Giáo án Đại số Khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số Khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến - Năm học 2011-2012

I. Mục Tiêu:

 - HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

 - Biết cách kiểm tra số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.

II. Phương Tiện:

- GV: Phấn màu.

- HS: Bảng phụ.

- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận.

III. Tiến Trình:

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: (6)

 P(x) = x2 – 2x – 8. Hãy tính P(1), P(4)

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 7 - Tiết 62: Nghiệm của đa thức một biến - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :19/3/2012
Ngày dạy: 28/3/2012(LỚP 7A) 30/3/2012 (LỚP 7B) 
TIẾT 62. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục Tiêu:
	- HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
	- Biết cách kiểm tra số a có phải là nghiệm của một đa thức hay không.
II. Phương Tiện:
- GV: Phấn màu.
- HS: Bảng phụ.
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 	P(x) = x2 – 2x – 8. Hãy tính P(1), P(4)
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Kt-cần đạt
Hoạt động 1: (14’)
	Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu như thế nào là nghiệm của đa thức một biến và vào bài mới.
	GV cho VD.
	Đa thức P(x) còn có nghiệm nào nữa không?
	Hãy tính P(-2)
Hoạt động 2: (10’)
	GV yêu cầu HS tìm các nghiệm của hai đa thức Q(x) và P(x).
	Nếu HS không tìm được thì GV gợi ý và HS thay số vào tính và kết luận.
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại khái niệm.
	HS chú ý theo dõi.
	HS trả lời.
	HS tính và cho GV biết kết quả tính được.
	HS tìm nghiệm.
1. Nghiệm của đa thức một biến: 
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là nghiệm của đa thức đó.
VD: Xét đa thức P(x) = x2 – 2x – 8
	P(1) = 12 – 2.1 – 8 = – 9
	P(4) = 42 – 2.4 – 8 = 0
Ta nói x = 4 là nghiệm, x = 1 không là nghiệm của đa thức P(x) ở trên.
	P(-2) = (-2)2 – 2.(-2) – 8 = 0
2. Ví dụ: 
VD1: x = -1 và x = 1 là các nghiệm của Q(x) = x2 – 1 vì Q(-1) = 0 và Q(1) = 0
VD1: Đa thức P(x) = x2 + 1 không có nghiệm vì với mọi giá trị của a ta có: a2 + 1 luôn lớn hơn 0.
GV giới thiệu số nghiệm tối đa của một đa thức một biến.
	GV nhắc lại thế nào là nghiệm của một đa thức và cách kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không.
Hoạt động 3: (7’)
	GV cho HS thảo luận.
HS theo dõi và đọc chú ý ở trong SGK.
	HS chú ý theo dõi.
	HS thảo luận.
Chú ý: SGK
?1: Cho đa thức A(x) = x3 – 4x
	A(-2) = (-2)3 – 4.(-2) = 0
	A(0) = 03 – 4.0 = 0
	A(2) = 23 – 4.2 = 0
Ta nói: x = -2, x = 0, x = 2 là 3 nghiệm của đa thức A(x).
 4. Củng Cố: (5’)
 	- GV cho HS làm bài tập ?2 theo hình thức “Bài tập chạy”
 5. Dặn Dò: (3’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 54, 55.
Rút kinh nghiệm:.
:.
Ngày 26 tháng 3 năm 2012
KÝ DUYỆT TUẦN 30
ĐỚI HUY TIỀM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_7_tiet_62_nghiem_cua_da_thuc_mot_bien_na.doc