Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 33: Hàm số

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 33: Hàm số

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức:+ HS hiểu khái niệm hàm số.

 + Biết cách tính giá trị của hàm số.

- Kỹ năng: + Nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong các trường hợp cho bằng bảng và bằng công thức.

+ Tính đúng giá trị của hàm số.

- Thái độ: +Cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Máy tính bỏ túi.

- HS: Máy tính bỏ túi.

III- PHƯƠNG PHÁP:

- Đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

7A2:

7A3:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 33: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 33
ND: 30/11/2009
 HÀM SỐ
MỤC TIÊU:
Kiến thức:+ HS hiểu khái niệm hàm số.
	+ Biết cách tính giá trị của hàm số.
Kỹ năng: + Nhận biết đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong các trường hợp cho bằng bảng và bằng công thức.
+ Tính đúng giá trị của hàm số.
Thái độ: +Cẩn thận, chính xác trong tính toán.
CHUẨN BỊ:
GV: Máy tính bỏ túi.
HS: Máy tính bỏ túi.
PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1: 	 	
7A2:	
7A3:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: khi nào thì đại lượng y được gọi là tỉ lệ thuận với đại lượng x?	(4 đ)
- GV: Viết công thức thể hiện tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?	(6 đ)
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu lý thuyết trước.
- Cho học sinh nhận xét lý thuyết. 
- Giáo viên nhận xét lý thuyết và cho học sinh viết công thức.
- GV: em hãy cho biết bạn viết công thức đúng hay chưa?
- HS: nhận xét. 
- Giáo viên đánh giá, chấm điểm.
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
Tính chất:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- Giáo viên nêu vấn đề: trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng khác.
- Giáo viên đưa ví dụ 1 lên bảng.
- GV: em hãy cho biết nhiệt độ cao nhất và thấp nhất vào thời gian nào?
- HS: 	cao nhất vào lúc 12 giờ trưa và thấp nhất vào lúc 18 giờ.
- GV: qua bảng trên em thấy nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian và khi thời gian thay đổi thì nhiệt độ cũng thay đổi theo.
- GV: nêu ví dụ 2.
- Giáo viên cho học sinh tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4.
- GV: học sinh nhận xét.
- GV: nhận xét.
- HS: đọc đề bài ví dụ 3.
- GV: em hãy cho biết v và t quan hệ tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch?
- HS: tỉ lê nghịch
- GV: vậy hệ số tỉ lệ a bằng bao nhiêu?
- HS: 50.
- GV: cho học sinh tính các giá trị tương ứng điền vào ô trống.
- Học sinh nhận xét bài làm.
- Giáo viên nhận xét bài làm và nhắc lại cách tìm giá trị điền vào ô trống. 
- GV: nên nhận xét như ở SGK. 
- GV: vậy khi nào thì đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng x?
- Học sinh phát biểu định nghĩa như ở SGK.
- Giáo viên nêu nội dung chú ý như ở SGK.
- GV: trong trường hợp khi x thay đổi thì y luôn nhận đúng 1 giá trị duy nhất không thay đổi thì khi đó ta gọi y vẫn gọi là hàm số của x và y gọi là hàm hằng.
Một số ví dụ về hàm số:
VD1:
t giờ)
0
4
8
12
16
20
T (0C)
20
18
22
26
24
21
VD2:	m = 7,8 . V
	Khi V= 1 thì m = 7,8 . 1 = 7,8
	Khi V= 2 thì m = 7,8 . 2 = 15,6
	Khi V= 3 thì m = 7,8 . 3 = 23,4
	Khi V= 4 thì m = 7,8 . 4 = 31,2
VD3:	
 ? 2 
v (km/h)
5
10
25
50
t (giờ)
10
5
2
1
Nhận xét: 
Khái niệm hàm số:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Chú ý: 
4. Củng cố và luyện tập:
- GV: em hãy cho biết khi nào thì đại lượng y gọi là hàm số của đại lượng x?
- HS: phát biểu khái niệm.
- GV: đưa bảng phụ có ghi sẳn đề bài lên bảng.
- GV: y có phải là hàm số của đại lượng x hay không?
- HS: đọc đề bài.
- GV: gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
- GV: em hãy nhận xét bài làm của bạn?
- HS: 	nhận xét, góp ý.
Bài tập 24:
y là hàm số của x vì khi x thay đổi thì y luôn nhận được một giá trị tương ứng.
Bài tập 25:
y = f(x) = 3x2 + 1.
	f(1) = 3.(1)2 + 1 = 4
	f(3) = 3.(3)2 + 1 = 28
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học khái niệm hàm số.
Đọc kỹ nội dung 2 phần chú ý ở SGK.
Xem lại bài tập ?1, ?2, bài tập 24, 25 đã làm hôm nay.
Làm bài tập 26 SGK/64.
Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập.
Mang máy tính bỏ túi.
RÚT KINH NGHIỆM
.:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_33_ham_so.doc