Bài 3: BẢN ĐỒ VÀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và tỉ lệ bản đồ .
- Phân biệt được số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
- Tính được tỉ lệ trên bản đồ và trên thực tế.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ tỉ lệ 1 khu vực.
- Tính được khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
3. Thái độ
- Hiểu được tầm quan trọng của tỉ lệ bản đồ.
- Yêu thích các phần mềm, công cụ hỗ trợ từ bản đồ để nghiên cứu, học tập như Google Earth, Google Map
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Bản đồ, Quả Địa Cầu, ứng dụng CNTT, Giấy A0
2. Chuẩn bị của HS: Thước, compa, máy tính cá nhân, tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ (đã học ở toán Lớp 4)
Tuần.. - Ngày soạn: .. PPCT: Tiết ............... Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. - Phân biệt được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam quả cầu Địa Lí. 2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ. - Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và trên quả Địa Cầu. 3. Thái độ: - Tin vào thế giới quan khoa học chính xác, phê phán những niềm tin thiếu tính khoa học. - Nghiêm túc và chú ý rèn luyện các kỹ năng địa lí. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Quả địa cầu, máy tính, các phiếu học tập, hình minh họa, hình 1,2,3 sgk phóng to... 2. Chuẩn bị của HS: Bút màu, giấy A0, đồ dùng học tập bộ môn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp VD cao TRÁI ĐẤT - Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. - Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa câu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả cầu Địa Lí. - Tính được số đường kinh tuyến, vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam trên quả địa cầu. -Vẽ được các đường kinh, vĩ tuyến của Trái Đất theo yêu cầu. - Xác định được các thành phố thuộc bán cầu nào. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu: 1 - Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học đầu tiên. - Giới thiệu chủ đề số 1- Trái Đất. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu vấn đề/kĩ thuật đặt câu hỏi và hợp tác. 3. Phương tiện: Các hình ảnh về vũ trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất 4. Tiến trình hoạt động: 2 4 - Bước 1: GV dẫn dắt giao nhiệm vụ cho HS bằng câu đố (Chia lớp làm hai nhóm lớn cùng thi đua tìm lời giải đáp cho câu đố) Câu đố: Em hãy quan sát ảnh sau và cho biết chủ đề các ảnh đề cập đến là gì (giáo viên cho từng ảnh xuất hiện)?3 - Bước 2: GV chiếu ảnh - HS theo dõi quan sát ảnh - Bước 3: HS nêu chủ đề ảnh TRÁI ĐẤT - Bước 4: GV dẫn dắt vào nội dung của bài. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (10 phút) 1. Mục tiêu: - Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Hình thành biểu tượng địa lí 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, sử dụng phương tiện trực quan. 3. Phương tiện: Bộ ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV chia lớp thành 8 đội chơi, tên của các độ chơi lấy theo tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời và tự tìm vị trí hành tinh của đội mình trong hình 1 SGK trang 6- (ví dụ hình dưới) và giao nhiệm vụ với trò chơi nhanh có tên gọi "Ai nhanh hơn" Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Yêu cầu: - Trong vòng 3 phút các đội chơi phải điền được các thông tin vào phiếu học tập sau: - Bước 2: Giáo viên cho các đội chấm chéo nhau kết quả của phiếu học tập và công bố kết quả để các em đối chiếu so sánh. Hệ mặt trời gồm..hành tinh. Trái Đất ở vị trí thứ.theo thứ tự xa dần Mặt Trời. là vật thể duy nhất có khả năng tự phát sáng. Trong Hệ Mặt Trời, ..chuyển động xung quanh Mặt Trời. Hệ Mặt Trời nằm trong Hành tinh xa mặt trời nhất là Hành tinh gần mặt trời nhất là - Bước 3: Giáo viên yêu cầu mỗi 1 đội cử 1 học sinh làm đại diện và nhanh chóng đứng lên bục giảng theo vị trí của hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời (chính là tên của đội mình trong Bước 1), lớp trưởng sẽ đứng đầu tiên với vai trò là MẶT TRỜI. Sau thời gian 2 phút, đội nào đứng sai vị trí sẽ thua cuộc. - Bước 4: Sau khi xếp theo đúng vị trí lần lượt từng thành viên (nếu được thì cả đội sẽ hô theo) sẽ hô to TỚ LÀ... VD: lớp trưởng hô: TỚ LÀ MẶT TRỜI Đội 1 hô: TỚ LÀ SAO THỦY . Đội 8 hô: TỚ LÀ HẢI VƯƠNG - Bước 5: GV nhận xét và kích thích học sinh tương tác với mình và giới thiệu ngắn gọn về các hành tinh trong hệ Mặt Trời và nhấn mạnh vai trò của Trái Đất. ( Liên hệ giáo dục bảo vệ Trái Đất) Nội dung 1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Mặt Trời cùng 8 hành tinh quay quanh nó gọi là hệ Mặt Trời. - Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Xác định được hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: làm việc cặp đôi, đàm thoại gợi mở. 3. Phương tiện: tranh ảnh, hình vẽ - Bước 1: Hoạt động suy nghĩ - cặp đôi xác định hình dạng và kích thước của Trái Đất (3p). H: Em hãy kể các dạng hình học em đã biết? H: Quan sát ảnh cho biết hình chụp Trái Đất có dạng hình gì? https://tinyurl.com/yxl6397n https://tinyurl.com/yyjs6tyh H: Quan sát hình 2 sgk, đọc độ dài bán kính, đường xích đạo? Từ đó có nhận xét về kích thước của Trái Đất. cho học sinh xem hình (video) để tượng tượng được kích thước của Trái Đất với các hành tinh khác và Mặt Trời https://tinyurl.com/y6s27gbv * Lưu ý: Hoạt động kể các dạng hình học không yêu cầu HS kể hết GV gợi mở: các em về đọc lại truyện bánh chưng, bánh dày và Hành trình vòng quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083 ngày để hiểu thêm về quá trình nhận thức và đi đến cơ sở khoa học khẳng định của con người về hình dạng Trái Đất. - Giáo viên dùng quả quýt thật/ hình ảnh để mô phỏng về hệ thống các đường kinh tuyến, dẫn nhập vào bước 2. Link tham khảo: https://tinyurl.com/y22949bw https://tinyurl.com/y29zsybw https://tinyurl.com/y5dlafjz - Bước 2. Hoạt động suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ để hình thành khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến (3p) H: Quan sát hình 2 và hinh 3 SGK xác định trên hình sau: + Điểm A đến A‘ là đường gì? + Điểm B đến B ‘ là đường gì? HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về PHÂN BIỆT CÁC ĐƯỜNG KINH- VĨ TUYẾN, CÁC BÁN CẦU. (7 phút) 1. Mục tiêu: - Phân biệt được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam quả cầu Địa Lí. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nhóm, mảnh ghép 3. Phương tiện: tranh ảnh, hình vẽ, bút màu 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1. Giáo viên dùng hình tượng khi cắt đôi quả cam để mô phỏng cho học sinh biết cách chia Trái Đất thành BÁN CẦU ĐÔNG- TÂY (nếu cắt dọc); và NỬA CẦU BẮC- NAM (nếu cắt ngang). - Bước 2. Vòng Chuyên gia: Giáo viên tiếp tục lấy 8 nhóm trong hoạt động 1 và phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu hoàn thành trong 3 phút (tất cả các nhóm đều có phiếu học tập như nhau, chỉ khác nhau ở hình ảnh): PHIẾU HỌC TẬP Đường kinh tuyến gốc là đường nào? Đường vĩ tuyến gốc là đường nào? Quan sát hình dưới đây cho biết phần lộ ra bên hình bên phải thuộc NỬA CẦU............; BÁN CẦU............... Các đường kinh tuyến ở có sẽ có kí hiệu để nhận biết là Đ hay T Các đường vĩ tuyến ở có sẽ có kí hiệu để nhận biết là B hay N NHÓM 1, 5 NHÓM 2, 6 NHÓM 3, 7 NHÓM 4, 8 - Bước 3. Làm việc nhóm chuyên gia trong thời gian 3 phút - Bước 4. Vòng 2- Mảnh ghép Trang trí Quả địa cầu/bản đồ trống ( phút) SƠ ĐỒ MẢNH GHÉP (TRONG 1 CỤM, CỤM THỨ 2 TƯƠNG TỰ) Yêu cầu: HS dùng bút màu (bút dạ), và hoàn thành phiếu học tập sau Kinh tuyến gốc: kẻ MÀU ĐỎ Vĩ tuyến gốc: kẻ MÀU ĐỎ Điền thêm ít nhất 1 thành phố có vị trí thích hợp vào bảng sau (lưu ý: đúng cả hàng dọc và hàng ngang) BÁN CẦU TÂY BÁN CẦU ĐÔNG NỬA CẦU BẮC VD: New York NỬA CẦU NAM - Bước 5. Các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau. Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh và chuẩn kiến thức, có thể nhấn mạnh cho học sinh bằng việc tô màu các bán cầu để học sinh dễ tưởng tượng. Nội dung b. Một số qui ước - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) PHẦN NỘI DUNG NÀY CHỈ YÊU CẦU HS CHỈ TRÊN BẢN ĐỒ HOẶC QUẢ ĐỊA CẦU - Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 0O(hoặc 200T và 1600 Đ) - Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 0O (hoặc 200T và 1600 Đ.) LINK THAM KHẢO VỀ CÁCH CHIA NỬA CẦU ĐÔNG- TÂY https://tinyurl.com/y2ry529n https://tinyurl.com/y2syorns - Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam. C. Hoạt động luyện tập (Thời gian 5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng địa lí 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: trực quan, trò chơi 3. Phương tiện: Quả địa cầu 4. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV sử dụng quả Địa Cầu và hướng dẫn cách chơi (2 em một cặp, chơi trò chơi có tên "Nói gì chỉ đó". Ví dụ bạn A nói " Cực Nam" thì bạn B phải chỉ được "Cực Nam", mỗi bạn có 2 lượt thay phiên nhau, HS làm tốt có thể cho điểm cộng hoặc điểm miệng để động viên. - Bước 2: HS thực hiện. - Bước 3: GV tổng kết bài. D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học ( Thời gian 5 phút) 1. Mục tiêu - Vận dụng và khắc sâu kiến thức về vị trí, hình dạng và kích thước Trái Đất. - Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động cá nhân. 3. Tổ chức hoạt động -Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Làm tiếp bài tập 1 và 2/8 sách giáo khoa Chuẩn bị : Bài 2,3: Bản đồ, tỉ lệ bản đồ. Đem theo máy tính -Bước 2. Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành ở nhà V.RÚT KINH NGHIỆM ... VI. PHỤ LỤC 1/ PHƯƠNG ÁN 2 - NỘI DUNG 2. Hệ thống kinh , vĩ tuyến phần thiết kế trên đang nghiêng về học sinh đại trà và phù hợp với HS dân tộc thiểu số. Còn đối với HS khá v ... cao). 3: Núi có thời gian hình thành cách đây hàng trăm triệu năm là núi gì? 4: Tên hang động đẹp ở Quảng Bình? 5: Tên của dạng địa hình đặc biệt ở vùng núi đá vôi? 6: Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu là núi gì? 7: Độ cao được đo từ chân núi lên đến đỉnh núi gọi là độ cao? - Bước 3. GV tổng kết D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (Thời gian 5 phút) 1. Mục tiêu: - HS đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng kinh tế vùng núi, đặc biệt ở vùng núi địa phương nơi HS sinh sống - Phát triển năng lực tự học, sáng tạo 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Dự án - Thực địa - Tự học 3. Phương tiện: - Máy tính - Điện thoại chụp ảnh 4. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: Giới thiệu nhiệm vụ:: + Tìm hiểu địa hình núi tại địa phương + Sưu tầm hình ảnh/chụp hình thực tế + Thiết kế 1 sản phẩm sáng tạo giới thiệu vẻ đẹp của địa phương + Đề xuất 2 giải pháp nhằm khai thác tài nguyên núi hiệu quả Bước 2: HS trao đổi, hỏi đáp Bước 3: GV chốt ý, dặn dò V. RÚT KINH NGHIỆM TƯ LIỆU 1/ https://www.youtube.com/watch?v=ky98d6UPJm8 2/ https://www.youtube.com/watch?v=9hhu0Jspays 3/ https://www.youtube.com/watch?v=og_1u8RFmuI 4/ https://soha.vn/kham-pha/vi-sao-14-dinh-nui-cao-nhat-the-gioi-lai-tung-chim-duoi-bien-sau-20160221140000922.htm 5/ https://hagiangsensetravel.com/cao-nguyen-da-dong-van-n.html 6/ https://phongnhaexplorer.com/phong-nha/hang-son-doong-hang-dong-lon-nhat-the-gioi.html Vùng núi trẻ Alps Vùng núi già Scandinavi Hang Sơn Đoòng – Việt Nam Thác Bản Giốc – Cao Bằng Tuần.. - Ngày soạn: .. PPCT: Tiết ............... BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU. 1 Kiến thức - Mô tả và phân biệt được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi. - Trình bày được được giá trị kinh tế đồng bằng, cao nguyên và đồi 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ địa lí - Phân tích tranh ảnh, các mô hình, xử lí và phân tích số liệu 3. Thái độ - Ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường, yêu thiên nhiên. - Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, vươn lên trong cuộc sống 4. Định hướng hình thành năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, lược đồ, khai thác thông tin từ film, phần mềm google earth... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên thế giới - Bản đồ tự nhiên VN và thế giới - Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên. - Tranh ảnh, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Soạn bài theo các nội dung câu hỏi trong SGK - Sưu tầm mở rộng các kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo) Nêu được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi Giải thích được nguyên nhân hình thành của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi So sánh được sự khác nhau của các dạng địa hình Trình bày được giá trị kinh tế của đồng bằng, cao nguyên và đồi IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho tiết học. 2. Phương pháp dạy học: cặp đôi/ động não 3. Phương tiện: hình ảnh, máy chiếu. 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV đưa ra các hình ảnh yêu cầu Hs quan sát và ghi ra tên dạng địa hình của hình 1, 2, 3, 4. Châu thổ của sông Dvina, chảy vào Biển Trắng ở Nga. Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) Cao nguyên Mộc Châu (Việt Nam) Đồi chè Phú Thọ (Việt Nam) Bước 2: Hs quan sát trao đổi điền dạng địa hình tương ứng gắn với hình 1, 2, 3, 4, tranh luận giữa các nhóm Bước 3: GV nhận xét, dẫn dắt Hs vào tìm hiểu tiếp 3 dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG (BÌNH NGUYÊN) 12P’ 1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm, độ cao, phân loại, thế mạnh của bình nguyên, nguyên nhân hình thành 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận/ động não 3. Phương tiện dạy học: -Máy tính, máy chiếu. -Hình ảnh, lược đồ, phiếu bài tập 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV yêu cầu quan sát hình ảnh , hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1, 3, 5 Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Khái niệm Độ cao PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2, 4, 6 Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Phân loại Thế mạnh kinh tế Bước 2: Hs thảo luận, hoàn thành phiếu học tập, các nhóm đánh giá chéo Bước 3: GV chấm phiếu học tập nhanh nhất và ghi điểm hệ số 1 cho HS Bước 4: Gv yêu cầu HS xác định trên bản đồ tự nhiên thế giới, VN xác định 1 số đồng bằng lớn và mở rộng cho HS về đồng bằng băng hà, bản đồ các đồng bằng lớn và giá trị kinh tế của đồng bằng; chốt kiến thức của mục 1. Bản đồ của các hệ thống đồng bằng sông lớn trên thế giới Một số đồng bằng lớn trên thế giới. Đồng bằng bào mòn phía Nam núi Alps bên hồ Pukaki ở New Zealand Đồng bằng thuận lợi trồng cây lương thực (Lúa, ngô, sắn, khoai lang là bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam) Đặc điểm Bình nguyên (đồng bằng) Độ cao Độ cao tuyệt đối < 200m (đồng bằng có độ cao tuyệt đối 500m Đặc điểm hình thái Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ: + Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng. + Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (châu thổ) Kể tên một số nổi tiếng - Đồng bằng bào mòn: đồng bằng phía Bắc Âu, Canađa - Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (VN) Giá trị kinh tế - Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc - Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐỊA HÌNH CAO NGUYÊN (10 PHÚT) 1. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, thế mạnh kinh tế của cao nguyên 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận./ viết báo cáo 3. Phương tiện dạy học: -Máy tính, máy chiếu. -Hình ảnh 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV chia hs thành các nhóm nhỏ (thời gian 3 phút) PHIẾU HỌC TẬP – HOẠT ĐỘNG 2 Quan sát hình ảnh, kết hợp SGK và phần đầu (tình huống xuất phát), viết 1 đoạn mô tả về cao nguyên gồm: Độ cao Mô tả bề mặt của cao nguyên. Thuận lợi trồng những cây gì? Nuôi con gì? Bước 2: Hs các nhóm trao đổi viết báo cáo, trình bày, bổ sung cho nhau Bước 3: Giáo viên nhận xét, yêu cầu xác định một số cao nguyên ở nước ta trên lược đồ địa hình Việt Nam. Bước 4: Hs xác định trên lược đồ, Giáo viên chốt kiến thức và cho học sinh xem hình một số sản phẩm nông nghiệp chính ở cao nguyên Việt Nam. chè Thái Nguyên Cà phê Tây Nguyên Lược đồ địa hình Việt Nam Chăn nuôi gia súc lớn: trâu, bò Đặc điểm Cao nguyên Độ cao Độ cao tuyệt đối 500m Đặc điểm hình thái - Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. - Sườn dốc Kể tên khu vực nổi tiếng - Cao nguyên Pleiku, Kontum Gía trị kinh tế Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU DẠNG ĐỊA HÌNH: ĐỒI (10 PHÚT) 1. Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm, thế mạnh của đồi - So sánh đồi với cao nguyên và bình nguyên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng hình ảnh/ kỹ thuật tia chớp. 3. Phương tiện dạy học: - Hình ảnh, phiếu học tập. -Máy tính, máy chiếu 4. Tiến trình thực hiện: Bước 1. GV yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh, kết hợp SGK hoặc phần bổ sung trong hộp thông tin, tìm ra những nét giống và khác của dạng địa hình đồi với cao nguyên, đồi và bình nguyên (dưới sự điều khiển của GV học sinh nếu lần lượt từng ý kiến (mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến)); giáo viên ghi nhanh trên bảng. HỘP THÔNG TIN Đồi là một dạng địa hình dương được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Đá mẹ thường là loại chịu ảnh hưởng mạnh của phong hóa như đá trầm tích cơ học, magma... Đồi thường có độ dốc nhỏ và có lượng tàn tích hữu cơ cao đẫn đến sự có mặt phổ biến của các loại cây và sinh vật. Đồi có độ cao thường không quá 200m. Giữa miền núi và bình nguyên (đồng bằng) thường có một vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi. Đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành vùng. Bước 2: Sau khi học sinh nêu nhanh các ý kiến, giáo viên phân tích loại trừ ý sai/ chốt ý với các ý kiến chính xác. Bước 3: GV nhận xét, chốt ý và mở rộng dạng địa hình phổ biến ở Việt Nam là vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, tiêu biểu là đồi chè ở Phú Thọ (cho học sinh xem Video) LINK tham khảo. https://tinyurl.com/y3zlw2eb https://tinyurl.com/y4dwb3zk https://tinyurl.com/yylbdovw - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. cây ăn quả. C. Hoạt động luyện tập (Thời gian 5 phút) 1. Mục tiêu: Nhận biết các dạng địa hình trên Trái Đất 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nhóm /Trò chơi “Giải cứu bạn Minh” hoặc “Ai là triệu phú) 3. Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập (Với phương án 2 - giấy A4, 2 ghế xoay) 4. Tiến trình hoạt động: Bước 1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 HS) và nêu vấn đề: “Trong 1 lần tình cờ, Minh tìm thấy một tấm sơ đồ trên tủ sách của bố, Minh rất thú vị vì các dạng địa hình được vẽ rất ấn tượng. Đặc biệt hơn, bạn Minh đang học lớp 6, cô giáo mới dạy Minh về các dạng địa hình, Minh say sưa nghiên cứu tấm sơ đồ, nhưng do thời gian đã làm mờ các vị trí từ 1 🡪 6; em hãy giúp Minh điền các dạng địa hình tương ứng vào đúng vị trí nhé! Thời gian của các em là 2 phút” Bước 2. GV cho HS trưng bày sản phẩm (nếu phát phiếu học tập) hoặc trả lời nhanh nếu dùng máy chiếu và chốt kiến thức. Nhận xét khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin của học sinh. PHƯƠNG ÁN 2 -Bước 1.+ GV yêu cầu Hs cả lớp rút ra sự khác nhau của bình nguyên và cao nguyên trong vòng 1 phút. Ai nhanh nhất được ngồi vào ghế nóng chơi Ai là triệu phú -Bước 2: HS trả lời đúng nhất và nhanh nhất được mời ngồi vào ghế chơi Ai là triệu phú. Các HS còn lại trả lời các câu hỏi trên giấy A4 D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (Thời gian 3 phút) 1. Mục tiêu: Định hướng nội dung học tập, mở rộng kiến thức để Hs về nhà tìm hiểu. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đặt vấn đề 3. Tiến trình hoạt động: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ Thiết kế giá trị kinh tế tốt nhất cho mỗi dạng địa hình đã học. Sưu tầm tranh ảnh, hoặc các khoáng vật và các loại đá có giá trị trong kinh tế. Tìm hiểu những tài nguyên, khoáng sản thường có trong các loại địa hình đã học. - Bước 1. HS tiếp nhận vấn đề về nhà tìm hiểu. V. RÚT KINH NGHIỆM ...
Tài liệu đính kèm: