Giáo án dạy thêm Ngữ Văn học kì I Lớp 7 sách Cánh diều

Giáo án dạy thêm Ngữ Văn học kì I Lớp 7 sách Cánh diều

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT

- Ôn tập văn bản: Người Đàn ông cô độc giữa rừng

- Ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng

- Ôn tập văn bản: Dọc đường xứ Nghệ

- Thực hành Tiếng Việt: Ngôn ngữ các vùng miền

- Rèn kĩ năng viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Hướng dẫn nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vẫn đề trong đời sống.

( Các văn bản Đọc – Hiểu bổ sung nhiều bài tập trắc nghiệm, Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoài SGK)

 

docx 241 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ Văn học kì I Lớp 7 sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRA CỨU TÀI LIỆU DẠY THÊM BỘ VĂN 7 CÁNH DIỀU
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
HỌC KÌ I
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
- Ôn tập văn bản: Người Đàn ông cô độc giữa rừng 
- Ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng
- Ôn tập văn bản: Dọc đường xứ Nghệ
- Thực hành Tiếng Việt: Ngôn ngữ các vùng miền
- Rèn kĩ năng viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Hướng dẫn nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vẫn đề trong đời sống.
( Các văn bản Đọc – Hiểu bổ sung nhiều bài tập trắc nghiệm, Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoài SGK)
1
41
2
BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
- Ôn tập văn bản: Mẹ
- Ôn tập văn bản: Ông Đồ
- Ôn tập văn bản: Tiếng gà trưa
- Thực hành tiếng Việt: Các biện pháp tu từ ( So sánh, phép đối lập, câu hỏi tu từ - Lí thuyết và nhiều bài tập thực hành đi kèm)
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ 4 chữ, 5 chữ
- Hướng dẫn nói và nghe trao đổi về một vấn đề
( Các văn bản Đọc – Hiểu bổ sung nhiều bài tập trắc nghiệm, Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoài SGK)
42
86
3
BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
- Ôn tập văn bản: Bạch tuộc
- Ôn tập văn bản: Chất làm gỉ
- Ôn tập văn bản: Nhật trình Sol 6
- Thực hành tiếng Việt: Số từ, phó từ
- Rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm về sự vật con người
- Hướng dẫn nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề
87
109
4
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
- Ôn tập văn bản thiên nhiên và con người trong truyện đất rừng phương Nam.
- Ôn tập văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
- Ôn tập văn bản: Sức hấp dẫn của tác phẩm hai vạn dặm dưới đáy biển.
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm Chủ – Vị
- Rèn kĩ năng viết bài phân tích về đặc điểm nhân vật

110
130
5
BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN
- Ôn tập văn bản: Ca Huế
- Ôn tập văn bản: Hội thi thổi cơm
- Ôn tập văn bản: Những nét đặc sắc trên “Đất vật” Bắc Giang
- Thực hành tiếng Việt: Mở rộng trạng ngữ
- Hướng dẫn nói và nghe: giải thích về một quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
- Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một quy tắc, luật lệ hay trò chơi
- Hướng dẫn nói và nghe giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
131
159
6
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
- Rèn kĩ năng làm đề ( Theo cấu trúc đề mới nhất năm 2022 Bao gồm: Ma trận đề kiểm tra, Bảng đặc tả đề kiểm tra, Đề kiểm tra bao gồm 2 phần: Phần đọc hiểu có câu hỏi Trắc nghiệm kết hợp phần viết)
160
200
7
HỌC KÌ II
BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
- Ôn tập văn bản Ếch ngồi đáy giếng
- Ôn tập văn bản: Đẽo cày giữa đường
- Ôn tập văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên lao động và con người. xã hội
-Thực hành tiếng Việt: Nói giảm nói tránh
- Rèn kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
- Hướng dẫn nói và nghe: Kể lại một câu chuyện ngụ ngôn
201
230
8
BÀI 7: ÔN TẬP VỀ THƠ
- Ôn tập văn bản: Những cánh buồm
- Ôn tập văn bản Mây và sóng
- Ôn tập văn bản: Mẹ và quả
- Thực hành tiếng Việt: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, Dấu chấm lửng
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ
- Hướng dẫn nói và nghe: trao đổi về một vấn đề

231
262
9
BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Ôn tập văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Ôn tập văn bản: Tượng đài vĩ đại nhất
- Thực hành Tiếng Việt: Liên kết và mạch lạc trong văn bản
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
263
293

10
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
- Ôn tập văn bản: Cây tre Việt Nam
- Ôn tập văn bản: Trưa Tha hương
- Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt
- Luyện viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
294
314
11
BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN
- Ôn tập văn bản Ghe xuồng Nam Bộ
- Ôn tập văn bản tổng kiểm soát an toàn giao thông
- Ôn tập văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt nam ngày xưa.
- Thực hành tiếng Việt: Thuật ngữ
- Viết: Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
316
322
12
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
- Rèn kĩ năng làm đề ( Theo cấu trúc đề mới nhất năm 2022 Bao gồm: Ma trận đề kiểm tra, Bảng đặc tả đề kiểm tra, Đề kiểm tra bao gồm 2 phần: Phần đọc hiểu có câu hỏi Trắc nghiệm kết hợp phần viết)

350

 BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà 
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” .
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. 
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” .
2. Về phẩm chất:
- Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. NỘI DUNG
ÔN TẬP VĂN BẢN: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
 (Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)
I. Tìm hiểu chung về truyện ngắn
1. Tính cách nhân vật, bối cảnh
- Tính cách nhân vật: Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.
- Bối cảnh trong truyện: Thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);
2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn
3. Ngôn ngữ các vùng miền
- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:
+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.
II. Nội dung
1. Tác giả tác phẩm 
+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. 
+ Gia đình: Xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước. 
+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Cuộc đời:
+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940
+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)
+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam
+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam
+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. 
+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư
+ 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú. 
+ Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Bối cảnh: - Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp.
- Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc.
- Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất – nhân vật An.
- Ngôi thứ ba – tác giả.
- Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”.
- Thể loại: tiểu thuyết
- Nhân vật chính: Võ Tòng
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể)
* Nội dung chính: 
- Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”: Kể lại việc tía nuôi An dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một túp lều ở trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chétét, chét ét” tạo cảm giác hoang vắng, cô đơn.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất.
+ Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba. 
c. Nhân vật:
Nhân vật chính: Võ Tòng.
* Tóm tắt văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Chú cũng có một gia đình đàng hoàng. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chủ, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Đi tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Sống trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng, nhưng ai cũng quý mến chú bởi tính tình thật thà, hay giúp đỡ mọi người.
 III. ÔN TẬP VĂN BẢN “NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG”
1. Bối cảnh
+ Thời gian: nửa đêm lúc về sáng.
- Ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến.
- Bên ngoài, trời rạng dần.
+ Không gian: hoang vắng.
- Tiếng con vượn bạc má kêu “ché ét, ché ét”, ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa người
- Bậc gỗ trơn tuột.
- Một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít Tài liệu của Nhung tây
- Một làn khói hăng hắc màu xanh bay ra từ chiếc nồi dậy kín vung sôi “ùng  ục”
=> Nổi bật lên trong khung cảnh hoang dã, heo hút, rờn rợn, nằm sâu trong rừng U Minh là hình ảnh ông Hai bán rắn (tía nuôi An), chú Võ Tòng và An – những con người chung chí hướng, lí tưởng.
2. Thiên nhiên Nam Bộ
- Sông nước (xuồng).
- Rừng: hoang sơ: (nhiều thú dữ;  nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho) và chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều).
- Trù phú và hoang sơ.
3. Con người Nam Bộ
a. Con người Nam Bộ
-  Đi xuồng (tía nuôi và An)
-  Sống giữa rừng (chú Võ Tòng)
- Sống hòa mình với thiên nhiên.
b. Nhân vật Võ Tòng
Đặc điểm tính cách của nhân vật Võ Tòng được thể hiện qua lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ của chú:
- Ngoại hình: cởi trần, mặc chiếc quần ka ki, hàng sẹo khủng khiếp từ thái dương xuống cổ. 
- Ngôn ngữ:
+ Nói với ông Hai: nghiêm túc, thẳng thắn.
+ Nói với An: trêu đùa, vui vẻ, chắc chắn.
- Cử chỉ, hành động, lối sống: Chất phác, thật thà, tốt bụng, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.
- Suy nghĩ: Khẳng khái, chính trực, tốt bụng, thật thà, chất phác, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.
-  Chú Võ Tòng là một người nông dân cao lớn, chất phác. Chú rấ ... sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
1,0

10
-HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc:
Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.

1,0
II

VIẾT
4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:
Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó.
0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Cảm nghĩ về một người thân.
0,25

c. Cảm nghĩ về người thân.
* Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó.
* Biểu cảm về người thân:
- Nét nổi bật về ngoại hình.
- Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh.
 * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.
* Tình cảm của em với người thân.
2.5

- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình .

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm.
0,5

Đề số 7: 
A. MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

1
Đọc hiểu
1. Truyện và tiểu thuyết 
3
0
5
0
0
2
0

60
2. Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ, tám chữ, )
2
Viết
1. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
3. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20%
40%
30%
10%

Tỉ lệ chung
60%
40%

B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT
Chương/
Chủ đề
Nội dung/
Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
1. Truyện 
và tiểu thuyết
Nhận biết:
- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Nhận biết được nhân vật, tính cách nhân vật trong truyện; ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.
- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Xác định được: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ; từ láy; biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, điệp ngữ; so sánh, nhân hóa, nghĩa của từ, phó từ, số từ 
Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Nêu được chủ đề, ý nghĩa, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.
- Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.
- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. 
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ; từ láy; biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, điệp ngữ; so sánh, nhân hóa, nghĩa của từ, phó từ, số từ
Vận dụng:
- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. 
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.






2. Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ, tám chữ,)
Nhận biết:
- Nhận biết được số lượng dòng, chữ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
- Xác định được mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ; từ láy; biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, điệp ngữ; so sánh, nhân hóa, nghĩa của từ, phó từ, số từ
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ; từ láy; biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, điệp ngữ; so sánh, nhân hóa, nghĩa của từ, phó từ, số từ
Vận dụng:
- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. 
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
3 TN
5TN
2TL
2
Viết
1. Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Nhận biết: Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
Thông hiểu: Bài viết phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc; trình bày được ý chính những điểm quan trọng của văn bản gốc 
Vận dụng: Biết sử dụng từ ngữ quan trọng của văn bản gốc, biết sắp xếp các ý chính theo một thứ tự hợp lí, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ
Vận dụng cao: Có sáng tạo có cảm xúc sâu sắc
1TL*
1TL*
1TL*
1TL*
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Nhận biết: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Thông hiểu: Trình bày theo trình tự nhất định, cóbố cục, biết sử dụng ngôn ngữ: 
Vận dụng: Thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ trong việc tạo nên nét đặc săc của bài thơ 
Vận dụng cao: Có sáng tạo có cảm xúc sâu sắc




3. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
 Nhận biết: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Thông hiểu: Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.
Vận dụng: Biết sử dụng phương pháp lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật
Vận dụng cao: Có sáng tạo có cảm xúc sâu sắc




Tổng

3 TN
1TL*
5 TN
1TL*
2 TL
1TL*

1TL*
Tỉ lệ %

20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung

60%
40%
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
 Tôi vốn là chiếc hạt
 Mẹ Thiên Nhiên nuôi tôi
 Giờ thành cây rợp lá
 Hai mươi ba tuổi rồi.
 Nhìn đây tán tôi rộng
 Che cho trẻ vui chơi 
 Thú có thể đến nghỉ
 Che bóng cho cả người.
 Vậy tôi cũng lao động
 Xin hãy để tôi sống.
 (Hãy để tôi sống - Ann Taylo)

Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ	B. Năm chữ	C. Bảy chữ	D. Tám chữ
Câu 2: Câu thơ “Mẹ Thiên Nhiên nuôi tôi” có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh 	B. Nhân hóa 
C. Nhân hóa và so sánh	D. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Câu 3: Bài thơ được chia làm mấy phần?
A. Ba phần.	B.Hai phần.
C. Bốn phần.	D. Không ý nào đúng.
Câu 4: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ nói về điều gì?
A. Quá trình sinh trưởng của cây.
B. Sự gắn bó của cây với con người.
C. Lời nhắn nhủ thiết tha của cây.
D. Cả ba ý trên.
 Câu 5: Em hiểu từ “tuổi” trong câu thơ “Hai mươi ba tuổi rồi”,có nghĩa là gì?
A. Tháng	B. Ngày	C. Tuần	D. Năm
Câu 6: Xác định số từ trong câu thơ sau?
A. Hai mươi ba	B. Tuổi	C. Rồi	D.Không có số từ
Câu 7: Khi tác giả gọi thiên nhiên là Mẹ Thiên Nhiên,tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Thể hiện tình cảm yêu quí thiên nhiên	B. Coi thiên nhiên như bạn
C. Thể hiện tình cảm nâng niu trân trọng	D. Không được tàn phá thiên nhiên
Câu 8: Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ ?
A. Miêu tả thiên nhiên	B. Kể về thiên nhiên
C. Miêu tả sự kì diệu của thiên nhiên
D.Nói về quá trình sinh trưởng của cây và kể về sự gắn bó, tầm quan trọng của cây xanh trong cuộc sống con người.Đồng thời gửi lời nhắn nhủ thiết tha coi thiên nhiên như con người và biết giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Em hiểu gì về lời nhắn nhủ của cây qua khổ thơ :
 Vậy tôi cũng lao động
 Xin hãy để tôi sống
Câu 10 : Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì ?
II. VIẾT (4.0 điểm) 
Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị.Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
6,0

1
B
0,5
2
B
0,5
3
A
0,5
4
A
0,5
5
D
0,5
6
A
0,5
7
C
0,5
8
D
0,5
9
* Lời nhắn nhủ: Thiên nhiên cũng giống như con người .Sự tồn tại của thiên nhiên,cỏ cây hoa lácó vai trò và lợi ích to lớn.Thiên nhiên sinh trưởng và phát triển cũng chính là thiên nhiên lao động để làm đẹp cho môi trường và bảo vệ con người.
*Lưu ý: Hs có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo được cơ bản ý trên vẫn cho điểm tối đa.

1,0

10
Thông điệp: Thiên nhiên vô tri vô giác nhưng vẫn cần sự sống.Hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên, đừng tàn phá thiên nhiên.Bởi tàn phá thiên nhiên là tàn phá cuộc sống của chính mình.
*Lưu ý: Hs có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo được cơ bản ý trên vẫn cho điểm tối đa.

1,0
II

VIẾT
4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
2.5

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học và nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về đặc điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_hoc_ki_i_lop_7_sach_canh_dieu.docx