Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Thái Hòa

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Thái Hòa

PHẦN 1. TRỒNG TRỌT

Chương I. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt

BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.

I- Mục tiêu.

- Hiểu được vai trò của trồng trọt.

- Trình bày được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.

- Có thái độ yêu quý lao động sản xuất và các sản phẩm lao động.

II- Chuẩn bị

- Bảng phụ ghi PHT.

- Tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới.

III- Hoạt động trên lớp

1) Ổn định (1)

2) Kiểm tra bài cũ : Xen lẫn trong bài

 

doc 128 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1398Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Thái Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì I
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn:18/08/08
Ngày dạy: 25/08/08
Phần 1. Trồng trọt
Chương I. Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.
I- Mục tiêu.
- Hiểu được vai trò của trồng trọt. 
- Trình bày được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
- Có thái độ yêu quý lao động sản xuất và các sản phẩm lao động.
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi PHT.
- Tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới.
III- Hoạt động trên lớp
1) ổn định (1’)
2) Kiểm tra bài cũ : Xen lẫn trong bài
3) Bài mới (35’)
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt( 12’)
HĐGV- HĐHS 
Ghi bảng 
- GV hướng dẫn HS quan sát H.1 SGK, nghiên cứu và ghi nhận các thông tin kién thức, tiến hành thảo luận nhóm đi đến thống nhất trả lừo các câu hỏi:
(?) Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? 
- HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung
(?) Em hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ở địa phương em?
(?) Ngoài ra em còn biết cây công nghiệp nào?
(?) Hãy nêu một số nông sản ở nước ta đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới: 
+Gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, điều.
ố HS tiến hành các hoạt động nhận thức, trả lời các câu hỏi, ghi nhớ và kết luận sau hoạt động.
ố GV tiến hành liên hệ, bổ sung và khắc sâu kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ.
I/ Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
Hoạt động 2 : Nhiệm vụ của trồng trọt(10’)
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, khái quát thông tin kiến thức, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập SGK.
- HS: Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi-> Cử đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.( nhiệm vụ 1,2,4,6).
- GV: Chốt lại kiến thức. Qua từng vấn đề trao đổi, GV liên hệ và khắc sâu kiến thức, yêu cầu HS kết luận và ghi nhớ.
II/ Nhiệm vụ của trồng trọt 
- Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đảm bảo sản phẩm cây công nghiệp để cung câp cho công nghiệp chế biến dùng trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 3: Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt(10’)
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau: 
Biện pháp
Mục đích
- Khai hoang, lấn biển
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng
- áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt
..
...
....
....
....
- GV yêu cầu các nhóm lên điền bảng-> Lớp theo dõi, nhận xét.
- GV: Thông báo đáp án chuẩn
(?) Vậy để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp em thấy cần phải thực hiện những biện pháp gì?
III/ Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
- áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
Đáp án phiếu học tập
Biện pháp
Mục đích
- Khai hoang, lấn biển
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng
- áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt
-> Tăng diện tích đất trồng trọt
-> Tăng sản lượng nông nghiệp
-> Tăng năng suất cây trồng
IV- Kiểm tra, đánh giá(5’)
 (?) Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
(?) Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em?
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài mới, kẻ nội dung bảng 8 vào VBT.
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn:25/08/08
Ngày dạy: 01/09/08
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của
 đất trồng
I. Mục tiêu
- HS hiểu được đất trồng là gì?
- Biết được vai trò và các thành phần của đất trồng.
- Rèn kĩ năng phân biệt và hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ sơ đồ 1 SGK.
III. Hoạt động trên lớp.
1. ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
+ Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
+ Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, địa phương em đã sử dụng những biện pháp gì?
3. Bài mới(35’)
Hoạt động1: Khái niệm về đất trồng(12’) 
HĐGV- HĐHS
Ghi bảng
(?) Ta có thể trồng cây trên sa mạc, núi đá không?
-> Đất trồng phải thỏa mãn những điều kiện nào?
(?) Em hiểu thế nào là đất trồng?
- HS: Trả lời-> Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Chốt lại 
(?) Vậy đất trồng được hình thành như thế nào?
- GV: cho HS quan sát H.2a, b SGK.
(?) Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào?
(?) Qua quan sát hình vẽ và bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết trồng cây trong môi trường nước và đất có điểm gì giống và khác nhau?
- HS: Quan sát kĩ hình vẽ để thấy được vai trò của đất trồng đối với cây.
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét 
(?) Vậy đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng?
ố Giáo viên liên hệ thực tiễn, khắc sâu kiến thức, yêu cầu HS kết luận và ghi nhớ.
I- Khái niệm về đất trồng 
Đất trồng là gì?
- Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
- Là môi trường cung cấp nước, chất dinh dương, ôxi cho cây.
- Giữ cho cây đứng vững.
Hoạt động 2: Thành phần của đất trồng(20’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ 1 SGK -> GV treo bảng phụ sơ đồ chưa hoàn thành, gọi HS lên hoàn thiện.
- HS: Đại diện 1 vài HS lên bảng hoàn thiện sơ đồ -> Lớp nhận xét.
(?) Đất trồng có mấy thành phần?
- GV yêu cầu hoạt động nhóm, hoàn thành bảng sau: 
Các thành phần của đất trồng
Vai trò của từng thành phần trong đất đối với cây trồng
- GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- HS: Báo cáo kết quả
- GV: Đưa đáp án chuẩn, yêu cầu HS đối chiếu và kết luận
V- Thành phần của đất trồng.
- Đát trồng có 3 thành phần: 
+ Phần khí cung cấp ôxi cho cây hô hấp.
+ Phần lỏng cung cấp nước cho cây.
+ Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
IV. Kiểm tra, đánh giá(4’)
(?) Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào tới đời sống của cây?
* Bài tập: Điền từ, cụm từ vào chỗ trống
- Thành phần cấu tạo nên đất trồng gồm........phần chính là,.và..
- Đất trồng cung cấp .. cho cây.
V. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK vào VBT.
- Kẻ trước nội dung bảng 9 vào VBT.
Tuần 3
Tiết 3
Ngày soạn: 01/09/08
Ngày dạy: 08/09/08
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng
I- Mục tiêu.
- Nêu được thành phần cơ giới, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Phân biệt được thành phần cơ giới của đất với thành phần của đất.
- Có ý thức duy trì và bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II- Chuẩn bị
- Bảng phụ.
- 3 cốc đất có lỗ thoát nước ở đáy đặt trên 3 khay thủy tinh, nước.
III- Hoạt động trên lớp
1) ổn định (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (6’)
- HS1: Làm bài tập : Chọn câu trả lời đúng
 Trong các loại đất sau, theo em đâu là đất trồng trọt:
a. Đất đồng ruộng.
b. Đất rừng.
c. Đất đồi trồng chè, cà phê.
d. Đất đá ong.
- HS2: Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của từng thành phần? 
3) Bài mới (33’)
Hoạt động 1: Thành phần cơ giới của đất(10’)
HĐGV- HĐHS 
Ghi bảng 
- GV vẽ sơ đồ thành phần của đất và thành phần của chất rắn.
- HS theo và ghi nhớ thành phần chất rắn gồm: Hạt cát, hạt sét, hạt limon.
(?) Phần vô cơ của đất bao gồm những cấp hạt nào? (gồm sét, cát và limon)
(?) Dựa vào kích thước của hạt em hãy cho biết hạt cát, hạt sét, hạt limon khác nhau như thế nào? (cát > limon > sét)
(?) Em hiểu thế nào là thành phần cơ giới của đất?
- HS trả lời, lớp nhận xét
- GV chốt lại kiến thức
(?) ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì?
-> Là căn cứ để phân loại các loại đất trồng khác nhau.
? Theo đó có những loại đất chính nào?
-> 3 loại chính: Đất sét, đất thịt, đất cát.
*Qua các nội dung trao đổi, GV gọi HS trả lời bổ sung, nhận xét, đánh giá, liên hệ và kết luận.
I- Thành phần cơ giới của đất.
- Tỷ lệ % của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Dựa vào tỉ lệ các loại hạt có 3 loại đất chính: Đất cát, đất sét, đất thịt.
Hoạt động 2 : Độ chua, độ kiềm của đất(8’)
 (?) Người ta thường dùng chỉ số nào đánh giá độ chua, độ kiềm của đất? (đó là độ pH)
(?) Chỉ số độ pH có giá trị troang khoảng nào? (từ 1 - 14)
? Đất trồng có khoảng pH như thế nào? (3 - 9)
(?) Với giá trị nào của PH thì đất có tính chua, tính kiềm?
- Đất chua có pH 7,5.
(?) Đất có chỉ số PH từ 6,5 – 7,5 được gọi là đất gì?
- Đất trung tính
(?) Phân loại đất nhằm mục đích gì?
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
II- Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất.
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH.
+ pH < 6,5 là đất chua.
+ pH > 7,5 là đất kiềm
+ Đất trung tính có độ pH 6,5 - 7,5.
* Xác định độ pH chính xác sẽ giúp cho con người có thể tiến hành các biện pháp canh tác và cải tạo đất có hiểu qua cao nhất.
Hoạt động 3: Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất(8’)
- GV tiến hành TN: Tưới một lượng nước như nhau lên 3 cốc đất đã chuẩn bị, cho HS quan sát và ghi kết quả vào VBT.
- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập theo nhóm với nội dung sau:
BT: Dựa vào kết quả TN, đánh dấu (x) vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại đất theo mẫu sau: 
Đất
Khả năng giữ nước và chất d2
Tốt
TB
Kém
Cát
Thịt
Sét
- GV cho các nhóm chữa bài tập; gọi báo cáo, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức yêu cầu HS kết luận và ghi nhớ.
(?) Vậy đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt là loại đất như thế nào?
III Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn-> khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
+Đất cát: Kém.
+Đất thịt: TB.
+Đất sét: Tốt.
Hoạt động 4: Độ phì nhiêu của đất(7’)
*GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
(?) Độ phì nhiêu của đất là gì?
- GV cho HS liên hệ với một số đất có độ phì nhiêu tốt.
(?) Muốn cây có năng suất cao ngoài độ phì nhiêu còn cần yếu tố nào nữa?
(Giống tốt, chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi).
- HS thảo luận trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung
- GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS kết luận và ghi nhớ.
IV- Độ phì nhiêu của đất là gì? 
- Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
IV- Kiểm tra, đánh giá: (4’)
+ Bài tập: Chọn câu trả lời đúng
- Những yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới của đất?
a. Nước.
b. Hạt cát.
c. Oxi.
d. Chất dinh dưỡng.
e. Hạt limon.
g. Hạt sét.
- Đất kiềm là loại đất?
a. Có độ PH>7,6.
b. Có độ PH< hoặc bằng 6,5.
c. Có độ PH= 6,6-7,5.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập vào VBT.
- Làm thí nghiệm theo nhóm ở nhà:
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 5 mẫu đất: Thịt, Sét, Cát.
+ Kẻ trước nội dung bảng tr.12, tr.13 SGK.
Tuần 4
T ... n trực tiếp của tôm cá là gì?
+Thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn
(?)Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì?
+Mọi nguôn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loài sinh vật để rồi các loài sinh vật này lại làm thức ăn cho tôm, cá
(?)Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi thủy sản phải làm những việc gì?
+Bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí
(?)Vậy trong môi trường nước nuôi thủy sản thức ăn của tôm, cá có mối quan hệ như thế nào?
II) Quan hệ về thức ăn
 (17’)
- Quan hệ về thứ ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. Chỉ cần tác động vào một thành phần có thể làm thay đổi cả hệ thống
Ghi nhớ: SGK / Trang 143
IV- Củng cố (7’)
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ GSK
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành sơ đồ sau: 
Thức ăn tôm cá
(?) Trong môi trường nước nuôi thủy sản thức ăn của tôm, cá có mối quan hệ như thế nào?
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài vào vở
- Chuẩn bị bài 53
- Chuẩn bị mẫu thức ăn nhân tạo: Cám, bột ngô, thức ăn hỗn hợptrai, ốc, hến.
----------------------------------------------------------------------------------- 
- Ngày soạn  	- Ngày dạy 
Tuần: ..
Tiết 47 - Bài 53: Thực hành
Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)
I- Mục tiêu
* Qua bài này HS sẽ
- 
II- Chuẩn bị
- Thầy: 
- Trò: 
III- Hoạt động trên lớp
1) ổn định (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (xen lẫn trong bài)
3) Bài mới (35’)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình thực hành
HĐGV - HĐHS
Ghi bảng 
 Hoạt động 2 : Tiến hành thực hành
IV- Củng cố (8’)
- GV yêu cầu các nhóm dọn bàn thực hành
- GV nhận xét ý thức và tinh thần lao động
- GV cho điểm các nhóm làm tốt, phê bình các nhóm làm chưa tốt.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
- Chuẩn bị trước bài 54
- Hoàn thành bảng thực hành
Chương II. quy trình sản xuất
và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản
Ngày soạn: ..................... 	- Ngày dạy: ....................
Tiết 48 - Bài 54:
Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản
(tôm, cá)
I- Mục tiêu
* Qua bài này HS sẽ: 
- Nêu được biện pháp chăm sóc tôm cá thông qua kỹ thuật cho cá ăn
- Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thủy sản như kiểm tra ao nuôi và tôm cá
- Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá.
- Rèn kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, có kỉ luật.
II- Chuẩn bị
- Thày: Tranh phóng to hình 84, 85 SGK
- Trò: Chuẩn bị kiến thức
III- Hoạt động trên lớp
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (xen lẫn trong bài)
3. Bài mới (35’)
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tôm cá.
HĐGV - HĐHS
Ghi bảng 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK phần II --> trả lời:
(?)Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng nhằm mục đích gì?
(?)Tại sao cho cá ăn vào lúc 7 giờ đến 8 giờ sáng là tốt nhất?
(?)Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 đến tháng 11?
(?)Tại sao lại hạn chế bón phân và thức ăn trong tháng 4 đến tháng 6?
(?)Nguyên tắc cho ăn “lượng ít và nhiều lần” mang lại lợi ích gì?
(?)Khi cho tôm, cá thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn nhằm mục đích gì?
(?)Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì?
(?)Tại sao bón phân chuồng phân bắc xuống ao phải dùng phân đã ủ hoai mục?
* Qua các ý kiến trả lời, tiến hành nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận, ghi nhớ.
I) Chăm sóc tôm cá (13’)
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt tôm, cá là phải cho ăn đủ số lượng (cá ăn no), đảm bảo đủ dinh dưỡng (chất lượng thức ăn tốt) và cho ăn đúng kĩ thuật
Hoạt động 2 : 
Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi trồng thủy sản (tôm, cá)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK - trả lời:
(?)Nêu tên các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi tôm, cá?
(?)Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá?
(?)Kiểm tra khối lượng tôm cá bằng cách nào?
=> HS tự kết lụân và ghi nhớ.
II) Quản lí (10’)
- Quản lí trong nuôi tôm cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của tôm, cá theo định kì.
Hoạt động 3: 
 Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK; ghi nhận và khái quát thông tin kiến thức -> trả lời các câu hỏi:
(?)Tại sao trong nuôi tôm cá phòng bệnh phải đặt nên hàng đầu?
(?) Biện pháp phòng bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào?
(?)Kể tên một số thuốc dùng chữa bệnh cho tôm cá?
=> HS tự két luận, ghi nhớ.
III) Một số phương pháp phòng trị bệnh cho tôm cá (12’)
1/ Phòng bệnh tôm cá
- Ao nuôi đúng kĩ thuật hợp lí
- Dùng thuốc, hóa chất phòng dịch bệnh
- Tôm cá ăn no và đủ chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường vực nước tốt
2/ Chữa bệnh
- Dúng thuốc hóa chất, thuốc tân dược..
Ghi nhớ: SGK / trang 148.
IV- Củng cố (7’)
- GV yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ SGK
(?)Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng nhằm mục đích gì?
(?)Tại sao cho cá ăn vào lúc 7 giờ đến 8 giờ sáng là tốt nhất?
(?)Nêu tên các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi tôm, cá?
(?) Biện pháp phòng bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào?
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị trước bài 55 và ôn lại bài 54
Duyệt ngày ........ tháng ........ năm 
 34 
Ngày soạn: ....................... 	- Ngày dạy: .......................
Tiết 49 - Bài 55:
Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản
I- Mục tiêu
* Qua bài này HS sẽ: 
- Nêu được lợi ích và phân biệt được 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn
- Chỉ ra đựơc ưu nhược điểm và vai trò của 3 phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản
- Rèn kĩ năng tư duy khái quát, kĩ năng thảo luận nhóm.
- Bồi dưỡng ý thức học tập nghiêm túc, yêu mến và trân trọng nghề nuôi thủy sản.
II- Chuẩn bị 
- Thày: Phóng to hình 86 và 87 SGK
- Trò: Chuẩn bị kiến thức 
III- Hoạt động trên lớp
1) ổn định (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (7’)
- HS 1: Em hãy Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá?
- HS 2: Biện pháp phòng bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào?
3) Bài mới (30’)
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản
HĐGV - HĐHS
Ghi bảng 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
(?)Thông thường những người nuôi cá hay tát ao bắt cá vào mùa nào?
(?)Tại sao phải thu hoạch tôm cá có kích cỡ nhất định mới đạt hiệu quả kinh tế ?
(?)Có mấy phương phứp thu hoạch tôm cá?
(?)Trình bày phương pháp đánh tỉa thả bù?
(?)Trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ?
(?)Phương pháp thu hoạch nào tốt hơn?
I) Thu hoạch (10’)
- Đánh tỉa thả bù: tiến hành trong nhiều đợt.
- Thu hoạch toàn bộ: tiến hành trong 1 đợt
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phương pháp bảo quản thủy sản
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
(?)Bảo quản thủy sản nhằm mục đích gì?
(?)Nhìn vào hình 86 - ảnh (a) nói lên phương pháp bảo quản có tên là gì?
(?)ảnh (b) hình 86 nói lên phương pháp bảo quản có tên là gì?
(?)ảnh (c) hình 86 nói lên phương pháp bảo quản có tên là gì?
(?)Địa phương em phương pháp bảo quản nào phổ biến nhất?
II) Bảo quản (10’)
- Làm lạnh
- Ướp muối
- Làm khô
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu các phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
(?)Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản chế biến mà em biết đựơc ?
(?)Công nghệ chế biến mắm tôm, nước mắm và chế biến thịt hộp, cá hộp có gì khác nhau?
III) Chế biến (10’)
- Phương pháp thủ công
- Phương pháp công nghiệp
Ghi nhớ: SGK / trang 151.
IV- Củng cố (5’)
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
(?)Thông thường những người nuôi cá hay tát ao bắt cá vào mùa nào?
(?)Tại sao phải thu hoạch tôm cá có kích cỡ nhất định mới đạt hiệu quả kinh tế 
(?)Bảo quản thủy sản nhằm mục đích gì?
(?)Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản chế biến mà em biết đựơc ?
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Về nhà đọc trước bài 56
- Tích cực tìm hiểu các phương pháp chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản ở địa phương em?
--------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: ....................... 	- Ngày dạy: .......................
Tiết 50- Bài 56:
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
I- Mục tiêu
* Qua bài này HS sẽ: 
- 
II- Chuẩn bị 
- Thày: 
- Trò: 
III- Hoạt động trên lớp
1) ổn định (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (7’)
- HS 1: Em hãy Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá?
- HS 2: Biện pháp phòng bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào?
3) Bài mới (30’)
Hoạt động 1: 
HĐGV - HĐHS
Ghi bảng 
Hoạt động 2 : 
Hoạt động 3: 
IV- Củng cố (5’)
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
 Duyệt ngày ........ tháng ........ năm 
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết 51
 ôn tập 
I- Mục tiêu
 * Qua bài này học sinh sẽ: 
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của các loài động vật, nhất là đối với các loài vật được nuôi dưỡng nhừm mục đích phát triển kinh tế - trong gia đình và ở địa phương.
II- Chuẩn bị
- Thày: Phim trong in nội dung bảng 63.1- >63.6
+Máy chiếu, bút dạ
- Trò: Chuẩn bị kiến thức
III- Hoạt động trên lớp
1. ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (tiến hành trong các hoạt động ôn tập)
3. Bài mới (40’)
 Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức
HĐGV - HĐHS
Ghi bảng 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội các bảng 63.1- >63.6 SGK
- GV yêu cầu 2 HS cùng bàn là một nhóm; GV phát phiếu có nội dung các bảng SGK (GV phát bất kỳ phiếu có nội dung nào, và phiếu trên phim trong hay giấy trắng)
- GV yêu cầu và lưu ý các nhóm tìm ví dụ minh họa
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và chữa làn lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
I) Hệ thống hóa kiến thức
 (25’)
- Nội dung trong bảng
 Hoạt động 2 : Một số câu hỏi ôn tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các câu hỏi trong SGK trang 190
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận. 
- GV yêu cầu các nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn câu số 4: Phân biệt quần xã và quần thể
Chăm sóc
Quản lí
Thành phần SV
Thời gian sống
Mối quan hệ
II) Một số câu hỏi ôn tập
 (15’)
IV- Củng cố (2’)
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nội dung ở các bảng trong bài
- GV yêu cầu HS chốt lại những vấn đề quan trọng trong phần ôn tập
V- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Hoàn thành nốt một số câu hỏi ở mục 2
- Ôn tập lại chương trình đã học và chuẩn bị kiến thức kiểm tra học kỳ
----------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn : .	- Ngày kiểm tra: ..
Tiết 52: kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn snả xuất và đời sống
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

Tài liệu đính kèm:

  • doccongnghe moi.doc