Giáo án Công nghệ 7 tuần 18 (tiết 35+ 36)

Giáo án Công nghệ 7 tuần 18 (tiết 35+ 36)

BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN

CHO VẬT NUÔI

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.

 _ Nắm được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.

 2. Kỹ năng:

 _ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.

 _ Hình thành những kỹ năng chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

 3. Thái độ:

_ Có ý thức trong việc chế biến và dự trữ.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 18 (tiết 35+ 36)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18	 	 Ngày soạn: 12/12/2010
Tiết: 35	 Ngày dạy: 15/12/2010
BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN 
CHO VẬT NUÔI
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	_ Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
	_ Nắm được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
	2. Kỹ năng:
	_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
	_ Hình thành những kỹ năng chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
	3. Thái độ:
_ Có ý thức trong việc chế biến và dự trữ.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Hình 66. 67 SGK phóng to.
	_ Bảng con, phiếu học tập.
	2. Học sinh:
_ Xem trước bài 39.
	IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bà cũ: 
	_ Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
	_ Em hãy nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
	3. Đặt vấn đề:
	_ Không phải loại thức ăn nào vật nuôi ăn cũng được hấp thụ do đó ta phải biết cách chế biến thức ăn để vật nuôi có thể hấp thụ tốt và để đảm bảo chất lượng thức ăn, ta phải biết cách bảo quản tốt. Vậy phương pháp chế biến và bảo quản nào là phù hợp? Ta hãy vào bài mới.
	4. Tiến Trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to mục I và cho biết:
+ Tại sao phải chế biến thức ăn?
+ Cho một số ví dụ nếu không chế biến thức ăn vật nuôi sẽ không ăn được.
+ Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
+ Cho ví dụ khi chế biến sẽ làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
+ Ví dụ về việc chế biến sẽ khử bỏ chất độc hại.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
+ Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay. Vậy ta phải làm gì để khi vật nuôi cần là đã có sẵn thức ăn?
+ Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? 
 + Hãy cho một số ví dụ về cách dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
_ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng.
_ 1 học sinh đọc to và các em khác lắng nghe để trả lời các câu hỏi:
à HS trả lời
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ (đậu tương, cám..).
_ HS trả lời
à HS nêu Ví dụ trong SGK
à Ví dụ: rang, hấp đậu tương,.
_ Học sinh ghi bài.
à Phải dự trữ để khi nào cần thì có dùng ngay.
à HS trả lời
à Học sinh suy nghĩ , cho ví dụ
_ Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
_ Giáo viên nêu: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau nhưng thường ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học, vi sinh vật để chế biến.
_ Giáo viên treo hình 66, chia nhóm, yêu cầu nhóm quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình nào?
+ Bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên các hình nào?
_ Giáo viên sửa, bổ sung.
_ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và cho biết:
+ Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
_ Giáo viên treo hình 67, nhóm cũ thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp ủ xanh?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp làm khô?
_ Giáo viên yêu cầu nhóm thảo luận điền vào chổ trống.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh chia nhóm, thảo luận và cử đại diện trả lời:
à Chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.
à Phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.
à Phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.
_ Học sinh lắng nghe.
_ 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và trả lời:
à HS trả lời
à Nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời:
à Có 2 phương pháp:
+ Làm khô.
+ Ủ xanh.
à Dự trữ thức ăn bằng phương pháp ủ xanh: các loại rau, cỏ tươi xanh đem ủ trong các hầm ủ xanh từ đó ta được thức ăn ủ xanh.
à HS trả lời
à Nhóm thảo luận và điền: làm khô – ủ xanh.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố
_ Học sinh đọc phần ghi nhớ.
_ Tóm tắt nội dung chính của bài
_ Gọi hs trả lời câu hỏi trong SGK
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 40.
5. GHI BẢNG:
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN:
1. Chế biến thức ăn:
 _ Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn:
 _ Nhằøm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN:
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
 _ Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
 _ Thức ăn vật nuôi được dự trữ bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh.	
IV: RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 18 	 Ngày soạn: 12/12/2010
Tiết: 36	 Ngày dạy: 17/12/2010
BÀI 40:
 SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
	_ Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.
	_ Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.
 2. Kỹ năng:
	_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
	_ Nhận biết được một số loại thức ăn vật nuôi.
	_ Hình thành những kỹ năng sản xuất các loại thức ăn cho vật nuôi..
 3. Thái độ:
	_ Ứng dụng vào thực tế sản xuất 	
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 _ Hình 68 SGK phóng to, bảng con, phiếu học tập.
 2. Học sinh:
	_ Xem trước bài 40.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	_ Chế biến và dự trữ thức ăn nhằøm mục đích gì?
	_ Em hãy kể một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
	3. Đặt vấn đề:
	 _ Để có được thức ăn chế biến và dự trữ ta phải có những biện pháp sản xuất ra các loại thức ăn đó. Vậy sản xuất ra những thức ăn đó bằng những phương pháp nào? Vào bài mới ta sẽ rõ.
 4. Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân loại thức ăn
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Khi phân loại thức ăn người ta dựa vào cơ sở nào?
+ Thức ăn được chia thành mấy loại? 
+ Thức ăn nào được gọi là thức ăn giàu prôtêin?
+ Thức ăn nào được gọi là thức ăn giàu gluxit?
+ Thế nào là thức ăn thô?
_ Giáo viên treo bảng, yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời bằng cách điền vào chổ trống.
_ Giáo viên sửa, nhận xét, bổ sung.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à HS trả lời
à Được chia thành 3 loại theo SGK
à Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14%.
à Là loại thức ăn có hàm lượng gluxit > 50%.
à Thức ăn thô là thức ăn có hàm lượng chất xơ > 30%.
_ Nhóm thảo luận và điền vào bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
_ Giáo viên treo tranh hình 68, nhóm cũ quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu tên các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
+ Hãy mô tả cách chế biến sản phẩm nghề cá.
+ Tại sao nuôi giun đất được coi là sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
+ Tại sao cây họ Đậu lại giàu prôtêin?
_ Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh dấu (x) vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
+ Tại sao phương pháp 2 không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin? 
_ Giáo viên ghi bảng.
_ Nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à HS trả lời
à HS trả lời
à Vì thu hoạch giun dùng làm thức ăn giàu prôtêin cho vật nuôi.
à HS trả lời 
_ Nhóm trả lời: phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: (1), (3), (4).
à Vì hàm lượng prôtêin trong hạt ngô 8,9%, khoai 3,2%, sắn 2,9%...
_ Học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục III SGK.
_ Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK.
+ Các em có biết về mô hình VAC không?
_ Giáo viên giảng thêm
Tùy theo vùng mà người ta áp dụng mô hình RVAC: rừng- vườn- ao- chuồng.
+ Theo em làm thế nào để có được nhiều thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
+ Cho một số ví dụ về phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
_ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng.
_ Học sinh đọc.
_ Nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh lắng nghe.
à Bằng cách luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng.
_ Học sinh suy nghĩ cho ví dụ.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố
_ Học sinh đọc phần ghi nhớ.
_ Tóm tắt nội dung chính của bài
_ Gọi hs trả lời câu hỏi trong SGK
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
5.GHI BẢNG
I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN:
 Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn thành 3 loại:
 _ Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% gọi là giàu prôtêin.
 _ Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% gọi là giàu gluxit.
 _ Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% gọi là thức ăn thô.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU PRÔTÊIN:
 Có các phương pháp như:
 _ Chế biến sản phẩm nghề cá.
 _ Nuôi giun đất.
 _ Trồng xen, tăng vụ cây họ Đậu.	
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU GLUXIT VÀ THỨC ĂN THÔ XANH:
 _ Sản xuất thức ăn giàu gluxit bằng cách luân canh, gối vụ để sản xuất ra thêm nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
 _ Sản xuất thức ăn thô xanh bằng cách tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.	
IV: RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDungCN 7Tuan 18.doc