Thực hành
Bài 17. XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
_ Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng thực hành: rữa, pha nước, vớt, ngâm.
_ Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức thận trọng trong việc xử lí hạt giống.
Tiết 13 Ngày soạn : 08/11/2010 Tuần 14 Ngày giảng: 15/11/2010 GV:Từ Thị Kim Oanh Thực hành Bài 17. XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM MỤC TIÊU: Kiến thức: _ Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm. _ Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định. Kỹ năng: _ Rèn luyện kỹ năng thực hành: rữa, pha nước, vớt, ngâm. _ Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Có ý thức thận trọng trong việc xử lí hạt giống. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu. Học sinh: Xem trước bài 17 và đem mẫu lúa. Phương pháp :thực hành ,hoạt động nhĩm III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) _ Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu nào? _ Có mấy phương pháp gieo trồng? Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (2 phút) Xử lí hạt giống nhằm là diệt trừ sâu bệnh và kích thích hạt nẩy mầm. Có 2 phương pháp xử lí là: xử lí bằng nước ấm và xử lí bằng hóa chất. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành phương pháp xử lí hạt giống bằng nước ấm. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.(5’) Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Kiến thức cần đạt _ Yêu cầu học sinh đem mẫu ra để trên bàn và gom lại theo từng nhóm. _ Giáo viên giới thiệu dụng cụ thực hành cho bài này và yêu cầu học sinh ghi vào tập. _ Học sinh đem mẫu. _ Học sinh lắng nghe và ghi vào tập. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Mẫu hạt lúa, ngô. _ Nhiệt kế. _ Phích nước nóng. _ Chậu, thùng đựng nước lả. _ Rổ. * Hoạt động 2::Hướng dẫn ban đầu về trình tự thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm(10’) _ Cho HS quan sát tranh vẽ về qui trình thực hành xử lí hạt giống. GV vừa hướng dẫn vừa thao tác mẫu cho HS quan sát trình tự tiến hành xử lí hạt giống theo các bước: -Bước 1:Cho hạt vào nước muối để loại bỏ hạt lép lững. Chú ý:Pha 2,5 kg muối với 10 lít nước (có thể dùng trứng vịt để thử nồng độ muối khi trứng vịt nổi lên mặt có đường kính 2cm là được). Để xử lí 1 lít lúa phải cần 3 lít nước. -Bước 2:Rửa sạch các hạt chìm -Bước 3:Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. -Bước 4:Ngâm hạt trong nước ấm. Chú ý: Nhiệt độ và thời gian ngâm đối với từng loại hạt giống như bản bên _ Học sinh quan sát. HS theo dỏi FHS thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên HS theo dỏi II. Quy trình thực hành: -Bước 1:Cho hạt vào nước muối để loại bỏ hạt lép lững. -Bước 2:Rửa sạch các hạt chìm -Bước 3:Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. -Bước 4:Ngâm hạt trong nước ấm. Chú ý: Nhiệt độ và thời gian ngâm đối với từng loại hạt giống như sau: Hạt giống Nhiệt độ nước (oC) Thời gian ngâm (phút) Lúa Ngô Dưa chuột Hành tây Cà chua 54 40 50 50 50 10 10 12 25 25 * Hoạt động 3: Thực hành.(15’) _ Sau đó yêu cầu từng nhóm thực hành. _ Khi các nhóm làm xong giáo viên đưa cho mỗi nhóm 1 khay và giấy lọc. _ Giáo viên hướng dẫn học sinh xếp các hạt vào khay và luôn giữ ẩm cho khay để bài sau sử dụng. GV theo dõi các nhóm thực hành, sửa chữa, uốn nắn những sai sót của HS. _ Từng nhóm Học sinh thực hành. _ Học sinh nhận khay và giấy lọc. _ Học sinh lắng nghe và thực hiện. FHS thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên III. Thực hành: 4. Củng cố và đáng giá giờ thực hành: ( 5 phút) _ Yêu cầu học sinh thu dọn, làm vệ sinh. _ Yêu cầu học sinh viết quy trình thực hành vào tập sau khi thực hành. 5. Nhận xét- dặn dò: ( 2 phút) _ Nhận xét sự chuẩn bị mẫu vật thực hành và về thái độ thực hành của học sinh. _ Dặn dò: Xem bài thực hành 18, học 4 bước thực hành ở bài 17 và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao phải dùng nhiệt độ ở 54 0C mà không dùng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn? + Vì sao phải lọc hạt lép, hạt lửng bằng nước muối sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể lọc hạt lép bằng cách nào nữa không? IV / RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: