A. MỤC TIÊU
· Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
· Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
· GV: bảng phụ.
· HS: sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
TuÇn 29 TiÕt 56 §4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG Ns 07.03.2010 Nd 09.03.2010 MỤC TIÊU Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng. Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: bảng phụ. HS: sgk. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : KIỂM TRA GV kiểm tra HS 1: HS 1 lên bảng kiểm tra Thế nào là đơn thức? GV kiểm tra HS 2: HS 2 lên bảng kiểm tra. a) Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0. b) Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào? b) Muốn nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và các phần biến với nhau. Hoạt động 2 : 1) ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG ?1 GV đưa lên bảng Cho đơn thức 3x2yz. HS hoạt động nhóm. a) Hãy viết ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho. ?1 Viết hai nhóm đơn thức theo yêu cầu của b) Hãy viết ba đơn thức có phần biến khác của đơn thức đã cho. GV: Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu a là các ví dụ đơn thức đồng dạng. Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu câu b không phải là đơn thức đồng dạng với đơn thức đã cho. Treo một số bảng nhóm trước lớp. GV: Theo em thế nào là hai đơn thức đồng dạng. HS quan sát các ví vụ trên và trả lời. Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến. GV: Em hãy lấy ví dụ ba đơn thức đồng dạng. GV: Nêu chú ý tr.33 SGK. Các số khác 0 được coi là các đơn thức đồng dạng. Ví dụ: -2;được coi là các đơn thức đồng dạng. HS tự lấy ví dụ. HS nghe giảng Hoạt động 3 : 2) CỘNG TRỪ CÁC ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG GV cho HS tự nghiên cứu SGK phần 2: “Cộng trừ các đơn thức đồng dạng” trong 3 phút rồi tự rút ra qui tắc. HS tự đọc phần 2 “Cộng trừ các đơn thức đồng dạng” tr 34. SGK. Sau đó GV hỏi: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào? HS: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. GV: Em hãy vận dụng qui tắc đó để cộng các đơn thức sau: HS toàn lớp làm bài tập vào vở. Hai HS lên bảng làm a) xy2 + (-2xy2) + 8 xy2 a) xy2 + (-2xy2) + 8xy2= (1 – 2 + 8)xy2=7xy2 b) 5ab – 7ab – 4ab b) 5ab – 7ab – 4ab= (5 – 7 – 4)ab= -6ab. ?3 GV: cho HS làm tr. 34 SGK * Ba đơn thức xy3; 5xy3 và 7xy3 có đồng dạng không? vì sao? HS: Ba đơn thức xy3; 5xy3 ;-7xy3 là ba đơn thức đồng dạng, vì nó có phần biến giống nhau, hệ số khác 0. * Em hãy tính tổng ba đơn thức đó. Chú ý: Có thể không cần bước trung gian {1 + 5 + (-7)}xy3 để HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm. HS: xy3 + 5xy3 +(- 7xy3) = -xy3 GV: cho HS làm nhanh bài 16 tr.34 SGK. HS đứng tại chỗ trả lời . Yêu cầu HS đứng tại chỗ tính nhanh GV: Đưa bài tập 17 tr.35 SGK lên máy chiếu. 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = 155xy2 Bài 17 (tr. 35 SGK) Tính giá trị biểu thức sau đây tại x = 1 và y = -1 . GV: Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào? GV: Ngoài cách bạn vừa nêu, còn cách nào tính nhanh hơn không? GV: Em hãy thực hiện tính giá trị biểu thức trên theo hai cách, sau đó GV gọi hai HS lên bảng làm theo hai cách. HS (Có thể trả lời) Muốn tính giá trị của biểu thức ta thay giá trị của các biến vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính trên các số. HS: Ta có thể cộng trừ các đơn thức đồng dạng để được biểu thức đơn giản hơn rồi mới tính giá trị biểu thức đã được thu gọn. HS cả lớp làm vào vở. Hai HS lên bảng tính. HS 1: Cách 1: Tính trực tiếp. Thay x = 1 và y = -1 vào biểu thức ta có: HS 2: Cách 2: Thu gọn biểu thức trước GV: Cho HS nhận xét và so sánh hai cách làm trên. GV: Trước khi tính giá trị của biểu thức, ta nên thu gọn biểu thức đó bằng cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng (nếu có) rồi mới tính giá trị của biểu thức. HS: Cách 2 làm nhanh hơn Hoạt động 4:CỦNG CỐ GV: Hãy phát biểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng cho ví dụ. HS phát biểu và cho ví dụ GV: Nêu cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng. HS phát biểu như SGK Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng. Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Tài liệu đính kèm: