Giáo án Đại số 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng.

- Biết vẽ hệ trục tọa độ.

+ Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.

+ Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

+ Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.

II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 21 tháng 11 năm 2011.
Tiết 31: 	 §6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng.
- Biết vẽ hệ trục tọa độ.
+ Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.
+ Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
+ Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu chữa bài tập 36/48 SBT: Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức: f(x) = .
a) Hãy điền các giá trị tương ứng của f(x) vào bảng sau:
x
-5
-3
-1
1
3
5
15
y
b) Tính f(-3) =? ; f(6) =?
c) y và x là hai đại lượng quan hệ như thế nào?
HS lên bảng thực hiện
Hoạt động 2. ĐẶT VẤN ĐỀ (7 ph)
- Đưa bản đồ Việt nam lên bảng và giới thiệu như SGK:
- Gọi HS lên bảng quan sát bản đồ đọc toạ độ địa lý mũi cà mau, Hà Nội.
- Cho HS quan sát vé xem phim hình 15.
- Hỏi: Số ghế H1 cho biết gì?
- Cặp gồm một số và một chữ như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp.
- Trong toán học: Để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta dùng hai số. Làm thế nào để có cặp số đó?
VD 1: Tọa độ địa lý mũi Cà Mau là:
 104o40’ Đ (kinh độ)
 8o30’ B (vĩ độ)
VD 2: Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế. Số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy.
Hoạt động 3. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ (10 ph)
- Giới thiệu về mặt phẳng tọa độ như SGK.
- Hướng dẫn HS vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
- Giới thiệu các khái niệm
- Chú ý : Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm).
-Vẽ hệ trục tọa độ :
 3
 II 2 I
 1
 -3 -2 -1O 1 2 3
 III IV
- Hệ trục tọa độ: hai trục số Ox, Oy vuông góc. Ox: Trục hoành
 Oy: Trục tung
 O: Gốc tọa độ
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là Mặt phẳng tọa độ Oxy.
Hoạt động 4. TỌA ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ (12 ph)
- Yêu cầu HS vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Theo dõi GV giới thiệu cách xác định toạ độ của điểm P.
- Lấy một điểm P tương tự hình 17 SGK P(1,5 ; 3) và giới thiệu: Cặp số (1,5 ; 3) : gọi là tọa độ của điểm P.
Kí hiệu: P(1,5; 3)
Số 1,5: hoành độ điểm P.
Số 3 : tung độ điểm P.
- Lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
- Yêu cầu làm BT 32.
- 1 HS lên bảng xác định điểm M(-3; 2); N(2; -3); P(2; 3); Q(3; 2).
Nhận xét: hoành độ điểm này bằng tung độ điểm kia.
- Yêu cầu làm ?1.
- Yêu cầu trả lời ?2.
- Yêu cầu HS làm BT 33/67 SGK.
? Để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cầ biết điều gì?
- Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
- Lấy một điểm P tương tự hình 17 SGK 
P(1,5 ; 3).
- Làm BT 32/67 SGK. 
a) M(-3; 2); N(2; -3); P(0; -2); Q(-2; 0)
b) Trong mỗi cặp điểm M và N; P và Q, hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia và ngược lại
?1. Hình 18 cho biết điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy
có hoành độ là xo; có tung độ là yo.
- GV nhấn mạnh: trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
?2: Tọa độ của gốc O là (0; 0).
HS: Muôn xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết tọa độ của điểm đó (hoành độ và tung độ) trong mặt phẳng tọa độ.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm vững các khái niệm và qui định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm..
- BTVN: 34, 35/68 SGK; bài 44 Þ 46/49, 50 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_31_mat_phang_toa_do_nam_hoc_2011_2012.doc