Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 14

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

- Học xong bài này HS biết làm được các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Rèn luyện kĩ năng giải các dạng toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Có ý thức liên tưởng giải đến những bài toán thực tế về đại lượng tỉ lệ nghịch.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV:Bảng phụ.

- HS:Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Nội dung của bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 – Tiết 27 	Ngày dạy: 24/11/2008
§3 MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này HS biết làm được các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Rèn luyện kĩ năng giải các dạng toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Có ý thức liên tưởng giải đến những bài toán thực tế về đại lượng tỉ lệ nghịch.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV:Bảng phụ.
- HS:Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung của bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 phút)
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
- Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận và định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch. So sánh (viết dưới dạng công thức).
Bài tập: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và khi x = 7 thì y = 10.
a) Tìm hệ số tỉ lệ nghịch của y đối với x.
b) Hãy biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = 5; x = 14.
GV: Gọi Hs nhận xét .
HS: Lên bảng trả bài
HS: Trả lời các yêu cầu của GV.
HS: Làm bài tập.
a) Hệ số tỉ lệ = x.y = 7.10 = 70
b) 
c) x = 5 Þ y = 14
x = 14 Þ y = 5
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: BÀI TOÁN 1 (11 phút)
GV: Đưa nội dung bài toán lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
GV hướng dẫn HS phân tích để tìm ra cách giải.
- Ta gọi vận tốc cũ và vận tốc mới của ô tô lần lượt là v1 và v2 (km/h). Thời gian các vận tốc là t1 và t2 (h). Hãy tóm tắt đề toán rồi lập tỉ lệ thức của bài toán.
GV nhấn mạnh: vì v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên tỉ số giữa hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
HS: Quan sát đề và đọc đề.
HS: Ôtô đi từ A đến B:
Với vận tốc v1 thì thời gian là t1
Với vận tốc v2 thì thời gian là t2
Vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên:
 mà t1 = 6 ; v2 = 1,2.v1
Dó đó: 
Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đi từ AàB hết 5h.
Hoạt động 3: BÀI TOÁN 2 ( 18 phút)
GV: Đưa nội dung bài toán lên bnảg phụ và yêu cầu HS đọc đề.
GV: Yêu cầu HS phân tích bài toán và tóm tắt bài toán.
-Gọi số máy của mỗi đội lần luợt là x1, x2, x3, x4 (máy) ta có điều gì ?
-Cùng một công việc như nhau giữa số máy cày và số ngày hoàn thành công việc quan hệ như thế nào ?
-Aùp dụng tính chất 1 của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có các tích nào bằng nhau ?
GV gợi ý: 4x1 = 
Aùp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tìm các giá trị x1, x2 , x3 , x4.
GV : Qua bài toán 2 ta thấy được mối quan hệ giữa “bài toán tỉ lệ thuận “ và “bài toán tỉ lệ nghịch”.
Nếu y tỉ lệ nghịch với x thì y tỉ lệ thuận với vì y = 
Yêu cầu HS làm ?
Cho 3 đại lượng x, y, z. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai đại lượng x và z biết:
a) x và y tỉ lệ nghịch, y và z cũng tỉ lệ nghịch.
b) xvà y tỉ lệ nghịch, y và z tỉ lệ thuận.
HS: Quan sát đề và đọc đề cho cả lớp nghe.
Bốn đội có 36 máy cày (cùng năng suất, công việc bằng nhau)
Đội 1 HTCV trong 4 ngày 
Đội 2 HTCV trong 6 ngày
Đội 3 HTCV trong 10 ngày
Đội 4 HTCV trong 12 ngày
Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy?
HS:x1 + x2 + x3 + x4 = 36
-Số máy cày và số ngày tỉ lệ nghịch với nhau.
-Có 4.x1 = 6.x2 = 10.x3 = 12.x4
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
=
 Vậy 
; ; 
Trả lời : Số máy của 4 đội lần lượt là: 15, 10, 6, 5.
HS làm ?
a) x và y tỉ lệ nghịch Þ 
y và z tỉ lệ nghịch Þ 
Þ có dạng x = kz
Þ x tỉ lệ thuận với z
b) x và y tỉ lệ nghịch Þ ; y và z tỉ lệ thuận Þ y = bz Þ hoặc 
vậy x tỉ lệ nghịch với z.
Hoạt động 4: CỦNG CỐ (8 phút)
Bài 16 trang 60 SGK:
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài trên bảng phụ.
GV: Gọi HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Đọc đề và thảo luận nhóm.
a) Hai đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì:
1.120 = 2.60 = 4.30 = 5.24 = 8.15 (=120)
b) Hai đại lượng x và y không tỉ lệ nghịch vì: 5.12,56.10
HS: Nhận xét.
Hoạt động 5: DẶN DÒ (1 phút)
Xem lại cách giải bài toán về tỉ lệ nghịch. Biết chuyển từ toán chia tỉ lệ nghịch sang chia tỉ lệ thuận. Ôn tập đại cương tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. Bài tập về nhà số 19, 20, 21 trang 61 SGK. 
Tuần 14 – Tiết 28 	Ngày dạy: 25/11/2008
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thông qua tiết luyện tập HS được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch (về định nghĩa và tính chất).
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.
- HS được hiểu biết, mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính thực tế: bài tập về năng suất, bài tập về chuyển động
- Kiểm tra 15 phút nhằm kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội và áp dụng kiến thức của HS.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng phụ , bảng từ, hộp số.
- HS: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ ( 8 phút)
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận và định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch. So sánh (viết dưới dạng công thức).
Bài tập: Hãy lựa các số thích hợp trong các số sau để điền vào ô trống trong hai bảng sau:
Các số: -1 ; -2 ; -4 ; -10 ; -30 ; 1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 10
Bảng 1: x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận
x
-2
-1
3
5
y
-4
2
4
Bảng 2: x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch:
x
-2
-1
5
y
-15
30
15
10
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Lên bảng trả bài
HS: Trả lời các yêu cầu của GV.
HS: Lên bảng thực hiện làm bài tập
HS1: 
x
-2
-1
1
2
3
5
y
-4
-2
2
4
6
10
HS2:
x
-2
-1
1
2
3
5
y
-15
-30
30
15
10
6
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (36 phút)
Bài 19 SGK trang 61
Với số tiền để mua 51 mét vải loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II, biết rằng giá tiền 1mét vải loại II chỉ bằng 85% giá tiền 1 mét vải loại I?
- Yêu cầu tóm tắt đề bài.
- Lập tỉ lệ thức ứng với hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Tìm x
GV: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: Yêu cầu HS nhận xét.
Bài 21 SGK trang 61
GV: Đưa nội dung bài tập lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề.
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề.
(Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là x1, x2, x3 máy)
GV gợi ý cho HS:
Số máy và số ngày là hai đại lượng như thế nào? (năng suất các máy như nhau).
- Vậy x1, x2, x3 tỉ lệ thuận với các số nào?
GV yêu cầu Hs sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để làm bài tập trên.
GV: Gọi Hs nhận xét.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày:
HS tóm tắt đề bài
Cùng một số tiền mua được :
51 mét vải loại I giá a đ/m
x mét vải loại II giá 85% a đ/m
Có số mét vải mua được và giá tiền một mét vải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Þ 
Trả lời: Với số tiền có thể mua 60m vải loại II.
HS: Nhận xét.
HS: Chú ý và đọc đề.
Cùng khối lượng công việc như nhau
Đội I có x1 máy HTCV trong 4 ngày.
Đội II có x2 máy HTCV trong 6 ngày.
Đội III có x3 máy HTCV trong 8 ngày.
Và x1 – x2 = 2
HS: Số máy và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay x1, x2, x3 tỉ lệ nghịch với 4 ; 6 ; 8
-HS x1, x2, x3 tỉ lệ thuận với 
Giải:
Gọi số máy của 3 đội theo thứ tự là x1, x2, x3. Vì các máy có cùng năng suất nên số máy số máy và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch , do đó ta có:
Vậy 
Trả lời: Số máy của ba đội theo thứ tự là: 6, 4, 3 9máy)
HS: Nhận xét.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)
- Ôn và làm lại các dạng bài tập.
- Làm bài tập 20, 22, 23 (Tr61, 62 SGK). Bài 28, 29, 34 (trước 46, 47 SBT).
- Nghiên cứu bước § 5. Hàm số. 
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc