Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 7

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

- HS nhận biết được số thập phân hữu hạn, điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Hiểu được rằng số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Ghi bài tập và kết luận (trang 34). Máy tính bỏ túi.

- HS: Ôn lại định nghĩa số hữu tỉ. Xem trước bài. Máy tính bỏ túi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hớp tác trong nhóm nhỏ.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 – Tiết 13 	Ngày dạy: 06/10/2008
§ 9: SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN
 SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN 
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được số thập phân hữu hạn, điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Hiểu được rằng số hữu tỉ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Ghi bài tập và kết luận (trang 34). Máy tính bỏ túi.
- HS: Ôn lại định nghĩa số hữu tỉ. Xem trước bài. Máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hớp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1) SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN. SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN (17ph)
GV: Thế nào là số hữu tỉ?
GV: Ta đã biết, các phân số thập phân như cóthể viết được dưới dạng số thập phân:
; .
Các số thập phân đó là các số hữu tỉ. Còn số thập phân 0,323232 có phải là số hữu tỉ không? Bài học này sẽ cho ta câu trả lời.
Ví dụ: Viết các phân số dưới dạng số thập phân.
- GV yêu cầu HS kiểm tra phép chia bằng máy tính.
- Nêu cách làm khác (nếu HS không làm được cách khác thì GV hướng dẫn).
GV: giới thiệu: Các số thập phân như 0,15; 1,48; còn được gọi là số thập phân hữu hạn.
Ví dụ 2:Viết phân số dưới dạng số thập phân.
Em có nhận xét gì về phép này?
- GV: Số 0,41666 gọi là một số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Cách viết gọn: 0,4166= 0,41(6). Kí hiệu (6) chỉ rằng chữ số 6 được lặp đi lặp lại vô hạn lần, số 6 gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,41(6).
GV: Hãy viết các phân số
 dưới dạng số thập phân, chỉ ra chu kỳ của nó, rồi viết gọn lại.
(GV cho HS dùng máy tính thực hiện phép chia)
HS: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a, b Z, b 0
HS: Ta chia tử cho mẫu.
Hai HS lên bảng thực hiện phép chia SGK
Cách khác:
HS tiến hành chia tử chomẫu.
Một HS lên bảng thực hiện phép chia
- Phép chia này không bao giờ chấm dứt, trong thương chữ số 6 được lặp đi lặp lại
Hoạt động 2: NHẬN XÉT (20ph)
GV: Ở ví dụ 1, ta đã viết được phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ở ví dụ 2, ta viết số dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Các phân số này đều ở dạng tối giản. Hãy xét xem mẫu của các phân số này chứa các thừa số nguyên tố nào?
Vậy các phân số tối giản với mẫu dương, phải có mẫu như thế nào thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
GV hỏi tương tự với số thập phân vô hạn tuần hoàn
GV đưa nhận xét
“Người ta chứng minh được rằng:  vô hạn tuần hoàn”
- GV: Cho 2 phân số: 
Hỏi mỗi phân số trên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn? Vì sao?
GV yêu cầu HS làm ? Trong các phân số sau đây, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Viết dạng thập phân của các phân số đó.
HS: - Phân số có mẫu là 20 chứa TSNT 2 và 5.
- Phân số có mẫu là 25 chứa TSNT 5.
- Phân số có mẫu là 12 chứa TSNT 2 và 3
HS: - Phân số tối giản với mẫu dương, mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Phân số tối giản với mẫu dương, mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
HS: (Là phân số tối giản) có mẫu là 25= 52 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 => viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
 là phân số tối giản có mẫu là 30=2.3.5 có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5 => viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
HS xét lần lượt từng phân số theo các bước”
- Phân số đã tối giản chưa? Nếu chưa phải rút gọn đến tối giản.
- Xét mẫu của phân số xem chứa các ước nguyên tố nào rồi dựa theo nhận xét trên để kết luận.
Kết quả: viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
 viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. 
Hoạt động 3: CỦNG CỐ (6ph)
GV: Những phân số như thế nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
HS: Trả lời các câu hỏi của GV và lấy VD
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2ph)
- Nắm vững điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn. Học thuộc kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân. Bài tập về nhà số 68, 69, 70, 71 trang 34, 35 SGK.
Tuần 7 – Tiết 14 	Ngày dạy: 07/10/2008
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng số điều kiện để một phân số viết được số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn.
- Rèn luyện kỹ năng viết một phân số dưới dạng phân số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại (thực hiện với các số thập phân vô hạn tuần hoàn chu kì từ 1 đến 2 chữ số).
- Giúp cho Hs có thái độ yêu thích học môn toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Ghi nhận xét (trang 31 SGK) và các bài tập, bài giải mẫu.
- HS: Bảng phụ nhóm, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (8ph)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ:
HS1: - Nêu điều kiện để một phân số tối giản với mẫu dương viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Chữa bài tập 68(a)(Tr34 SGK?)
HS2 : - Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
 - Chữa tiếp bài tập 68 (b) (Tr34 SGK)
HS1: - Trả lời câu hỏi như “Nhận xét “ trang 33SGK
- Chữa bài tập 68(a) SGK
a) Các phân số 
viết được dưới dạng phân số hữu hạn.
 viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
HS2: Phát biểu kết luận trang 34 SGK
Chữa bài tập 68 (b) SGK
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (34ph)
Dạng 1: Viết phân số hoặc thương dưới dạng số thập phân.
Bài 69 Tr34 SGK
Viết các thương sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dạng viết gọn)
a) 8,5: 3
b) 18,7: 6
c) 58: 11
d) 14,2: 3,33
Gv: Cho Hs thảo luận nhóm rồi sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Gv: Gọi Hs nhận xét bài làm của các nhóm trên bảng.
Bài tập 71 trang 35 SGK
Viết các phân số dưới dạng số thập phân
Gv: hướng dẫn và gọi 1 Hs lên bảng thực hiện.
Gv: gọi Hs nhận xét sau đó Gv tổng quát lại bài làm.
Dạng 2: Viết số thập phân dưới dạng phân số
Bài 70 trang 35 SGK
Viết các số thập phân hữu hạn sau dưới dạng phân số tối giản
a) 0,32
b) –0,124
c) 1,28
d) –3,12
GV: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm để thực hiện.
Gv: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo nhau.
Dạng 3: Bài tập về thứ tự
Bài 72 trang 35 SGK
Các số sau đây có bằng nhau không?
0,(13) và 0,3(13)
Hãy viết các số thập phân sau dưới dạng không gïọn.
Gv: Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện viết 0,(13) và 0,3(13) dưới dạng không gọn.
Gv: Gọi 1 Hs so sánh 0,(13) và 0,3(13) có bằng nhau không?
GV yêu cầu HS nhắc lại: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân như thế nào?
Hs thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên bảng dùng máy tính thực hiện phép chia và viết kết quả dưới dạng rút gọn.
a) 8,5: 3 = 2,8(3)
b) 18,7: 6 = 3,11 (6)
c) 58: 11 = 5, (27)
d) 14,2: 3,33 = 4, (264)
Hs: Nhận xét các bài làm của các nhóm
Hs: lên bảng thực hiện theo sự hướng dẫn của Gv
Kết quả: 
Hs: nhận xét
Hs: Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày:
a) 0,32 = 
b) –0,124 = 
c) 1,28 = 
d) –3,12 = 
Hs: nhận xét.
HS: Lên bảng thực hiện viết
0,(31) = 0,313131313
0,3(31) = 0,3131313
Hs: Vậy 0,(31) = 0,3(13)
HS nhắc lại: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3ph)
- Nắm vững kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
- Luyện thành thạo cách viết: phân số thành số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại.
- Bài tập về nhà số 86, 91, 92 trang 15 SBT. Viết dưới dạng phân số các số thập phân sau: 1,235; 0,(35); 1,2(51).
- Xem trước bài “Làm tròn số”.
- Tìm ví dụ thực tế về làm tròn số
- Tiết sau mang máy tính bỏ túi.
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc