KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bài 4: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
I. Mục tiêu:
Qua bài hôm nay học sinh phải:
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản.
- Biết cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường nước nuôi nuôi thủy sản.
II. Trọng tâm:
- Tính chất của nước nuôi thủy sản.
- Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao.
Ngày soạn: 03/03/2010. Ngày dạy: 08/03/2010 đến 13/03/2010. Tiết 4 KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Bài 4: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN Mục tiêu: Qua bài hôm nay học sinh phải: Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thủy sản. Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản. Biết cách cải tạo nước nuôi thủy sản và đất đáy ao. Có ý thức bảo vệ môi trường nước nuôi nuôi thủy sản. Trọng tâm: - Tính chất của nước nuôi thủy sản. - Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao. Chuẩn bị: Giáo viên: Nghiên cứu sách giáo viên - Vũ Hài (chủ biên), sản xuất năm 2007. Nghiên cứu sách công nghệ 7 - Vũ Hài (chủ biên), sản xuất năm 2007 Hình ảnh có trong thiết kế bài giảng: 76, 77, 78 SGK trang 134, 136. Học sinh: - Xem trước bài “ Môi trường nước nuôi thủy sản”. - Nghiên cứu hình 78 “Một số sinh vật sống trong nước” Hoạt động giảng dạy: Ổn định lớp: Điểm danh sỉ số lớp. Kiểm tra bài cũ: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản? Giới thiệu bài mới: Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống mọi sinh vật, là môi trường sống của các loài thủy sản đặc biệt là tôm cá. Nước nuôi thủy sản có nhiều tính chất và đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Vậy thì nước có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Và làm gì để cải tạo nguồn nước hiện nay? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay để làm rõ vấn đề trên. Bài: “MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN”. Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động dạy và học Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: - Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước. - Có thành phần oxi thấp và cacbonic cao. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của nước nuôi thủy sản. Giáo viên nêu câu hỏi gởi mở: CH: Khi cho đường hoặc muối vào nước, khuấy đều sau một thời gian thấy hiện tượng gì? CH: Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước? Giáo viên mở rộng: Tương tự với nước thường, nước nuôi trồng thủy sản cũng có khả năng hòa tan. Do đó người ta sẽ bón phân để làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên. CH: Chế độ nhiệt của nước và không khí như thế nào? Giáo viên kết luận: Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ. CH: Ở các ao tù, cớm nắng tỉ lệ CO2 và O2? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? CH: Vậy nước nuôi thủy sản có những đặc điểm nào? Giáo viên ghi nội dung kiến thức. Chuyển ý: Trong môi trường nuôi thủy sản, ngoài việc chú ý đến đặc điểm của nước ta còn chú ý đến tính chất của nước. vậy thì nước có những tính chất gì? Chúng ta qua phần II. Học sinh trả lời câu hỏi: TL: Muối hoặc đường hòa tan vào nước. TL: Nước có khả năng hòa tan. Học sinh lắng nghe. TL: Chế độ nhiệt của nước thường ổn định và điều hòa hơn không khí trên cạn. TL: Có nhiều CO2, ít O2. Có ảnh hưởng xấu làm chết cá. TL: Có 3 đặc điểm chính: - Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ. - Có khả năng điều hòa nhiệt độ của nước. - Thành phần O2 thấp, CO2 cao. Học sinh ghi nội dung kiến thức II. Tính chất của nước nuôi thủy sản: 1. Tính chất vật lý: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của nước nuôi thủy sản. Tính chất vật lý: a. Nhiệt độ: Giáo viên nêu câu hỏi: CH: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? CH: Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm, cá là bao nhiêu? Giáo viên giới thiệu hình 76 “Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao” và giảng giải về hình. Giáo viên đặt câu hỏi: CH: Quan sát hình 76 và cho biết nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu do nguồn nào? Giáo viên kết luận. b. Độ trong: CH: Độ trong là gì? CH: Dụng cụ nào để xác định độ trong của nước? Giáo viên bổ sung và giải thích thêm. Giáo viên cho học sinh xem đồ dùng dạy học “ Đĩa Sếch xi” và mô tả về hình dạng, kích thước, cách dùng rồi đặt câu hỏi: CH: Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là bao nhiêu? Giáo viên kết luận. Liên hệ thức tế: Đối với cá đá nếu nuôi trong môi trường nước tinh khiết, nước sạch thì màu của cá sẽ sặc sở, đẹp hơn. c. Màu nước: Giáo viên nêu câu hỏi gởi mở: CH: Nước có mấy màu chính? Kể tên. CH: Tại sao nước lại có nhiều màu sắc khác nhau? CH: Màu nước nào tốt cho cá? CH: Nước nào làm chết cá? Tại sao? Giáo viên bổ sung, kết luận. d. Sự chuyển động của nước: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: CH: Sự chuyển động của nước có tác dụng gì? CH: Có mấy hình thức chuyển động? Kể tên. Giáo viên giảng giải thêm để giúp học sinh phân biệt rõ 3 hình thức chuyển động. Giáo viên kết luận và ghi nội dung kiến thức lên bảng. Chuyển ý: Ta đã biết tính chất vật lý của nước nuôi thủy sản, vậy nước nuôi thủy sản có tính chất hóa học như thế nào? Ta qua phần tiếp theo. Học sinh trả lời câu hỏi: TL: Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu hóa, hô hấp, sinh sản của tôm cá. TL: Tôm là 25-30oC, cá là 20-30oC. HS quan sát hình 76. Học sinh trả lời câu hỏi: TL: - Sự thủy phân các chất hữu cơ. - Sự tỏa nhiệt của đất ở đáy ao. - Cường độ chiếu sáng của mặt trời. TL: Là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt xấu của nước nuôi thủy sản. Độ trong được xác định bởi mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước. TL: Dụng cụ đo: đĩa sếch xi. Học sinh quan sát hình. TL: Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là: 20-30cm. Học sinh trả lời câu hỏi. TL: Có 3 màu chính: + Màu nõn chuối , vàng lục. + Màu tro đục, xanh đồng + Màu đen TL: + Nước có khả năng hấp thu và phản xạ ánh sáng. + Do chất hòa tan. + Có nhiều sinh vật phù du. TL: Nước tốt cho cá: nước có màu xanh nõn chuối. TL: Nước làm chết cá: là nước có màu đen, đỏ nâu, đỏ hơi xanh vàng. Học sinh trả lời câu hỏi. TL: Làm tăng lượng O2, thức ăn được phân bố đều và kích thích quá trình sinh sản của tôm cá. TL: Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy. Học sinh ghi nội dung kiến thức 2. Tính chất hóa học: Gồm các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH. Tính chất hóa học: a. Các chất khí hòa tan: Giáo viên nêu câu hỏi: CH: Trong nước có các loại khí hòa tan nào? CH: Loại khí nào ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá? CH: Khí O2 được tạo ra từ đâu? Và có ảnh hưởng gì? CH: Khí CO2 được tạo ra từ đâu? Và có ảnh hưởng gì? CH: Khí O2 và CO2 mất đi bởi lí do nào? CH: Lượng O2 và CO2 cho phép trong nước là bao nhiêu? Giáo viên kết luận. b. Các muối hòa tan: Giáo viên đặt câu hỏi: CH: Trong nước có các loại muối hòa tan nào? CH: Nguyên nhân sinh ra các loại muối hòa tan? Giáo viên mở rộng: Các muối hòa tan có ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống của cá qua các sinh vật làm thức ăn cho cá. Giáo viên kết luận. c. Độ pH: Giáo viên đặt câu hỏi: CH: Độ pH trong nước ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? CH: Độ pH nào thích hợp cho tôm, cá? Giáo viên kết luận. Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các tính chất hóa học của nước. Giáo viên ghi nội dung kiến thức Chuyển ý: Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tính chất cuối cùng của nước nuôi thủy sản. Học sinh trả lời câu hỏi. TL: Các chất khí: O2, CO2, NH3, H2S, TL: CO2, O2 ảnh hưởng trực tiếp đến tôm cá. TL: Do quang hợp của thực vật thủy sinh, sự hòa tan của không khí. TL: Do sự hô hấp của sinh vật, sự phân hủy chất hữu cơ. Ä Gây khó khăn cho quá trình hô hấp, gây ngộ độc cho tôm cá. TL: Khí O2 mất đi do sự hô hấp của động vật, thực vật, do sự bốc hơi nước. Khí CO2 mất đi do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, sự bốc hơi. TL: O2: 3mg/lít trở lên. CO2: 4-5 mg/l. Học sinh trả lời câu hỏi. TL: Các muối hòa tan: Đạm nitrat, đạm amom, muối lân, muối sắt. TL: Do sự phân hủy các chất hữu cơ, do nước mưa, do bón phân. Học sinh trả lời câu hỏi. TL: Không có lợi cho tôm cá, làm tôm cá không lớn được. TL: pH thích hợp: 6 - 9. Học sinh nhắc lại. Học sinh ghi nội dung kiến thức 3. Tính chất sinh học: Trong vùng nước nuôi thủy sản gồm: thực vật thủy sinh, động vật phù du và các loại động vật đáy. Tính chất sinh học: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 78 và cho biết tên các sinh vật trong hình. Giáo viên tổ chức thảo luận: + Thời gian: 2 phút + Chia nhóm thảo luận. + Nêu yêu cầu thảo luận: Em hãy quan sát hình 78/SGK và hoàn thành bài tập sau: Em hãy sắp xếp các sinh vật trong hình theo kí tự a, b, c, d, vào một trong các nhóm: Thực vật phù du, động vật phù du, thực vật bậc cao, động vật đáy. Gọi đại diện nhóm trả lời và sửa kết quả. Giáo viên kết luận: Trong nước có nhiều sinh vật sống đó là: thực vật phù du, động vật phù du, thực vật bậc cao, động vật đáy. Giáo viên ghi nội dung kiến thức. Chuyển ý: sau khi biết các tính chất của nước thì ta cần làm gì để cải tạo nước nuôi thủy sản. Chúng ta qua phần cuối. Học sinh quan sát hình 78 và tiến hành thảo luận theo nhóm. Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. Học sinh ghi nội dung kiến thức. III. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao: Cải tạo nước, đất đáy ao nhằm nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm và cá. Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao. Giáo viên giảng giải: Ao là nơi sinh sống của nhiều sinh vật nói chung và tôm, cá nói riêng. Muốn nuôi tôm, cá có năng suất cao phải cải tạo nước và đáy ao. 1. Cải tạo nước ao: Giáo viên đặt câu hỏi: CH: Theo em những ao nào cần được cải tạo? CH: Nêu các biện pháp cải tạo ao mà em biết? Giáo viên kết luận và ghi nội dung kiến thức lên bảng. 2. Cải tạo đất đáy ao: Giáo viên đặt câu hỏi: CH: Hãy nêu các biện pháp cải tạo đất đáy ao mà em biết? Giáo viên kết luận: Để nâng cao chất lượng nuôi tôm, cá ta cần phải cải tạo nước ao và đất đáy ao. Giáo viên đặt câu hỏi để kết luận: Vậy cải tạo nước và đất đáy ao nhằm mục đích gì? Giáo viên kết luận và ghi nội dung kiến thức lên bảng. Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời câu hỏi: TL: Ao miền núi, trung du ao có mạch nước ngầm, ao có nhiều thực vật thủy sinh. TL: Trồng cây chắn gió. Thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, diệt bọ gạo, cắt bỏ lau, sậy, sen, súng. Học sinh ghi nội dung kiến thức Học sinh trả lời câu hỏi: TL: Đất bạc màu ít chất dinh dưỡng thì bón phân hữu cơ, đất ao nhiều mùn thì vét bớt mùn, bảo đảm lớp mùn dày 5-10 cm là vừa. TL: Nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm cá. Học sinh ghi nội dung kiến thức Củng cố: - Làm bài tập củng cố. Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: Tính chất lí học 1 2 Màu nước 3 Tính chất hóa học 4 5 Độ pH Câu 2: Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất: 1. Đĩa sếch xi là dụng cụ dùng để: a. Đo nhiệt độ nước c. Đo độ ánh sáng xuyên qua mặt nước. b. Đo độ trong của nước d. Câu a, c đúng. 2. Chất khí hòa tan ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá là: a. O2, CH4 c. O2, CO2 b. CO2, NH3 d. NH3, H2S 3. Các sinh vật sống trong vùng nước nuơi thủy sản là: a. Thực vật bậc cao c. Động vật đáy b. Thực vật thủy sinh. d. Cả 3 câu đều đúng. Đáp án: Câu 1: 1. Nhiệt độ. 3. Sự chuyển động của nước. 2. Độ trong. 4. Các chất khí hòa tan. 5. Các muối hòa tan. Câu 2: 1. d 3. d 2. c - Học sinh đọc ghi nhơ trong SGK. Dặn dò: Học bài “Môi trường nuôi thủy sản”. Chuẩn bị bài: “Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá). Nghiên cứu hình 82 “Một số loại thức ăn tự nhiên cho tôm cá”. Ngày tháng năm 2010 GVHD duyệt.
Tài liệu đính kèm: