Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mạnh Cường

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mạnh Cường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.

2. Kỹ năng: Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

3. Thái độ: Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ ,

- HS : thước thẳng.

Bảng phụ 1: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C)

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mạnh Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/01/2012
Ngày dạy : 11/01/2012
Tiết 43 :
Đ2. bảng ‘ tần số ’ các giá trị của dấu hiệu
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
2. Kỹ năng : Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
3. Thái độ : Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán.
ii. Chuẩn bị:
- GV : bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ , 
- HS : thước thẳng.
Bảng phụ 1: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C)
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Nhiệt độ trung bình hàng năm
21
22
21
23
22
21
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu.
b) Tìm tần số của các giá trị khác nhau.
iii. tiến trình bài dạy : 
I. ổn định tổ chức : (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (6') 
- Giáo viên treo bảng phụ 1, học sinh lên bảng làm.
3. Bài mới :
Hoạt động của gv và hs
tg
nội dung
Hoạt động 1
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Giáo viên nêu ra cách gọi.
? Bảng tần số có cấu trúc như thế nào.
- Học sinh: Bảng tần số gồm 2 dòng:
. Dòng 1: ghi các giá trị của dấu hiệu (x)
. Dòng 2: ghi các tần số tương ứng (n)
? Quan sát bảng 5 và bảng 6, lập bảng tần số ứng với 2 bảng trên.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
? Nhìn vào bảng 8 rút ra nhận xét.
- Học sinh trả lời
Hoạt động 2
- Giáo viên cho học sinh đọc phần đóng khung trong SGK.
15’
7’
1. Lập bảng ''tần số'' 
?1
Giá trị
98
99
100
101
102
Tần số
3
4
16
4
3
- Người ta gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay bảng tần số.
Nhận xét:
- Có 4 giá trị khác nhau từ 28; 30; 35; 50. Giá trị nhỏ nhất là 28; lớn nhất là 50.
- Có 2 lớp trồng được 28 cây, 8 lớp trồng được 30 cây.
2. Chú ý: 
- Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành bảng dọc.
- Bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
4. Luyện tập và Củng cố: (14')
- Giáo viên Yêu cầu học sinh làm bài tập 5 (tr11-SGK); 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 (tr11-SGK)
a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình.
b) Bảng tần số:
Số con của mỗi gia đình (x)
0
1
2
3
4
Tần số
2
4
17
5
2
N = 5
c) Số con của mỗi gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 2 3 con. Số gia đình đông con chiếm xấp xỉ 16,7 %
5. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
- Học theo SGK, chú ý cách lập bảng tần số.
- Làm bài tập 7, 8, 9 tr11-12 SGK 
- Làm bài tập 5, 6, 7 tr4-SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_43_bang_tan_so_cac_gia_tri_cua_dau.doc