Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức - Văn Quý Trịnh

Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức - Văn Quý Trịnh

I. MỤC TIÊU

 -HS biết cộng trừ đa thức .

 -Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”hoặc dấu “-”thu gọn đa thức ,chuyển vế đa thức

II .CHUẨN BỊ

 -GV : SGK , bảng phụ ,bút dạ

 -HS : SGK, ôn tập quy tắc dấu ngoặc ,các tính chất của phép cộng .

III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức - Văn Quý Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/3/2006
Ngày giảng: 20/3/2006
Tiết : 57
 TUẦN 27
§ 6 CỘNG , TRỪ ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU
	-HS biết cộng trừ đa thức .
 	-Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”hoặc dấu “-”thu gọn đa thức ,chuyển vế đa thức 
II .CHUẨN BỊ
 	-GV : SGK , bảng phụ ,bút dạ 
 -HS : SGK, ôn tập quy tắc dấu ngoặc ,các tính chất của phép cộng .
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA
- Yêu cầu :
 1) Thế nào là đa thức ?cho ví dụ .
 2) Bài tập 27 tr 38 SGK .
 Thu gọn rồi tính gtrị của đa thức P tại x = 0,5 và 
 y = 1 
 HS2 :
 1) Thế nào là dạng thu gọn của đa thức ?
 Bậc của đa thức là gì ?
Bài tập 28 SBT /13
 Đề bài SBT tr 13
-Đặt vấn đề : Đa thức x5 +2x4 -3x2 – x4 +1 – x 
 Đã được viết thành tổng của hai đa thức :
 x5 +2x4 -3x2 – x4 và 1 – x 
 và hiệu của hai đa thức ;
 x5 +2x4 -3x2 và x4 +1 – x .
Ngược lại muốn cộng hay trừ đa thức ta làm thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay .
1) Đa thức là tổng của những đơn thức . Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó .
 Tự lấy ví dụ .
2) Bài tập 27 tr 38 SGK .
 Tính gtrị của P tại x = 0,5 ; y = 1 
 Thay x = 0,5 = ; y = 1 vào P ta có :
HS2 :
1) - Dạng thu gọn của đa thức là một đa thức trong đó không còn hạng tử nào đồng dạng .
 - Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong đa thức đó ở dạng thu gọn .
Bài tập 28 SBT /13
 a) x5 +2x4 -3x2 – x4 +1 – x 
 = ( x5 +2x4 -3x2 – x4) + (1 – x)
 b) x5 +2x4 -3x2 – x4 +1 – x 
 = (x5 +2x4 -3x2) – (x4 -1 + x)
Hoạt động 2
1) CỘNG HAI ĐA THỨC
 -Cho hai đa thức :
 M = 5x2y + 5x – 3
 N = xyz – 4x2y + 5x - 
 Tính M + N .
 Tự nghiên cứu cách làm của SGK sau đó gọi một HS lên bảng làm .
-Em hãy giải thích các bước làm của mình .
-Kết quả là tổng của hai đa thức M và N .
- Cho hai đa thức :
 P = x2y + x3 –xy2 +3
 Q= x3 +xy2 – xy - 6 .
 Tính tổng P + Q .
 ?1
Viết hai đa thức rồi thực hiện tính tổng của chúng .
-Ta đã biét cộng hai đa thức ,còn trừ hai đa thức ta làm thế nào ? Chúng ta sang phần 2 .
-Cả lớp tự đọc tr 39 SGK 
 Một HS lên bảng trình bày :
 M + N = (5x2y + 5x – 3)+( xyz – 4x2y + 5x - )
 = 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x - 
 = (5x2y -4x2y) + (5x + 5x) + xyz +(-3 - )
 = x2y + 10x + xyz - 3 
- Các bước làm :
 + Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”
 + Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng .
 + Thu gọn các hạng tử đồng dạng .
- Tính P + Q :
 Kết quả : P + Q = 2x3 + x2y – xy – 3
- Hai Hs lên bảng trình bày bài làm của mình .
-HS lớp nhận xét bài làm của hai bạn .
Hoạt động 3
2) TRỪ HAI ĐA THỨC 
-Cho hai đa thức :ư
 P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 và 
 Q = xyz -4x2y +xy2 + 5x - 
-Để trừ hai đa thức P và Q ta viết như sau :
 P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3)
 – (xyz -4x2y +xy2 + 5x - ) 
-Theo em , ta làm tiếp thế nào để được P – Q ? 
-Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-” ta phải làm thế nào ?
-Em hãy thực hiện phép tính trên .
-9x2y – 5xy2 –xyz -2 là hiệu của hai đa thức P,Q .
-Em bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức .
- Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-” ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc .
-HS thực hiện ;
 P –Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3)
 – (xyz -4x2y +xy2 + 5x - ) 
= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3– xyz +4x2y -xy2 - 5x + 
= 9x2y – 5xy2 –xyz -2 
Hoạt động 4
CỦNG CỐ 
Bài tập 31 tr 40 SGK . 
 Cho hai đa thức : 
 M = 3xyz – 3x2 + 5xy -1 
 N = 5x2 + xyz - 5xy + 3 -y
 Tính : M + N ; M – N ; N – M ;
 Nhận xét gì về kết quả của M – N và N – M ?
-Gọi 3 HS lên bảng đồng thời thực hiện ;
Bài 29 /40 SGK .
 Tính : a) (x + y ) + (x – y )
 b) (x + y ) – (x – y ) 
Bài tập 31 tr 40 SGK . 
 HS1:
 M + N = (3xyz – 3x2 +5xy -1)+( 5x2 + xyz -5xy +3-y)
 = 3xyz – 3x2 + 5xy -1+ 5x2 + xyz -5xy +3-y 
 = (3xyz + xyz) + (5xy -5xy) + (-3x2 +5x2) +2
 = 4xyz + 2x2 –y +2 
 M – N = (3xyz – 3x2 +5xy -1) - ( 5x2 + xyz -5xy +3-y)
 = 3xyz – 3x2 +5xy -1 - 5x2 - xyz + 5xy -3+y)
 = (3xyz -xyz) +(-3x2 -5x2) +(5xy +5xy) -4 + y
 = 2xyz - 8 x2 +10 xy + y -4
 N– M = (5x2 + xyz - 5xy + 3 –y)–(3xyz– 3x2 + 5xy -1)
 = 5x2 + xyz - 5xy + 3 –y–3xyz+ 3x2 - 5xy +1)
 = (5x2 +3x2) + (xyz -3xyz) –(5xy+5xy) +4 –y
 = 8x2 -2xyz – 10xy –y +4
Nhận xét : M – N và N – M là hai đa thức đối nhau .
Bài 29 /40 SGK
 a) (x + y ) + (x – y )
 = x + x + y – y 
 = 2x
 b) (x + y ) – (x – y )
 = x + y – x + y
 = 2y
Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 Bài tập 32b,33/40 SGK.
 Chú ý “Quy tắc dấu ngoặc”
 Oân lại quy tắc cộng trừ số hữu tỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_57_cong_tru_da_thuc_van_quy_trinh.doc