Giáo án Công nghệ tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Giáo án Công nghệ tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

 HS hiểu:

-Hoạt động 1: Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản

 HS biết:

-Hoạt động 2: Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.

-Hoạt động 3: Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

1.2.Kĩ năng:

-HS thực hiện được:

+Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường.

+Tìm hiểu được hiện trạng, nguyên nhân và cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

-HS thực hiện thành thạo: thực hiện được một số công việc đơn giản để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ tiết 52: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 37 - Tiết 52
Ngày dạy: 16/5/2014
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
 HS hiểu:
-Hoạt động 1: Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản
 HS biết:
-Hoạt động 2: Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản.
-Hoạt động 3: Biết cách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1.2.Kĩ năng:
-HS thực hiện được:
+Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường.
+Tìm hiểu được hiện trạng, nguyên nhân và cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
-HS thực hiện thành thạo: thực hiện được một số công việc đơn giản để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
 1.3.Thái độ:
-Thói quen: yêu thích khám phá môn học
-Tính cách: tự tin, hợp tác trong hoạt động nhóm. Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Một số phương pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợ thủy sản.
 3. CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo viên:
 -Sơ đồ 17 phóng to.
 -Một số biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản tại địa phương
3.2 Học sinh: đọc trước bài mới
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
7A1........................................................7A4...........................................................
7A2............................................................7A5...........................................................
7A3............................................................7A6...........................................................
4.2 Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm cá ? (4đ)
*Trả lời: Có 2 phương pháp thu hoạch:
+ Đánh tỉa thả bù: Thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng đã thu hoạch.
+ Thu hoạch toàn bộ: Thu toàn bộ tôm cá trong ao chuẩn bị ao nuôi vụ khác.
Câu 2: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản ? Có những phương pháp bảo quản nào ? (4đ)
*Trả lời:
- Mục đích: Giữ sản phẩm đến khi chế biến hoặc xuất khẩu đạt chất lượng tốt.
- Có 3 phương pháp bảo quản:
+ Ướp muối: Bỏ ruột, mang, đánh vẩ cho muối vào ướp.
+ Làm khô: Phơi hoặc sấy khô.
+ Làm lạnh: Hạ nhiệt độ thực phẩm xuống đến mức vi sinh vật gây thối không hoạtđộng được.
- Bảo quản tốt: Tôm cá tươi không nhiễm bệnh nơi bảo quản phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm....
4. 3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
HS: Đọc thông tin I SGK
GV? Tại sao thường dùng nước thải để nuôi thuỷ sản?
HS: Nước thải cung cấp chất dinh dưỡng thức ăn.
GV? Nước thải chưa xử lý có tác hại gì?
HS: Làm ô nhiễm môi trường, chết tôm cá, sản phẩm tôm cá có chất độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
GV? Bảo vệ môi trường thuỷ sản có ý nghĩa gì?
HS: Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các chất độc hại với thuỷ sản và con người.
GV: Yêu cầu HS kết luận
HS: Kết luận
I. Ý NGHĨA:
- Bảo vệ môi trường là để có những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bền vững, có hàng hoá xuất khẩu.
Hoạt động 2: tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường
HS: Đọc thông tin II1 SGK
GV? Có các phương pháp hữu hiệu nào trong xử lý nguồn nước?
HS: Trình bày 2 phương pháp
GV? Nêu ưu nhược điểm 2 phương pháp?
HS: Phương pháp lắng lọc dùng cho đại trà nhưng khả năng diệt khuẩn chưa cao. Phương pháp hoá chất dễ kiếm, dẻ tiền diệt khuẩn cao, vì vậy nên dùng phối hợp 2 phương pháp.
GV? Trong khi nuôi tôm cá mà môi trường bị ô nhiễm phải làm gì?
HS: Ngừng cho ăn, sục khí tăng O2, tháo nước cũ thêm nước mới, ô nhiễm nặng chuyển tôm cá sang ao khác để xử lý.
HS: Đọc thông tin II2 SGK
GV? Để giảm bớt độc hại cho thuỷ sinh vật và con người cần làm gì?
HS: Ngăn cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, quy định nồng độ tối đa của hoá chất chất độc, sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
GV? Tại sao phân hữu cơ phải ủ hoai?
HS: Tiêu diệt trứng giun sán, phân huỷ nhanh, giảm ô nhiễm môi trường.
GV: Kết luận
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Các phương pháp xử lý nguồn nước
- Phương pháp lắng (lọc) bằng các bể lọc lớn.
- Phương pháp dùng hoá chất diệt khuẩn làm giảm chất độc.
Quản lý:
- Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng
- Quy định nồng độ tối đa của hoá chất chất độc có trong nước nuôi thuỷ sản.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.
Hoạt động 3: tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập điền khuyết.
GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung nêu được:
Nước ngọt; 2. Tuyệt chủng; 3. Khai thác; 4. Giảm sút; 5. Số lượng; 6. Kinh tế.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập cá nhân
GV: Treo sơ đồ. Yêu cầu HS trình bày
HS: Trình bày sơ đồ
GV? Có nên dùng điện, chất nổ để đánh cá khôn? Vì sao?
HS: Không. Vì sẽ huỷ diệt tôm cá và các động vật khác gây ô nhiễm môi trường.
GV? Tại sao chặt phá rừng đầu nguồn lại ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản?
HS: Gây xói mòn lũ lụt dẫn đến mất, chết cá, hạn hán, tôm cá không có môi trường sống.
HS: Đọc thông tin III3 SGK
GV? em hãy cho biết mối quan hệ các thành phần trong mô hình VAC?
HS: Trình bày
GV? Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thuỷ sản?
HS: Giống tốt, nuôi dưỡng tốt, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh tốt.
GV? Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thuỷ sản lâu dài bền vững?
HS: Bảo vệ tốt, đánh bắt đúng kĩ thuật.
GV: Kết luận
III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THÚY SẢN:
Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước:
Phiếu học tập
b. Nguyên nhân anh hưởng đến môi trường thuỷ sản
- Khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt
- Phá hoại rừng đầu nguồn
- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.
- Ô nhiễm môi trường nước
c. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý.
- Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản. áp dụng mô hình VAC, VACR.
- Sử dụng giống tốt, nuôi dưỡng chăm sóc tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt.
- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đánh bắt đúng kĩ thuật. Xử lý tốt ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
4.4.Tổng Kết :
-GV yêu cầu HSđọc ghi nhớ SGK
-GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi:
??? Hãy nêu hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản và các biện pháp khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương em?
4.5 Hướng dẫn học tập: (5')
 Đối với bài học ở tiết này:
- Học bài cũ
-Trả lời bài theo câu hỏi cuối bài.
 -Tìm hiểu trong cuộc sống thực tế để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
5. PHỤ LỤC:
..................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 52- CN7- Bảo vệ môi truong và nguồn lợi thủy sản.doc