị vào đất 
-Rèn được tính chính xác khoa học trong học tập
-Tham gia cùng gia đình xác định độ PH của đất vườn, ruộng gia đình đang trồng trọt
II.Đồ dùng:
GV : Bài soạn, Sgk, mỗi nhóm một khay men, lọ chỉ thị màu tổng hợp, một thang màu chuẩn, dao nhỏ lấy mẫu
HS : Vở ghi, Sgk, mỗi học sinh một mẫu đất (ghi rõ nơi lấy), người lấy , ngày lấy và một thìa màu trắng (nhựa)
III.Hoạt động dạy và học :
ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
? Đất có tính chất cơ bản nào
-Gv nhận xét cho điểm và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài giảng :
Bài 5 : Thực hành : Xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu
 Hoạt động 1 : GV tổ chức thực hành
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
-Nhắc nhở vệ sinh
Hoạt động 2 :GV hướng dẫn kĩ thuật thực hiện bài thực hành
GV vừa hướng dẫn vừa biểu diễn
-Lấy mẫu đất ( bằng hạt ngô )
-Đặt mẫu đất vào giữa thìa
-Nhỏ từ từ chất chỉ thị tổng hợp vào mẫu đất cho ẩm ướt.
-Nghiêng thìa cho mẫu nước trong thìa chảy ra ngoài và đặt thang PH chuẩn gần nước ở trong thìa và so sánh
-Mỗi mẫu đất làm 3 lần rồi tính trung bình cộng
-Mỗi học sinh làm hai mẫu
-Làm song ghi kết quả
Hoạt động 3 : Tổng kết bài thực hành
-Chấm kết quả thực hành của từng nhóm
-Nhận xét sự chuẩn bị, ý thức học tập, động viên khích lệ 
-Nhắc nhở vệ sinh
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà :
-Học bài 2,3 để biết thành phần cấu tạo của đất, khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất sét
-Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ và sử dụng đất ở địa phương
	======================&====================
Tiết 5: biện pháp sử dụng, cảI tạo và bảo vệ đất
I.Mục tiêu :
-Giải thích được những lí do của công việc sử dụng đất hợp lí cũng như bảo vệ và cảI tạo đất
-Nêu ra những biện pháp sử dụng đất hợp lí, bảo vệ, cảI tạo mà hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất
-Với từng loại đất, đề xuất được các biện pháp sử dụng hợp lí các biện pháp bảo vệ và cảI tạo phù hợp mà hình thành tư duy kĩ thuật ở học sinh
II.Đồ dùng:
GV : Bài soạn, Sgk, hình phóng to 3,4,5/sgk
HS : Vở ghi, Sgk
III.Hoạt động dạy và học :
ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
? Thành phần cơ giới của đất là gì
? Thế nào là độ kiềm, độ chua của đất
-Gv nhận xét cho điểm và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài giảng :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1 : Xác định những lí do phải sử dụng đất hợp lí, cải tạo vả bảo vệ đất
? Đất như thế nào mới cho cây trồng đạt năng xuất cao
-Đủ nước, dinh dưỡng, không khí, không có chất độc ...
? Những loại đất nào sau đây sẽ giảm độ phì nhiêu nếu không sử dụng tốt : Đất bạc màu, đất ven biển, đất phèn ...
? vì sao cần sử dụng đất hợp lí
? Vì sao cần bảo vệ và cải tạo đất
-GV tổng kết ý học sinh phát biểu
HĐ2 : Tìm hiểu biện pháp sử dụng cải tạo và bảo vệ đất để phát triển sản xuất
? Mục đích chính của việc bảo vệ , cảI tạo và sử dụng hợp lí là gì
GV treo bảng phụ
? Quan stá hình vẽ, nghiên cứu sgk, và bằng hiểu biết của mình hãy nêu các biện pháp cảI tạo , bảo vệ và sử dụng đất hợp lí vào các ô thích hợp vào bảng sau 
GV gọi sinh lên bảng điền 
-Tổng kết : Tùy loại đất dùng các biện pháp hợp lí : canh tác, thủy lợi, bón phân và cơ cấu cây trồng hợp lí
Bài 6 : Bịên pháp sử dụng và cảI tạo và bảo vệ đất
1)Vì sao phảI sử dụng đất hợp lí
-PhảI sử dụng đất hợp lí để duy trì độ phì nhiêu, luôn cho năng xuất cây  ... n nuôi con: Tiết sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau khi đẻ.
	5 Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
	- Đọc và xem trước bài 46 SGK, nghiên cứu tài liệu liên quan.
Tiết: 48
Bài 46; 47: phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi
vác xin phòng bệnh cho vật nuôi
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Biết được khái niệm và tác dụng của vác xin
	- Biết được cách sử dụng vác xin để phòng bệnh cho vật nuôi
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc phòng bệnh cho vật nuôi 
 - Biết được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi
	- Biết được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
	- HS: Đọc SGK, liên hệ gia đình, địa phương.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 2/:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy cho biết mục đích và biện pháp chăn nuôi đực giống
HS2: Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? tại sao?
HĐ1: Tìm hiểu tại sao vật nuôi mắc bệnh.
GV: Dùng phương pháp quy nạp để diễn giải nêu ví dụ, phân tích, hình thành khái niệm về bệnh.
HS: Nêu ví dụ về bệnh ở địa phương mà em biết.
HĐ2.Tìm hiểu nguyên nhân gây rta bệnh.
GV: Dùng sơ đồ cho học sinh quan sát và hướng dẫn thảo luận
GV: Có mấy nguyên nhân gây ra bệnh?
HS: Trả lời
GV: Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào?
HS: Trả lời
HĐ3.Tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi.
GV: Yêu cầu học sinh tìm ra biện pháp đúng.
HS: Thảo luận về biện pháp đúng, sai – hình thành kiến thức vào vở
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu tác dụng của vacxin
GV: Đặt vấn đề “ Các em có biết vác xin là gì không? nêu ý nghĩa SGK.
HS: Trả lời
GV: Dùng hình vẽ 73 SGK yêu cầu học sinh phân loại vác xin.
HS: Trả lời
GV: Thế nào là vác xin chết và vác xin nhược độc?
HS: Trả lời
GV: Dùng hình 74 mô tả tác dụng của vắc xin.
HS: Thảo luận làm bài tập
HĐ2.Tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng vác xin
GV: Vắc xin cần phải được bảo quản như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn học sinh khắc sâu một số kiến thức sau:
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Hệ thống lại bài, nêu câu hỏi củng cố.
- Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm đạt được khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch.
- Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc nhất là vệ sinh, vận động.
A/ phòng trị bệnh cho vật nuôi
I. Khái niệm về bệnh.
- Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý trong cơ thể tác động của yếu tố gây bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh.
- Có 2 căn cứ để phân loại bệnh
+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật ( Vi rút, vi khuẩn ) gây ra
+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh như giun, sán, ve gây ra không lây lan thành dịch.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
B/ Vẵcxin phòng bệnh cho vật nuôi
I. Tác dụng của vác xin.
1.Vác xin là gì?
- Vác xin được chế từ chính mầm bệnh ( Vi khuẩn hoặc vi rút ) gây ra mà ta muốn phòng ngừa.
Vác xin phân làm hai loại.
- Bị làm yếu đi là vác xin nhược độc
- Bị giết chết là vác xin chết.
2. Tác dụng của vác xin.
- Làm cho cơ thể vật nuôi chống được bệnh, khoẻ mạnh vì nó đáp ứng được miễn dịch khi sử dụng vác xin.
Bài tập:
- Vắc xin, Kháng thể, Tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.
II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
1.Bảo quản.
- Nhiệt độ thích hợp phải theo sự hướng dẫn của nhãn thuôc.
- Đã pha phải dùng ngay.
2.Sử dụng:
- Chỉ dùng vắc xin cho vật nuôi khoẻ.
- Phải dùng đúng vắc xin
- Dùng vắc xin xong phải theo dõi nuôi 2-3 giờ tiếp theo.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK 
	- Đọc và xem trước bài 48 SGK, chuẩn bị bơm kim tiêm để giờ sau thực hành.
Tiết: 49 ; 50
Bài 48: TH nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin niu cát xơn phòng bệnh cho gà
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Phân biệt được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm
	- Biết được cách sử dụng vác xin niu cát sơn để phòng bệnh cho gà.
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó, chính xác, an toàn lao động.	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu SGK, vắc xin cho gia cầm, bơm tiêm, kim tiêm, panh kẹp khay men, bông thấm nước.
	- HS: Đọc SGK và xem hình vẽ.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 2/:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Em hãy cho biết vắc xin là gì?
HS2: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1: Giới thiệu bài thực hành.
GV: Chia tổ nhóm thực hành, xắp xếp vị trí cho từng nhóm.
GV: Nêu mục tiêu và yêu cầu của bài.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học ở phần lý thuyết? Vắc xin là gì?
GV: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những gì?
HĐ2.Tổ chức thực hành.
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh các nhóm và phân công công việc cho từng nhóm trong và sau khi thực hành.
HĐ3. THực hiện quy trình thực hành.
GV: Hướng dẫn làm các thao tác mẫu cho học sinh quan sát các loại vắc xin từng loại theo quy trình
Nhận biết các bộ phận của bơm tiêm, kim tiêm, chú ý cách sử dụng bơm tiêm.
HS: Thao tác giáo viên quan sát uốn nắn.
+ Quan sát vắc xin – kết quả ghi vào vở bài tập.
+ Sử dụng niu cát sơn phòng bệnh cho gà.
4. Củng cố:
GV: Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu an toàn vệ sinh lao động.
GV: Dựa vào kết quả theo dõi và thực hành của các nhóm đánh giá cho điểm từng nhóm.
- Vắc xin là chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh gây ra mà ta muốn phòng.
- Khi sử dụng vắc xin phải kiểm tra kỹ tính chất của vắc xin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn, cách sử dụng của từng loại vắc xin.
I. Chuẩn bị:
- Các loại vắc xin như yêu cầu
- Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
- Biết phương pháp sử dụng bơm tiêm, vắc xin niu cát sơn.
- Vắc xin tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch.
- Khi sử dụng phải kiểm tra tính chất của vắc xin.
II. Tổ chức thực hành.
- Quan sát các loại vắc xin ( Dạng, liều dùng ).
- Phương pháp sử dụng.
III. Quy trình thực hành.
1. Nhận biết một số laọi vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
- Quan sát chung loại vắc xin, đối tượng dùng, thời gian sử dụng.
- Rạng vắc xin: Bột, nước, màu sắc liều dùng ( Tiêm, nhỏ, phun, chủng, chính, thời gian miễn dịch.
2. Phương pháp sử dụng vắc xin niu cát sơn cho gà.
Bước1: Nhận biết các bộ phận, tháo lắp và điều chỉnh.
Bước2: Tập tiêm trên thân cây chuối.
Bước 3: Pha chế hút vắc xin đã hoà tan.
Bước4: Tập tiêm gà.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài toàn bộ phần chăn nuôi để giờ sau ôn tập.
Tiết: 51
ôn tập
	I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
	- Thông qua giờ ôn tập giúp học sinh củng cố được các kiến thức, kỹ năng đã được học.
	- Biết vận dụng vào cuốc sống, tăng thêm tình yêu lao động và thích thú học tập
	- Có ý thức lao động cần cù chịu khó, chính xác, an toàn lao động.	II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn bị hệ thống câu hỏi đáp án cho tiết ôn tập về kiến thức trọng tâm.
	- HS: Đọc và xem trước bài.
	III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 2/:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
GV: Nêu câu hỏi, học sinh trả lời ( Sau khi thảo luận theo các nhóm học tập, tổng hợp kiểm tra, ghi.
Hệ thống câu hỏi
Câu1: em hãy nêu vai trò của giống trong chăn nuôi, điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
Câu 2: Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
Câu3: Các phương pháp chọn phối và nhân giống thuần chủng vật nuôi?
Câu 4: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi?
Câu 5: Cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Câu 6: Cho biết một số phương pháp và dự trữ thức ăn?
Câu 7: Vai trò của chuồng nuôi, thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Câu 8: Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Câu 9: Vác xin là gì? cho biết tác dụng của vác xin những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
Câu 10: Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả gi? 
4. Củng cố:
GV: Tóm tắt lại kiến thức trọng tâm của bài học
Đáp án
- Vật nuôi cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu sản xuất.
- Được gọi la giống vật nuôi khi những vật nuôi có cùng nguồn gốc, có đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định, đạt số lượng cá thể nhất định
- Không đồng đều, theo giai đoạn, theo chu kỳ.
- Phương pháp chọn phối: Chọn cùng giống, khác giống.
- Phương pháp nhân giống thuần chủng: Con bố + mẹ cùng giống.
- Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật.
- Chế biến làm tăng mùi vị, tính ngon miệng để vật nuôi ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, giảm khối lượng, độ thô cứng, khử độc hại.
- Dự trữ nhằm giữ thức ăn được lâu, có đủ nguồn thức ăn liên tục.
- Các phương pháp chế biến thức ăn: vật lý, hoá học, sinh vật học.
- Phương pháp dự trữ: Khô, ủ tươi
- Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi, muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, độ chiếu sáng phù hợp, lượng khí độc ít.
- Vật nuôi bị bệnh có sự dối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể do dối loạn của các yếu tố gây bệnh, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
- Vắc xin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh.
- Vắc xin tạo cho cơ thể có được khả năng miễn dịch.
- Khi sử dụng vắc xin phải kiểm tra tính chất của vắc xin, tuân theo mọi chỉ dẫn sử dụng
- Không có rừng phòng hộ, rừng không phát triển, gây ra xói mòn
	5. Hướng dẫn về nhà 1/:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong SGK phần ôn tập để giờ sau kiểm tra.
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Cong nghe 7 CKTKN.doc