SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
HS biết:
-Hoạt động 1: biết được tác hại của sâu, bệnh.
HS hiểu:
-Hoạt động 2: hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây, nhận biết được các dấu hiệu của cây bị sâu, bệnh phá hại.
1.2. Kĩ năng :
-HS thực hiện được: kỹ năng quan sát,phán đoán.
-HS thực hiện thành thạo: nhận biết được một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh.
1.3.Thái độ :
- Thói quen: Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu , bệnh.
-Tính cách: trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Sâu bệnh hại cây trồng và một số bệnh cây
Tuần: 11 - Tiết: 10 Ngày dạy:28/10/2014 SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: HS biết: -Hoạt động 1: biết được tác hại của sâu, bệnh. HS hiểu: -Hoạt động 2: hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây, nhận biết được các dấu hiệu của cây bị sâu, bệnh phá hại. 1.2. Kĩ năng : -HS thực hiện được: kỹ năng quan sát,phán đoán. -HS thực hiện thành thạo: nhận biết được một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh. 1.3.Thái độ : - Thói quen: Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu , bệnh. -Tính cách: trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Sâu bệnh hại cây trồng và một số bệnh cây 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên : Hình 18, 19, 20 SGK 3.2 Học sinh : mẫu cây trồng bị sâu , bệnh 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức lớp và kiểm diện: (1') 7A1........................................................7A4........................................................... 7A2............................................................................................................................. 4.2 Kiểm tra bài cũ: (5') Câu 1: Thế nào là giâm cành , chiết cành , ghép mắt ? (6đ) Câu 2: nêu cách bảo quản hạt giống cây trồng ? (4đ) Câu 1: -Giâm cành: từ một đoạn cành cắt khỏi thân cây mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ. -Chiết cành: bóc một khoanh vỏ của cành , sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi thân cây mẹ và trồng xuống đất. -Ghép mắt: lấy mắt ghép ghép vào môt cây khác. Muốn bảo quản hạt giống tốt cần đảm bảo các điều khiện sau: Câu 2: + Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, sạch, không sâu bệnh, không lép + Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ, phải đậy kín + Phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, sâu mọt để kịp thời xử lí 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌc Giới thiệu bài Sau khi học xong bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh, hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây, biết được các triệu chứng thường gặp khi cây bị sâu, bệnh phá hại. Hoạt động 1 :Tìm hiểu về tác hại của sâu , bệnh ¡Học sinh đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi : -Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng ? -Cho ví dụ minh hoạ GV nhận xét , tổng hợp các ý kiến và kết luận về tác hại của sâu , bệnh hại. GV giảng : theo FAO , hàng năm trên thế giới có 12,4 % tổng sản lượng cây trồng bị sâu phá hại, 11,6% bị bệnh phá hại. Với lúa, hàng năm sâu bệnh làm hại 160 triệu tấn. Ở nước ta, khoảng 20% tổng sản lượng cây trồng bị sâu, bệnh phá hại. Hoạt động 2 : Khái niệm về côn trùng và bệnh cây ¡Học sinh trả lời câu hỏi: -Côn trùng thuộc ngành động vật nào? -Em hãy cho biết có các kiểu biến thái nào? -Trong mỗi kiểu biến thái , giai đoạn nào phá hại mạnh nhất ? GV tổng hợp ý kiến và kết luận khái niệm về côn trùng ¡Học sinh trả lời câu hỏi : -Emhãy cho biết, khi thiếu nước, chất dinh dưỡng , cây có biểu hiện như thế nào ? -Em hãy cho ví dụ về bệnh cây ? -Em hãy cho biết thế nào là bệnh cây? GV tổng hợp ý kiến và kết luận về bệnh cây . GV : điều kiện sống không thuận lợi cũng làm cho cây bị bệnh (sinh lí). Ngoài ra, các vi sinh vật tác động gây bệnh cho cây ( truyền nhiễm) Hoạt động 3 : Giới thiệu một số dấu hiệu của cây khi cây bị sâu ,bệnh phá hại GV treo hình 20 SGK Học sinh quan sát , thảo luận và nêu các dấu hiệu của cây khi bị sâu , bệnh phá hại. GV tập hợp các ý kiến và kết luận. I. Tác hại của sâu , bệnh Khi bị sâu, bệnh phá hại , cây trồng sinh trưởng phát triển kém , năng suất và chất lượng nông sản giảm. II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây 1. Khái niệm về côn trùng -Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp , cơ thể chia làm 3 phần : đầu , ngực , bụng. -Biến thái hoàn toàn : vòng đời trải qua 4 giai đoạn : trứng – sâu non – nhộng – sâu trưởng thành. -Biến thái không hoàn toàn: trứng – sâu non – sâu trưởng thành . 2. Khái niệm về bệnh cây Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây ra hoặc điều kiện sống bất lợi gây ra. 3. Giới thiệu một số dấu hiệu của cây khi cây bị sâu ,bệnh phá hại -Cấu tạo hình thái: biến dạng lá, quả , gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi -Màu sắc: trên lá, quả, có đốm đen, nâu , vàng.. -Trạng thái: cây bị héo rũ 4.4.Tổng kết: -Em hãy nêu tác hại của sâu , bệnh ? -Thế nào là biến thái của côn trùng ? Có mấy kiểu biến thái ? Cho ví dụ -Thế nào là bệnh cây ? -Khi bị sâu, bệnh phá hại , cây trồng sinh trưởng phát triển kém , năng suất và chất lượng nông sản giảm. -Biến thái hoàn toàn : vòng đời trải qua 4 giai đoạn: trứng – sâu non – nhộng – sâu trưởng thành. -Biến thái không hoàn toàn: trứng – sâu non – sâu trưởng thành - Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do vi sinh vật gây ra hoặc điều kiện sống bất lợi gây ra. 4.5 Hướng dẫn học tập: (5’) * Đồi với bài học ở tết này: Học bài và trả lời câu hỏi sgk. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: chuẩn bị “ôn tập” PHỤ LỤC: Ngày.tháng 10 năm 2014 Duyệt:
Tài liệu đính kèm: