Giáo án Đại số 7 - Trường THCS Thụy Phong - Tiết 51, 52

Giáo án Đại số 7 - Trường THCS Thụy Phong - Tiết 51, 52

A.Mục tiêu

-HS cần đạt được:

+Hiểu được thế nào là biểu thức đại số.

+Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.

B.Chuẩn bị

-Bảng phụ.

C.Các hoạt động trên lớp

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Trường THCS Thụy Phong - Tiết 51, 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Tiết 51
Khái niệm về biểu thức đại số
Ngày dạy..../..../2011
A.Mục tiêu
-HS cần đạt được:
+Hiểu được thế nào là biểu thức đại số.
+Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
B.Chuẩn bị
-Bảng phụ.
C.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động 1 : giới thiệu nội dung chương(3ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Trong chương biểu " Biểu thức đại số" ta sẽ nghiên cứu các nội dung:
-Khái niệm về biểu thức đại số.
-Giá trị của một biểuthức đại số.
-Đa thức. -Đơn thức.
-Các phép tính cộng trừ đơn, đa thức nhânđơn thức. 
HS nghe GV giới thiệu
Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức (5').
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: ở lớp dưới ta đã biết thế nào là biểu
 thức. Hãy lấy VD về một biểu thức
GV: Những biểu thức trên gọi là biểu thức số
-GV yêu cầu HS làm VD /24SGK 
GV cho HS làm ?1
HS có thể lấy VD tuỳ ý 5 + 3 -2 ;25: 5 +7 .4
 -Một HS đọc VD/24SGK Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật đó là : 2. (5 + 8 ) (cm)
Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số(25').
GV: Viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp là 5 cm và a cm
GV: Khi a = 2 , ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào?
-Tương tự với a =3 ; 5 
GV: Biểu thức 2(5+a) là biểu thức đại số.Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi các hình chữ nhật có 1 cạnh bằng 5 cạnh còn lại bằng a
GV yêu cầu HS làm ?2
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm HS lên bảng làm 
GV: Những biểu thức a + 2 ;a (a +2) là những biểu thức đại số
GV cho HS nghiên cứu các VD/25SGK
Yêu cầu HS lấy các VD về biểu thức đại số 
-Cho HS làm ?3
Gọi 2 HS lên bảng viết -GV giới thiệu biến số của biểu thức đại số
-Trong những biểu thức đại số trên đâu là biến? 
GV: Cho HS đọc phần chú ý /25SGK 
HS: 2(5+a)
2 (5+2)
HS đứng tại chỗ trả lời
Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a>0) thì chiều dài cuủa hình chữ nhật là a+2 (cm) Diện tích hình chữ nhật: a (a + 2) (cm2)
2HS lên bảng viết, mỗi HS viết 2 VD về biểu thức đại số
-2HS lên bảng viết a, 36.x (km) b, 5x +35y (km)
HS nêu được những biến số của những biểu thức đó
-HS đọc phần chú ý
Hoạt động 4: Củng cố(7ph)
GV cho HS đọc phần "Có thể em chưa biết"
-Cho HS làm bài tập 1/26SGK
-Tổ chức cho HS chơi "Trò chơi" 
GV đưa bảng phụ có ghi bài 3/26 tổ chức trò chơi "Thi nối nhanh".Có 2 đội chơi mỗi đội gồm 5 HS
Luật chơi: Mỗi HS ghép đôi 2 ý một lần , 
HS sau có thể sửa bài của bạn liền trước.
Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng
 -1HS lên bảng viết a, x + y b, x.y c, (x + y) (x - y)
HS chia thành 2 đội tham gia trò chơi theo yêu cầu của GV
Hoạt đông 6: Hướng dẫn về nhà(3ph)
-Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
-Làm bài tập 4,5/27SGK.
-Bài tập 1,2,3,4/9,10SBT.
Tiết 52
Giá trị của một biểu thức đại số
Ngày dạy..../..../2011
A.Mục tiêu
-HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.
B.Chuẩn bị
-Bảng phụ.máy chiếu 
C.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động1: Kiểm tra và đặt vấn đề(12').
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV gọi một HS lên bảng chữa bài tập4/27SGK
GV gọi HS đứng tại chỗ bảng chữa bài tập 5
Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn 
- Nếu a = 500000 đồng và m = 100000 đồng thì người đó nhận được bao nhiêu tiền ?
GV : Khi đó ta nói 4600000 là giá trị của biểu thức 3a+ m tại a=500000 và m = 100000.
Vậy giá trị của biểu thức được xác định như thế nào ?
GV cho HS tự đọc yêu cầu ví dụ 1/27SGK
-Yêu cầu học sinh làm ví dụ 1 
GV giới thiệu Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n =0,5 hay còn nói tại m = 9 và n =0,5 thì giá trị của biểu thức là 18,5
Tương tự GV cho HS làm VD 2/27SGK
Tính giá trị biểu thức 
3x2 - 5x +1 tại x =-1 và x =	
Gọi 2 HS lên bảng tính 
Vậy muốn tính giá trị của một biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm như thế nào?.
HS1: Lên bảng chữa bài tập -Nhiệt đô lúc mặt trời lặn của ngày đó là : t + x-y (độ) Các biến trong biểu thức trên là : t ,x ,y
HS 2 Chữa bài tập 5 a, 3.a + m (đồng) b, 6.a - n (đồng)
Học sinh : Nếu a = 500000 đồng và m = 100000 đồng thì số tiền người đó nhận được là : 
 3.500000 + 100000 = 4600000 đồng 
HS: làm ví dụ 1 
Nửa lớp tính giá trị tại x=-1 
Nửa lớp còn lại tính giá trị của biểu thức tại x= 1/2:
HS1 
Thay x =-1 vào biểu thức 3x2 - 5x +1 
ta có: 3.(-1)2 -5.(-1) +1 =3+ 5+1 = 9 
 Thay x = vào 3x2 - 5x +1
 ta có: 
 Vậy giá trị của biểu thức tại x = là 
HS dứng tại chỗ trả lời
Hoạt động3: áp dụng(6').
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV cho HS làm ?1 /28SGK
Gọi 1 học sinh trình bày miệng ý thứ nhất 
Sau đó gọi 1 HS lên bảng thực hiện ý còn lại các học sinh khác cùng làm vào vở và nhận xét 
Cho học sinh làm tiếp bài tập sau :
Tính giá trị của biểu thức x2y tại x= - 4 và y = 3 
Gv giới thiệu nội dung ?2 và yêu cầu hs trả lời 
?1 Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9x tại x =1 ;x= HS1: Thay x= 1 vào biểu thức 3x2 - 9x = 3.12 - 9.1 = 3 -9 = -6 HS2: Ta thay x = vào biểu thức 
 3x2 - 9x = 
 = 
1HS làm
Thay x= -4 và y= 3 vào biểu thức đã cho ta có : x2y = (-4) 2.3 = 16.3 = 48 
? 2 Giá trị của biểu thức x2y tại x =-4 và y =3 là 48
Hoạt động4: Luyện tập(15').
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách xác định giá trị của một biểu thức đại số 
Gv : trong các biểu thức vừa xét ta thấy với mỗi giá trị đã cho của các biến ta luôn tìm được giá trị của biểu thức đại số . Tuy nhiên đối với nhiều biểu thức đại số chỉ những giá trị thích hợp của biến mới có thể xác định được giá trị của biểu thức .Thế nào là giá trị thích hợp và những biểu thức đó là những biểu thức như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu ở lớp sau còn trong chương trình lớp 7 các em nhở mỗi giá trị của biến ta luôn tìm được giá của biểu thức đại số 
Cho học sinh hoạt động nhóm
Tính giá trị của biểu thức 3x2 + 5 
nhóm 1 ;2 : tại x= -1 và tại x= 2
nhóm 3 ;4 : tại x= 0 và x= 3
Gv tổng kết hoạt động nhóm 
_ em có nhận xét gì về giá trị của biểu thức đã cho tại mọi giá trị bất kì của biến ?
GV : Hay còn nói biểu thức trên đạt giá trị nhỏ nhất bằng 5 khi x= 0
Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi 
GV đưa bài tập 6/28SGKlên màn hình giới thiệu luật chơi 
Luật chơi: 
bạn nào giơ tay nhanh nhất giành qyền trả lời –nếu sai nhường cho bạn khác ; bạn trả lời đúng được 10 điểm 
-GV đưa lên màn hình về tiểu sử – chân dung nhà toán học 
HS trả lới miệng 
Học sinh nghe 
Học sinh hoạt động nhóm vào bảng nhóm 
Các nhóm treo bảng nhóm và nhận xét chéo 
Giá trị của biểu thức 3x2 + 5 luôn lớn hơn hoặc bằng 5( bằng 5 khi x=0)
Học sinh tham giá trò chơi 
N: x2 =32= 9
T: y2 =42 =16
ă 
L: x2 -y2 = 32 -42 =-7
M: 
Ê: 2z2 +1 =2.52 +1 =51
H: x2 +y2 =32+42 =25
Y: z2 -1 = 52 -1 =24
I: 2(y +z ) =2 (4 +5 ) =18
Tên nhà toán học 
 LÊ VĂN THIÊM
Hoạt động5: Hướng dẫn về nhà (2').
-Làm bài tập 7,8,9/29SGK ; 8,9,10,11,12/10-11SBT.
-Đọc phần : Có thể em chưa biết".
 *Bài tập (Lớp A)
 Tính giá trị của biểu thức sau tại x= 10
 x11 - 11 x10 + 11x9 -11x8+ 11x7 -.-11x2 +11x -11
hướng dẫn : + thay 11 = x+1 
 + áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 
 + thay x= 10
IV. Phần rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdai7 51-53.doc