Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 55: Luyện tập

Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 55: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.

 2/ Kỹ năng: Tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.

3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khả năng hoạt động tập thể cũng như độc lập khi làm bài. Rèn luyện tư duy, trừu tượng.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi, máy tính xách tay, máy chiếu.

Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học, làm bài tập về nhà đầy đủ, soạn bài tập phần luyện tập.

III. DỰ KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Hoàn thiện lý thuyết.

- Rèn luyện kỹ năng thực hành.

- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

 - Hoạt động nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Tiết 55: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 03/ 2010	 Ngày dạy: 15/ 03/ 2010
TUẦN 26
Tiết 55. 	§ LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
	2/ Kỹ năng: Tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.
3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khả năng hoạt động tập thể cũng như độc lập khi làm bài. Rèn luyện tư duy, trừu tượng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi, máy tính xách tay, máy chiếu.
Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học, làm bài tập về nhà đầy đủ, soạn bài tập phần luyện tập.
III. DỰ KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hoàn thiện lý thuyết.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
	- Hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số và phân nhóm hoạt động.
	2/ Kiểm tra bài cũ (4’): - 2HS lên bảng:
Câu 1. (HS1) Slide 2
- Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
- Các cặp đơn thức sau có đồng dạng hay không? Vì sao?
Câu 1. (Dự kiến trả lời của HS1) Slide 3
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
Câu 2. (HS2) Slide 4
- Muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào?
- Tính giá trị của biểu thức sau tại 
x = 1 và y = -1 
Câu 2. (Dự kiến trả lời của HS2)
- Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
- Ta có :
- GV: Cho cả lớp nhận xét
- GV: nhận xét, chiếu đáp án hoàn chỉnh. Đánh giá cho điểm HS
	3/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
GV: Qua phần kiểm tra bài cũ, đã sửa được 2 bài
GV: cho HS làm Bài 1. (Bài 19/36 SGK) 
GV: Chiếu đề bài (Slide 5)
Tính giá trị biểu thức : 
. 
GV: gọi một HS đứng tại chỗ đọc.
H. Muốn tính giá trị biểu thức :
ta làm thế nào?
H. Em hãy thực hiện bài toán đó?
H. Em còn cách nào tính nhanh hơn không?
GV: Qua câu 2 – bài cũ (bài 17/35 SGK) và Bài 1. (Bài 19/36 SGK) Em hãy nêu cách làm dạng bài toán tính giá trị của biểu thức?
GV: cho HS làm Bài 2. (Bài 22/36 SGK) 
GV: Chiếu đề bài (Slide 7)
Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được:
GV gọi một HS đứng tại chỗ đọc.
H. Muốn tính tích các đơn thức ta làm như thê nào? 
H. Thế nào là bậc của đơn thức?
GV gọi 2HS lên bảng làm.
H. Để giải bài toán tính tích của đơn thức, ta thực hiện các bước nào?
H. Để tìm bậc của đơn thức ta làm như thế nào?
GV: cho HS làm Bài 3. (Bài 21, 23/ 36 SGK) 
GV:Chiếu đề bài (Slide 9)
1/ Tính tổng của các đơn thức:
2/ Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
 a) 3x2y +  = 5x2y
 b)  - 2x2  = -7x2
 c)  +  +  = x5
GV gọi một HS đứng tại chỗ đọc.
H. Nêu cách làm câu 1
GV gọi 2HS lên bảng làm
Chú ý: Câu 2/ c) có thể có nhiều đáp án.
GV lưu ý HS thường mắc sai lầm vd như câu :
2/ c) x + x2 + x3 = x5 ,
GV nhấn mạnh: Chỉ cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
GV: chiếu đề Bài 4 lên màn hình. (Slide 10)
Cho A = – 3yx3 ; B = – x3y2
Tính A + 2B – 3C
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
GV sửa bài 2 nhóm nhanh nhất.
GV tổ chức “ Trò chơi toán học” (Slide 11)
Luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội có 5 bạn, chỉ có một viên phấn chuyền tay nhau viết.
 - 3 bạn đầu làm câu a)
 - Bạn thứ 4 làm câu b)
 - Bạn thứ 5 làm câu c)
Mỗi bạn chỉ được viết một lần. Người sau được phép sửa bài bạn liền trước.
Đội nào làm nhanh, đúng kết quả, đúng luật chơi, có kỉ luật tốt là đội thắng.
Đề bài (Slide 12)
Cho đơn thức: – 2x2y
a) Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức – 2x2y.
b) Tính tổng 3 đơn thức đó.
c) Tính giá trị của đơn thức vừa tìm được tai x = –1;
 y = 1.
HS: đọc đề bài 
Bài 1. (Bài 19/36 SGK) 
HS: Muốn tính giá trị biểu thức ta thay giá trị x = 0,5; y = -1 vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính trên các số.
HS: lên bảng làm bài
HS: Đổi x = 0,5 = thì khi thay vào biểu thức có thể rút gọn dễ dàng được?
Thay x = ; y = -1 vào biểu thức ta được:
HS: Trả lời (Slide 6)
Để tính giá trị của một biểu thức ta thực hiện các bước sau:
-Thu gọn biểu thức (nếu có thể)
- Thay các giá trị của biển vào biểu thức.
- Tính ra kết quả và kết luận.
HS: đọc đề bài
Bài 2. (Bài 22/36 SGK)
HS: Muốn nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
HS: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. 
Cả lớp làm bài vào vở.
2HS lên bảng làm bài.
HS1: Câu a)
HS2: Câu b)
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
HS: Trả lời (Slide 8)
Để tính tích các đơn thức ta thực hiện các bước như sau:
- Nhân các hệ số với nhau
- Nhân các phần biến với nhau
Để tìm bậc của đơn thức ta làm như sau:
- Thu gọn đơn thức
- Tìm bậc : Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức.
HS: đọc đề bài
Bài 3. (Bài 21, 23/ 36 SGK)
HS trả lời
Cả lớp làm bài vào vở.
2HS lên bảng làm bài.
HS1: Câu 1)
HS2: Câu 2)
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
HS hoạt động nhóm
HS các nhóm còn lại nhận xét
HS nghe GV phổ biến “luật chơi”.
10 HS xếp thành 2 đội chuẩn bị tham gia trò chơi.
Hai đội tiến hành chơi theo luật qui định.
HS lớp theo dõi kiểm tra.
Hết giờ, GV và HS chấm thi.
I. SỬA BÀI TẬP
- Bài 20/12 SBT
- Bài 17/35 SGK
II. BÀI TẬP MỚI
Bài 1. (Bài 19/36 SGK)
Thay x = 0,5; y = -1 vào biểu thức ta được:
16(0,5)2.( –1)5 – 2(0,5)3.( –1)2
= 16.0,25.( –1) – 2.0,125.1
= – 4 – 0,25
= – 4,25 
Vậy giá trị của biểu thức 
16x2y – 2x3y2 tại x = 0,5; y = –1 
là: – 4,25
Bài 2. (Bài 22/36 SGK)
Đơn thức có bậc 8.
Đơn thức có bậc 8
Bài 3. (Bài 21, 23/ 36 SGK)
1/ Tính tổng:
2/ Điền vào ô trống:
Bài 4. Ta có
A + 2B – 3C = 
= – 3x3y – 2x3y2 + 2x3y
= (– 3x3y + 2x3y) – 2x3y2
= – x3y – 2x3y2
V. CỦNG CỐ: (Slide 13)
GV yêu cầu HS nhắc lai:
1. Thế nào là 2 đơn thức đồng dang?
2. Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào?
HS trả lời:
1. Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
2. Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến
VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. (Slide 14)
* Cần nắm vững các vấn đề sau:
- Hai đơn thứ đồng dạng.
- Cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng.
- Nhân hai hay nhiều đơn thức.
 * Chú ý các dạng toán:
- Tính giá trị biểu thức.
- Tính tổng, hiệu và tính tích các đơn thức.
- Tìm bậc của đơn thức.
* Bài tập về nhà: 21, 22, 23 / Tr 12, 13 SBT
 Bài tập làm thêm: Cho A = 3x4y; 
	Hãy tính A(B + C) bằng 2 cách ?
* Đọc trước bài “ Đa thức ”/ Tr 36 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 55 LUYEN TAP DON THUC DONG DANG.doc