Giáo án Công nghệ 7 kì 2 - Trường THCS Thuận Tiến

Giáo án Công nghệ 7 kì 2 - Trường THCS Thuận Tiến

Bài 37. THỨC ĂN VẬT NUÔI

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

- Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

2- Kĩ năng:

 Nhận biết được thức ăn vật nuôi.

3- Thái độ:

 Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

3- Thái độ:

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

 Tìm hiểu các loại thức ăn vật nuôi.

2- Chuẩn bị của HS:

 Đọc bài học.

 

doc 53 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1301Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 kì 2 - Trường THCS Thuận Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Ngày soạn:
Tuần: 26 Ngày dạy:
Bài 37. THỨC ĂN VẬT NUÔI
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
- Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
2- Kĩ năng: 
 Nhận biết được thức ăn vật nuôi.
3- Thái độ:
 Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. 	
3- Thái độ:	
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Tìm hiểu các loại thức ăn vật nuôi. 
2- Chuẩn bị của HS:
 Đọc bài học.	
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: 
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Khi chọn lợn ta đo kích thước như thế nào?
3- Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi
I/ Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
1- Thức ăn vật nuôi:
Vật nuôi chỉ ăn được thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng.
2- Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
* Để biết thức ăn có từ đâu?
* Ta xét phần 1.
- Các em quan sát hình 63 và cho biết vật nuôi trâu, lợn, gà đang ăn thức ăn gì?
- Giáo viên giới thiệu và ghi:
* Để biết các loại thức ăn đó có nguồn gốc là gì?
- Các em quan sát hình 64 và tìm hiểu nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi sắp xếp chúng vào một trong ba loại sau:
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc chất khoáng. 
- Còn premic vitamin xếp vào nguồn gốc nào?
GV: Bằng con đường tổng hợp hoá học và nuôi cấy vi sinh vật, người ta có thể tạo ra nhiều loại vitamin. Nhìn chung chúng đều có nguồn gốc từ các sản phẩm của thực vật.
- Vậy thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
- Trâu ăn rơm, gà ăn thóc, lợn ăn cám.
- Nghe và ghi bài.
- Nguồn gốc động vật: bột cá.
Nguồn gốc thực vật: cám, ngô, bột sắn, khô dầu, đậu tương.
Nguồn gốc chất khoáng: premic khoáng.
- Chú ý nghe.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
II/ Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
* Để biết trong thức ăn vật nuôi có chứa những chất dinh dưỡng nào?
- Các em đọc phần II và xem bảng 4.
- Trong thức ăn vật nuôi có những thành phần gì?
- Tỉ lệ các chất dinh dưỡng các loại thức ăn có giống nhau không?
- Xem bảng 4, các em đọc tỉ lệ các chất dinh dưỡng của rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô hạt, bột cá.
- Em hãy nêu nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng trên?
- Các hình tròn của hình 65 biểu thị hàm lượng nước và chất khô ứng với 5 loại thức ăn của bảng trên.
Các em thảo luận nhóm, cho biết các hình a, b, c, d, e ứng với tên loại thức ăn gì?
- Gọi vài nhóm trả lời kết quả làm.
- Nhận xét kết quả các nhóm.
- Đọc bài.
- Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Tỉ lệ các chất dinh dưỡng không giống nhau.
- Đọc bảng 4.
- Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô hạt có nguồn gốc từ thực vật. Bột cá có nguồn gốc từ động vật.
- Hình a: rau muống.
Hình b: rơm lúa.
Hình c: khoai lang củ
Hình d: ngô hạt
Hình e: bột cá.
- Theo chuẩn bị.
- Chú ý nghe.
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi là gì?
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 
- Về học thuộc bài.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Đọc bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 33 Ngày soạn:
Tuần: 26 Ngày dạy:
Bài 38. VAI TRÒ THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi.
2- Kĩ năng: 
 Chọn thức ăn phù hợp với vật nuôi.
3- Thái độ:
 Tính nghiêm túc và tích cực trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Tìm hiểu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.	 
2- Chuẩn bị của HS:
 Đọc bài học.	
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: 
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi?
3- Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hoá thức ăn
I/ Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
1- Hãy đọc, biểu bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn:
2- Điền vào chỗ trống các câu dưới đây:
- Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axitamin. 
- Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axits béo.
 - Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. - Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng .
- Các vitamin và nước được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
* Để biết sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Các em xem bảng 5 SGK.
- Nêu thành phần dinh dưỡng của thức ăn?
- Qua đường tiêu hoá, cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng nào?
* Ta sang phần 2. Em hãy dựa vào bảng trên, điền vào chỗ trống các câu dưới đây:
Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các. . . . . . .. 
Lipit được hấp thụ dưới dạng các . . 
. . . . .được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các . . . . .Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Các em điền từ được các câu gì?
- Vitamin và nước được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Xem bảng 5.
- Nước, protein, lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin.
- Nước qua đường tiêu hoá là nước.
 protein tạo axitamin.
 lipit tạo glyxerin và axits béo.
 gluxit tạo đường đơn.
muối khoáng tạo ion khoáng.
 vitamin là vitamin.
- Điền từ:
Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axitamin. 
Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axits béo.
 gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng .Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Theo chuẩn bị.
- Chú ý nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
II/ Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi vận động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa...
* Để biết các chất dinh dưỡng cơ thể vật nuôi sẽ như thế nào?
- Các em đọc phần II và xem bảng 6.
- Các chất dinh dưỡng của thức ăn có vai trò gì đối với vật nuôi?
- Vật nuôi có năng lượng và các chất dinh dưỡng, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi gì?
- Đối với vật nuôi để hoạt động cơ thể, tăng sức đề kháng.
- Các em dựa vào bảng trên chọn các cụm từ: năng lượng, các chất dinh dưỡng, gia cầm vào chỗ trống các câu ở phần II được các câu gì? 
- Đọc bài và xem bảng.
- Thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Năng lượng thồ hàng, cáy kéo.
Các chất dinh dưỡng tạo ra thịt, trứng, sữa, lông, sừng...
- Chú ý nghe.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi vận động và phát triển.
Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa...
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Nước, protein, lipit, gluxit được cơ thể hấp thụ như thế nào?
- Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
- Ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 
- Về học thuộc bài.
- Đọc bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.	
5. Rút Kinh nghiệm:
Tiết: 34 Ngày soạn:
Tuần: 27 Ngày dạy:
Bài 39. CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI 
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Biết được mục đích chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
2- Kĩ năng: 
 Chế biến được thức ăn cho vật nuôi.
3- Thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu về chế biến và dự trữ thức ăn.	
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
 Tìm hiểu chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
2- Chuẩn bị của HS:
 Đọc bài học.	
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: 
 Điểm danh học sinh trong lớp.
 Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn
I/ Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:
1- Chế biến thức ăn:
Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn nhiều, tiêu hoá dễ dàng và khử bỏ chất độc hại.
2- Dự trữ thức ăn:
Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
* Để biết chế biến và dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
* Ta xét phần 1.
- Các em đọc phần 1. Cho biết chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
- Làm chín hạt đậu tương vật nuôi tiêu hoá thức ăn được tốt hơn.
Thức ăn tinh bột ủ với men rượu tạo mùi thơm vật nuôi ăn ngon miệng.
- Ví dụ vụ xuân hè có nhiều thức ăn xanh vật nuôi ăn không hết, người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.
- Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi ăn nhiều, tiêu hoá dễ dàng và khử bỏ chất đọc hại.
- Chú ý nghe.
- Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
- Chú ý nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
II/ Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:
1- Các phương pháp chế biến thức ăn:
- Phương pháp cắt ngắn dùng cho thô xanh, nghiền nhỏ với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
- Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hoá, ủ lên men.
- Kiềm hoá rơm với thức ăn nhiều xơ như rơm rạ.
- Phối hợp nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp.
2- Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
Dự trữ thức ăn dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại cỏ hạt. Dùng phương pháp ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.
* Để biết cách chế biến và dự trữ thức ăn như thế nào?
* Ta xét phần 1.
- Các em đọc phần 1 và xem hình 66 các phương pháp chế biến thức ăn.
- Các em quan sát hình 66, điền vào chỗ trống các câu vào vở bài tập:
Thức ăn chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình . . .
Bằng phương pháp hoá học biểu thị trên các hình . . .
Bằng phương pháp vi sinh vật học biểu thị trên các hình . . .
- Gọi vài học sinh nêu kết quả làm.
- Còn hình 5 là phương pháp chế biến gì?
- Nêu kết luận về các phương pháp chế biến thức ăn?
* Còn cách dự trữ thức ăn như thế nào?
- Các em đọc phần 2 và xem hình 67 các phương pháp dự trữ thức ăn.
- Các em xem hình 67 thảo luận nhóm điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu sau:
Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi người ta thường dùng phương pháp . . . . với c ...  môi trường bị ô nhiễm, các sinh vật thủy sản chết.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Cần có các biện pháp:
 + Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
 + Cải tiến và nâng cao các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản và sản xuất thức ăn.
 + Chọn cá thể có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
 + Ngăn chặn, đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt các qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí nguồn nước thải và nguồn nước bị ô nhiễm.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
à Giống tốt, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt.
à Bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đánh bắt đúng kĩ thuật, không đánh bắt hủy diệt với cường độ cao.
_ Học sinh ghi bài.
III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
 1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước:
- Các loài thủy sản nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng.
- Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng.
- Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể và năng suất khai thác các loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với những năm trước.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản:
- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
- Phá hoại rừng đầu nguồn.
- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
- Ô nhiễm môi trường nước.
3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí:
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
- Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, chú ý tận dụng nguồn phân hữu cơ.
- Đối với các loại cá nuôi , nên chọn những cá thể có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: ngăn chặn đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm.
	Học sinh đọc phần ghi nhớ
	4. Củng cố: (3 phút)
	Tóm tắt nội dung chính của bài.
	5. Kiểm tra – đánh giá: (5 phút)
	Hoàn thành sơ đồ sau:
Biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản
Xử lí nguồn nước
Quản lí nguồn nước
 (1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
	Đáp án:
	(1): Lắng (lọc)
	(2): Dùng hóa chất
	(3): Các phương pháp: ngừng cho ăn, sục khí, thay nước.
	(4): Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước
	(5): Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản
	(6): Khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản hợp lí
	1. Chọn câu trả lời đúng:
	Muốn khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành biện pháp:
	a. Tận dụng diện tích mặt nước, áp dụng hợp lí các mô hình VAC, RVAC.
	b. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lí nguồn nước thải và nước đang bị ô nhiễm.
	c. Tận dụng nguồn phân hữu cơ, phân vi sinh, nâng cao biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sử dụng hợp lí các loại thuốc phòng, trị bệnh.
	d. Chọn nuôi những con giống có tốc độ tăng trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp.
2. Hoàn thành sơ đồ:
Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản
(1)
(2)
(3)
(4)
	Đáp án: 1.a
	2. (1): Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt
	 (2): Phá hoại rừng đầu nguồn
	 (3): Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa
	 (4): Ô nhiễm môi trường nước.
	6. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)]
	_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và học bài chuẩn bị bài ôn tập.
KYÙ DUYEÄT TUAÀN 34
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
	Lớp:
	Tiết: 70
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	 Củng cố và hệ thống hóa được các nội dung về:
	_ Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	_ Kỹ thuật sản xuất, sử dụng thức ăn, chăm sóc quản lý, thu hoạch bảo quản và chế biến thủy sản.
	_ Ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
	2. Kỹ năng:
	Củng cố các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn như phương pháp đo nhiệt độ, độ trong, độ pH, nhận biết các loại thức ăn,
	3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng những kiến thức vào thực tiễn đời sống của gia đình và xã hội.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Sơ đồ 18 SGK phóng to.
	_ Các bảng phụ.
	2. Học sinh:
	Xem lại tất cả các bài trong phần thủy sản.
	III. PHƯƠNG PHÁP:
	Trực quan, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	_ Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản.
	_ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
	3. Bài mới:
	a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
	Nội dung phần thủy sản chúng ta nghiên cứu gồm 8 bài, từ bài 49 đến bài 56. Gồm 3 phần kiến thức cơ bản là:
	_ Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	_ Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
	_ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
	Chúng ta sẽ lần lượt ôn lại kiến thức của từng phần.
	b. Vào bài mới:
	* Hoạt động 1: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
	Yêu cầu: Biết được vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7 phút
_ Giáo viên hỏi:
+ Nuôi thủy sản có vai trò gì? 
+ Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
(cho điểm học sinh)
_ Học sinh trả lời:
à Vai trò:
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác.
+ Làm sạch môi trường nước.
à Nhiệm vụ:
+ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước.
+ Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.
+ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
_ Học sinh lắng nghe.
I. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản:
 1. Vai trò của nuôi thủy sản:
 2. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.
 	* Hoạt động 2: Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản.
	Yêu cầu: Biết được các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12 phút
_ Giáo viên hỏi:
+ Hãy nêu tóm tắt tính chất lí học của nước nuôi thủy sản.
+ Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào?
+ Nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào?
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hoàn thiện kiến thức ở phần này.
_ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lương vực nước nuôi thủy sản?
_ Giáo viên sửa và hỏi tiếp:
+ Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
+ Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm, cá.
_ Giáo viên sửa và hoàn chỉnh kiến thức.
_ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
+ Quản lí ao bao gồm những công việc gì?
+ Muốn phòng bệnh cho tôm, cá cần phải làm gì?
_ Giáo viên sửa, nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
à Gồm có: nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.
+ Nhiệt độ thích hợp: đối với tôm: 25 – 350C, cá: 20 – 300C.
+ Màu sắc: có 3 màu nhưng màu xanh đọt chuối là tốt nhất.
+ Độ trong tốt nhất: 20 – 30cm.
+ Sự chuyển động của nước: làm tăng lượng O2, kích thích sinh sản. Có 3 hình thức: sóng, đối lưu, dòng chảy.
à Bao gồm: các chất khí hoà tan:
+ Khí O2: tối thiểu từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới sống được.
+ Khí CO2: tối thiểu 4 – 5mg/l.
_ Các muối hòa tan: đạm nitrát, lân, sắt
_ Độ pH: thích hợp từ 6 – 9.
à Như: thực vật thủy sinh (thực vật phù du, thực vật đáy), động vật phù du và động vật đáy.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
à Biện pháp:
_ Cải tạo nước ao.
_ Cải tạo đất đáy ao. 
_ Học sinh trả lời:
à Bao gồm 2 loại:
_ Thức ăn tự nhiên: bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bả hữu cơ
_ Thức ăn nhân tạo: gồm có thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn hổn hợp.
à Sự khác nhau:
_ Thức ăn tự nhiên: có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng.
_ Thức ăn nhân tạo: do con người cung cấp trực tiếp cho tôm, cá.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh trả lời:
à Chăm sóc tốt cho tôm, cá là phải cho chúng ăn đủ lượng, đủ chất và thời gian cho ăn vào ăn lúc 7 – 8 giờ sáng.
à Quản lí ao cần:
+ Kiểm tra đăng, cống.
+ Kiểm tra màu nước, thức ăn.
+ Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá.
_ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá.
à Có các biện pháp:
+ Thiết kế ao nuôi thích hợp
+ Phải tẩy ao, khử trùng trước khi thả cá.
+ Cho tôm, cá ăn đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
+ Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và hoạt động của tôm, cá.
+ Dùng thuốc phòng bệnh trước mùa tôm, cá mắc bệnh.
_ Học sinh lắng nghe.
II. Đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản:
 1. Môi trường nuôi thủy sản:
_ Đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
_ Tính chất của vực nước nuôi cá.
_ Cải tạo nước và đáy ao.
 2. Thức ăn của động vật thủy sản:
_ Thức ăn của tôm, cá.
_ Quan hệ về thức ăn.
3. Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản:
_ Chăm sóc
_ Quản lí
_ Phòng bệnh
	* Hoạt động 3: Quy trình và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản.
	Yêu cầu: Biết được các quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12 phút
_ Giáo viên hỏi:
+ Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá.
+ Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một phương pháp bảo quản mà em biết.
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và hỏi tiếp:
+ Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa như thế nào?
+ Trình bày một số biện pháp bào vệ môi trường thủy sản.
+ Hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
+ Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
_ Giáo viên sửa, hoàn thiện kiến thức.
_ Học sinh trả lời:
à Có 2 phương pháp:
+ Đánh tỉa thả bù
+ Thu hoạch toàn bộ.
à Vì:
+ Nếu không bảo quản sẽ dẫn đến sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
+ Nếu không chế biến sẽ không sử dụng được.
_ Một số phương pháp bảo quản như: Ướp muối, làm khô, động lạnh.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi:
à Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thủy sản phát triển bền vững.
à Biện pháp:
+ Xử lý nguồn nước.
+ Quản lí.
à Nguyên nhân:
+ Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.
+ Phá hoại rừng đầu nguồn.
+ Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
+ Ô nhiễm môi trường nước
à Các biện pháp:
+ Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
+ Cải tiến và nâng cao các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản.
+ Nên chọn các loại có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
+ Có biện pháp bảo vệ, nguồn lợi thủy sản.
_ Học sinh lắng nghe.
III. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản:
 1. Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.
_ Thu hoạch
_ Bảo quản
_ Chế biến
 2. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản:
_ Ý nghĩa
_ Bảo vệ môi trường thủy sản.
_ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
	4. Củng cố và đánh giá giờ dạy: ( 4 phút)
	Cho học sinh xem lại các câu hỏi SGK trang 156.
	5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ ôn tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời lại các câu hỏi trang 156.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CN 7 HKII.doc