Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Quang Hách

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Quang Hách

Bài 2:

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức :

 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.

 - Nhận biết sự khác nhau, sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới .

2. Về kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư để biết được các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới.

 - Kĩ năng nhận biết 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và thực tế .

3.Thái độ tình cảm :

 - Có tình yêu thương nhân loại, không phân biệt chủng tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

 * GV - Biểu đồ phân bố dân cư trên thế giới .

 - Bản đồ tự nhiên thế giới .

 - Tranh ảnh các chủng tộc trên thế giới .

 * Học sinh: sgk, vở BT bản đồ, thu thập thông tin liên quan.

iii. ph­¬ng ph¸p d¹y häc

- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở

- Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động / tình huống xuất phát ( 5 phút):

1.1. Tổ chức 1p

1.2. Kiểm tra bài cũ : 4p

 Bài tập 2 SGK trang 6 .

 Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết ?

 

doc 262 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Quang Hách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 30/8/2020
Ngày dạy: 07/9/2020
 Phần I. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức :
+ Trình bày được quá trình phát tr1iển và tình hình gia tăng dân số thế giới
 - Nắm vững dân số, mật độ dân số, tháp tuổi.
 - Nguồn lao động của một địa phương .
+ Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số .
+ Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết .
2. Về kĩ năng :
 - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số
 - Qua biểu đồ dân số hiểu và nhận biết gia tăng dân số và bùng nổ dân số, thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
 - Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi 
 3.Thái độ tình cảm :
 - Có thái độ đúng đắn về vấn đề dân số.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê, hình vẽ
II. CHUẨN BỊ
 * GV: - Bảng phụ .
 - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H 1.2 SGK.
 - Tháp tuổi H 1.2 SGK.
 - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam .
 * Học sinh: sgk, vở BT bản đồ, thu thập thông tin liên quan... 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở ...
- Kĩ thuật: Khăn phủ bàn, Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động / tình huống xuất phát ( 1 phút): 
1.1.Tổ chức 1p
1.2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra SGK, Vở nghi của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 35 phút): 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
A. Giới thiệu bài : 
-Giới thiệu cấu trúc chương trình môn học .
-Vào bài : Dân số là vấn đề quan trọng hàng dầu vì nó ảnh hưởng to lớn đến nguồn lao động , đồng thời là thị trường tiêu thụ để sản xuất phát triển . Sự gia tăng dân số cao hay thấp đều có tác động sâu sắc đến nền kinh tế. Dân số là bài học đầu tiên trong chương trình lớp 7.
B. Phát triển bài : 
CH1
7C? Đọc thông tin SGK-3:"Kết quả...kinh tế-xã hội." Kết quả điều tra dân số tại thời điêm nhất định cho ta biết điều gì về dân số?
7A, 7B? Muốn biết được tổng số dân, tổng số nam, nữ, số người trong độ tuổi lao động của một quốc gia dựa trên cơ sở nào ?
? Điều tra dân số có ý nghĩa gì đối với sự phát triển KT – XH?
? Dân số là gì ?- Học sinh đọc thuật ngữ dân số SGK trang 186
Giáo viên : - Lấy ví dụ về dân số Việt Nam , dân số thế giới năm 1999.( TG: 6 tỉ người ; VN 76,3 triệu người )
-Giới thiệu sơ lược H 1.1 SGK: Cấu tạo màu sắc biểu hiện trên tháp tuổi ( 3 nhóm tuổi ).
CH2
7A, 7B? Quan sát H 1.1 thảo luận nhóm (2').
-Nhóm 1: Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái ?
-Nhóm 2: So sánh số người trong độ tuổi lao động ở 2 tháp . ( tháp 2 nhiều hơn tháp 1).
-Nhóm 3: Nhận xét hình dạng 2 tháp (thân, đáy)
( Tháp 1 : Đáy rộng, thân hẹp, đỉnh nhọn-> tháp tuổi trẻ. Tháp 2 : Đáy bớt mở rộng, tốc độ thu hẹp 
trên cao chân hơn, đỉnh bớt nhọn hơn. So với tháp 1 , tháp 2 " già hơn")
?Căn cứ vào tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì về dân số?
7C? GV hướng dẫn HS nhận xét hình dáng tháp và rút ra bài học cần thiết:
Chân tháp nào phình to hơn? chứng tỏ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động nhiều hay ít?
Thân tháp nào phình to? Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động nhiều hay ít?
Đỉnh tháp nào tù hơn? Nhóm tuổi trên độ tuổi lao động nhiều hay ít?
=>Tháp nào có dân số già hơn?
Giáo viên mở rộng:
-Ba dạng tổng quát của tháp tuổi ( minh hoạ).
-Tiêu chí đánh giá dân số trẻ, dân số già
Chuyển ý : Chúng ta nắm được khái niệm về dân số, diễn biến tình hình dân số như thế nào ? Nghiên cứu ở mục 2 để tìm câu trả lời .
CH3
Học sinh đọc thuật ngữ " Gia tăng dân số " SGK trang 187. Tỉ lệ sinh , tỉ lệ tử SGK trang 188.
KN về GTDSTN, GTDSCG
GV hướng dẫn quan sát H 1.2
Học sinh quan sát H 1.2 SGK tìm hiểu
7A, 7B: Dựa vào biểu đồ nhận xét?
?Dân số thế giới bắt đầu tăng nhanh từ năm nào ?
( 1999: Đường biểu diễn dốc đứng )
?Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên?
7C? GVHD, Dân số tăng ntn trong các gđ: từ CN đến năm 1804 và từ sau 1804 đến năm dự báo 2050 và kết hợp ND SGK-4, nguyên nhân gia tăng dân số trong từng gđ?
Giáo viên tổng kết : Tăng nhanh, chậm do đâu.
Chuyển ý : Khi dân số tăng nhanh, đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng "Bùng nổ dân số"Chúng ta nghiên cứu hiện tượng này ở mục 3.
1.Dân số. nguồn lao động .15p
a. Dân số
- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất đinh, được tính ở một thời điểm cụ thể.
b. Độ tuổi lao động
Là lứa tuổi có khả năng lao dộng do Nhà nước qui định, được thống kê để tính ra nguồn lao động.
c. Tháp tuổi
-Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể dân số của một địa phương cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại, tương lai, tình trạng dân số già hay trẻ.
2.Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIXvà thế kỉ XX.
(15p)
* Tình hính dân số thế giới
- Trước TK XIX, dân số tăng chậm chạp
NN: Do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- TK XIX và XX: DS tăng vọt
NN: nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, y tế
3.Sự bùng nổ dân số . 5p
Giáo viên nhận xét , giảng giải :
-Các nước phát triển: Tỉ lệ sinh đã giảm (vẫn cao 25%) tỉ lệ tử giảm nhanh so với các nước đang phát triển. Điều đó đẩy các nước này vào tình trạng "Bùng nổ dân số'.Cụ thể tập trung nhiều ở các nước Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh.
CH5
7C?- Đọc thông tin SGK-5 từ
- "Bùng nổ...2,1%"cho biết bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
- "Dân số thế giới...vẫn còn cao": nguyên nhân của bùng nổ dân số?
- "Dân số tăng nhanh...chậm phát triển": hậu quả của bùng nổ dân số?
- "Bằng các...tỉ người": biện pháp?
7A, 7B: Đọc thông tin SGK-5, kết hợp hiểu biết bản thân, tìm hiểu: 
- bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ dân số?
- Bùng nổ dân số dẫn đến hậu quả gì?
- Lấy VD về hậu quả của GTDS tới môi trường?
- Phương hướng giải quyết bùng nổ dân số?
- Việt Nam có tình trạng bùng nổ dân số không ?. Nước ta có chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh?
-Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm của thế giới đạt 2,1%.
-Nguyên nhân : Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm nhanh do tiến bộ về y tế .
-Hậu quả : Gây khó khăn cho vấn đề việc làm, ăn, cỏc nhu cầu ăn, mặc. ở, an ninh xã hội, bảo vệ môi trường ..........
-Phương hướng giải quyết : Ban hành các chính sách dân số, tích cực phát triển kinh tế-xã hội .
3. Hoạt động luyện tập ( 2 phút): 
 ? Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?
 Thế nào là gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học?.
 Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết ?.
4. Hoạt động vận dụng ( 2 phút): 
 - Làm bài tập 2 SGk trang 6.Bài tập trong tập bản đồ địa lý .
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng / sáng tạo ( 1 phút): 
 - Làm bài tập 2 SGk trang 6.Bài tập trong tập bản đồ địa lý .
 - Tìm hiểu tình hình phân bố dân cư thế giới .
 - Sưu tầm các tranh ảnh và các chủng tộc trên thế giới .
Tuần 1
Tiết 2
Ngày soạn: 30/8/2020
Ngày dạy: 08/9/2020
Bài 2:
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức :
 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
 - Nhận biết sự khác nhau, sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới .
2. Về kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư để biết được các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới.
 - Kĩ năng nhận biết 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và thực tế .
3.Thái độ tình cảm :
 - Có tình yêu thương nhân loại, không phân biệt chủng tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
 * GV - Biểu đồ phân bố dân cư trên thế giới . 
 - Bản đồ tự nhiên thế giới .
 - Tranh ảnh các chủng tộc trên thế giới .
 * Học sinh: sgk, vở BT bản đồ, thu thập thông tin liên quan... 
iii. ph­¬ng ph¸p d¹y häc
- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, trình bày một phút 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động / tình huống xuất phát ( 5 phút): 
1.1. Tổ chức 1p
1.2. Kiểm tra bài cũ : 4p
 Bài tập 2 SGK trang 6 .
 Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả, phương hướng giải quyết ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 35 phút): 
Hoạt động thầy và trß
Néi dung 
Giáo viên: Phân biệt 2 thuật ngữ:" dân số và dân cư"
-(Dân cư: Là tất cả những người sống trên một lãnh thổ định lượng bằng mật độ dân số )
CH1:7C: Học sinh: Đọc thuật ngữ" Mật độ dân số' SGK Tr 187
CT: MĐDS(ng/km2)= Dân số ( người)/ Diện tích (Km2)
- áp dụng công thức tính MĐDS TB thế giới năm 2002 biết : Diện tích các châu là 149 triệu km2, dân số 6294 triệu người (MĐDS TB = 43 người /km2)
7A, 7B ?- Dựa vào KN MĐDS áp dụng hiểu biết về MĐDS làm bài tập 2 SGK trang 9 rồi điền vào bảng 1
- Khái quát công thức MĐDS?
 MĐDS(ng/km2)= Dân số ( người)/ Diện tích (Km2)
CH2:
7C?Quan sát bản đồ" phân bố dân cư thế giới' kết hợp 
H 2.1 SGK cho biết: Mỗi chấm đỏ là bao nhiêu người?
?Có khu vực chấm đỏ dày, chấm đỏ thưa, nơi không có nói lên điều gì?.
?Xác định trên bản đồ những khu vực đông dân của thế giới : Từ phải sang trái, từ Châu á đến Châu Âu; Châu Phi đến Châu Mỹ?
(Đông á, Đông Nam á, Trung Đông, Trung Âu, Tây Âu, Đông Nam Braxin, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Phi).
?Những khu vực thưa dân?
- Đọc thông tin SGK-8:"Những nơi... dân số thấp", nguyên nhân của sự phân bố dân cư?
(....Hoang mạc, địa cực, vùng núi non hiểm trở, xa biển)
7A, 7B ?- Nhận xét sự phân bố dân cư trên TG?
- Đối chiếu bản đồ phân bố dân cư với bản đồ tự nhiên thể giới, giải thích tại sao vùng đông dân cư, vùng thưa dân cư?GV gợi ý
?Mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì? MĐDS cho biết điều gì?
Giáo viên mở rộng: Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người có thể sinh sống bất kì nơi nào trên trái đất.
Chuyển ý: Như trên đã nói, dựa vào đặc điểm hình thái của các nhóm dân cư trên thế giới, các nhà khoa học đã chia nhân loại ra các chủng tộc khác nhau, ?Thế giới có mấy chủng tộc, mỗi chủng tộc có những nét chính gì? Ta cùng nghiên cứu mục 2.
Học sinh: Đọc thuật ngữ " chủng tộc" SGK trang 186.
?Dựa vào nội dung SGK, sự hiểu biết của bản thân cho biết: Dân cư trên thế giới được chia ra thành các chủng tộc chính? ( 3 chủng tộc )
Học sinh nghiên cứu thảo luận nhóm (2'). Mỗi nhóm nghiên cứu 01 chủng tộc theo gợi ý sau;
?Đặc điểm hình thái bên ngoài ( Màu da, tóc, mắt, mũi); Địa bàn sinh sống chủ yếu?
 Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả, Học sinh các nhóm khác góp ý bổ sung.
1.Sự phân bố dân cư 30p
- MĐ DS: Số dân TB sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. (người/Km2)
- Phân bố dân cư trên thế giới: 
Không đồng đều
+ Nơi đông: Đông Á, Nam Á, ĐNÁ, Tây- Trung Âu
+ Nơi t ... u.
-Cần nhiều lao động.
-Khối lượng nông sản tương đối lớn đáp ứng nhu cầu.
-Gía trị tương đối cao có khả năng xuất khẩu lương thực.
Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn 
-Diện tích canh tác rộng.
-Vốn sản xuất lớn.
-Nguồn tiêu thụ phải ổn định.
Khối lượng nông sản hàng hoá lớn.
-Giá trị xuất khẩu cao.
Câu 5 (2 điểm): Mật độ dấn số trung bình của Hải Dương:
	số dân	 1695.3*1000	
CT: MDDS= 	(người/km2)= 	=1028 (người/km2)
	Diện tích	 1648.4
Câu 6( 3 điểm)
* Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm
- Về nhiệt độ : + Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình từ 25-280C (0.5 điểm)
 + Biên độ nhiệt thấp: 2-30C 	(0.25 điểm)
- Về lượng mưa:
 	+ Mưa nhiều quanh năm, trung bình từ 1500 – 2500mm (0.5 điểm)
	+ Độ ẩm không khí cao, TB: 80% 	(0.25 điểm)
* Thuận lợi
- Quanh năm cây trồng phát triển, trồng được nhiều loại cây, nuôi được nhiều loài con (0.5 điểm)
- Trồng xen canh, gối vụ quanh năm	(0.25 điểm)
* Khó khăn
- Nhiều sâu bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi (0.5 điểm)
- Đất đai rễ bị rửa trôi, xói mòn, 	(0.25
Kiểm tra 45’ Kì I
Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Thành phần nhân văn của môi trường
So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị
30% TSĐ = 3điểm
100% TSĐ = 3điểm 
MT đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng 
Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
50% TSĐ =5điểm
20% TSĐ = 1 điểm;
80% TSĐ = 4 điểm; 
Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà
Trình bày về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa
20% TSĐ =2điểm
100% TSĐ = 2 điểm
TSĐ 10
Tổng số câu 04
3điểm=30% TSĐ; 
4 điểm=40% TSĐ
3điểm=30% TSĐ
Đề kiểm tra
Câu 1(1,0 điểm). Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Câu 2 (4,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
Câu 3(2,0 điểm): Trình bày 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa ?
Câu 4(3,0 điểm): So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị
Đáp án + biểu điểm
Câu 1(1,0 điểm): Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng 
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ (0.5 điểm)
- Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ... (0.5 điểm)
Câu 2 (4,0 điểm). Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- Dân số đông, gần 50% dân số thế giới tập trung ở đới nóng, gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên, gây sức ép tới tài nguyên, môi trường về nhiều mặt (1 điểm)
- Tài nguyên rừng: do thiếu lương thực nên phải mở rộng diện tích canh tác, diện tích rừng bị thu hẹp. (0.5 điểm)
- Tài nguyên đất: đất trồng bị sử dụng nhiều nhưng không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu(0.5 điểm)
- Tài nguyên khoáng sản: do tăng cường khai thác, xuất khẩu các nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng dẫn đến nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. (1 điểm)
- Môi trường: ở nhiều nơi, điều kiện sống thấp, môi trường bị ô nhiễm mạnh(0.5 điểm)
- Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải giảm tỷ lệ gia tăng dân số, tăng cường sự phát triển kinh tế - xã hội. (0,5 điểm)
Câu 3(2,0 điểm): 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa ?
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian
+ Phân hóa theo thời gian: một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
Câu 4(3,0 điểm): Những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị
a) Quần cư nông thôn:
- Hoạt động sản xuất: nông, lâm và ngư nghiệp. (0,5 điểm)
- Mật độ dân số: phân tán, mật độ dân số khá thấp. (0,5 điểm)
- Cách thức tổ chức cư trú: làng mạc, thôn xóm xen với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. (0,5 điểm)
b) Quần cư đô thị:
- Hoạt động sản xuất: công nghiệp và dịch vụ. (0,5 điểm)
- Mật độ dân số: tập trung, mật độ dân số cao. (0,5 điểm)
- Cách thức tổ chức cư trú: các khu phố, dãy nhà xen lẫn với một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh... (0,5 điểm)
Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Thành phần nhân văn của môi trường
Nêu được hai kiểu quần cư trên thế giới.
So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
Tỉ lệ: 20%TSĐ= 2đ 
50%TSĐ=
1đ
50%TSĐ=
1đ
2đ
Các môi trường địa lí
-Biết vị trí, giới hạn môi trường nhiệt đới.
Trình bày được đặc điểm khí hậu, thực vật của môi trường nhiệt đới.
Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.
Tỉ lệ: 60%TSĐ=
6đ
20%TSĐ=
1đ
50%TSĐ=
2đ
30%TSĐ=
3đ
6đ
Thiên nhiên và con người ở các châu lục
Biết vị trí địa lý,giới hạn của Châu Phi.
Trình bày được đặc điểm địa hình của châu Phi.
Tỉ lệ: 20%TSĐ
=2đ
50%TSĐ=1đ
50%TSĐ=1đ
2đ
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu: 4
TSĐ =3đ
Câu số:1,3,4
TSĐ=4đ
Câu số:1,2,4
TSĐ=3đ
Câu số:3
10đ
Đề bài
Câu 1: ( 2 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
Câu 2: ( 3điểm) Trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và thảm thực vật của môi trường Nhiệt đới.
Câu 3: ( 3 điểm) Nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa.
Câu 4: ( 2 điểm) Trình bày vị trí giới hạn, đặc điểm địa hình của châu Phi.
Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
- Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, làng mạc thôn xóm thường phân tán, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao, nhà cửa san sát, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
1đ
1đ
2
(3đ)
*Vị trí:
-Từ vĩ tuyến 50B đến 300B và vĩ tuyến 50N đến 300N.
*Đặc điểm khí hậu:
- Nóng quanh năm.
- Càng về gần hai chí tuyến sự chênh lệch nhiệt độ trong năm càng lớn và lượng mưa càng giảm dần.
-Một năm có một mùa khô và một mùa mưa,lượng mưa trung bình năm là 500mm -1500mm và tập trung vào mùa mưa.
*Thảm thực vật thay đổi theo mùa.Càng đi về hai chí tuyến quang cảnh tự nhiên thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ(xavan) cuối cùng là nửa hoang mạc.Môi trường nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực. 
0.5đ
1.5đ
1đ
 3
(3đ)
- Thực trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
- Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
- Hậu quả: tạo nên những trận mưa a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tấng ô zôn, 
1đ
1đ
1đ
4
(2đ)
*Vị trí giới hạn:
-Là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới.Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến bắc và chí tuyến nam.
-Trải dài từ 37021/ B đến 34051/ N
-Bao bọc quanh Châu Phi là các đại dương và biển.
* Địa hình tương đối đơn giản; có dạng hình khối.
- Có thể coi toàn bộ châu lục là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo và đảo.
1.0đ
1.0đ
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng điểm
Biết
Hiểu
Vận dụng
TL
TL
TL
Tự nhiên các khu vực châu Phi
2 điểm (câu 1)
2 điểm
Kinh tế Bắc Mĩ
3.5 điểm (câu 4)
3.5 điểm
Tự nhiên Trung và Nam Mĩ
2 điểm (câu 3)
2 điểm
Kinh tế Trung và Nam Mĩ
2.5 điểm (câu 2)
2.5 điểm
Tổng điểm
2 điểm
4.5 điểm
3.5 điểm
10 điểm
Đề bài:
Câu 1 (2 điểm): Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi?
Câu 2 (2.5 điểm): Hãy so sánh 2 hình thức sở hữu nông nghiệp chính ở Trung và Nam Mĩ theo gợi ý của bảng dưới đây? 
Tiểu điền trang
Đại điền trang
1. Quy mô diện tích
2. Thuộc quyền sở hữu của ai?
3. Hình thức canh tác
4. Chủ yếu sản xuất gì?
5. Mục đích sản xuất
......................................................
......................................................
.......................................................
......................................................
.......................................................
...........................................................
...........................................................
..........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 3 (2 điểm): Trình bày vai trò của rừng A –ma-dôn?
Câu 4 (3.5 điểm):Cho bảng số liệu sau:
Bảng: Cơ cấu kinh tế của các nước Bắc Mĩ (Đơn vị:%)
Tên nước
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
Ca na đa
27
5
68
Hoa kì
26
2
72
Mê hi cô
28
4
68
Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của các nước Bắc Mĩ và nhận xét? Từ đó cho biết vai trò của ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ?
Đáp án + Biểu điểm
Câu 1 (2 điểm): Sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi:
* Khu vực Bắc Phi: (1 điểm)
- Nông nghiêp: Các nước Bắc Phi và ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới, các nước phía Nam Xa –ha- ra trồng lạc, ngô, bông...
- Công nghiệp: Các ngành chính là khai khoáng và khai thác dầu mỏ
* Khu vực Trung Phi: (1 điểm)
- Nông nghiệp: Trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu
- Công nghiệp: Khai thác khoáng sản
Câu 2: (2.5 điểm): Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
Tiểu điền trang
Đại điền trang
1. Quy mô diện tích
2. Quyền sở hữu
3. Hình thức canh tác
4. NS chủ yếu
5. Mục đích sản xuất
- Dưới 5 ha
- Các hộ nông dân
- Cổ truyền,dụng cụ thô sơ
- Cây lương thực
- Tự cung tự cấp
-Hàng ngàn ha
 - Các đại điền chủ
- Hiện đại,cơ giới hóa các khâu sản xuất
- Cây công nghiệp,chăn nuôi
- Xuất khẩu nông sản
Câu 3 (2 điểm): Vai trò của rừng A –ma-dôn:
- Lá phổi xanh của Thế giới, nguồn dự trữ sinh học quý giá, dự trữ nước để điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái
- Nhiều tài nguyên khoáng sản, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
Câu 4: (3.5 điểm)
- Vẽ biểu đồ đúng đẹp đầy đủ các ghi chú được 2.5 điểm
- Nhận xét: Ngành dịch vụ của các nước đều chiếm tỷ trọng rất cao (Hoa Kì: 72%, Ca na đa và Mê hi cô là 68%), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế của các nước (Hoa kì: 2%, Ca na đa: 5%, Mê Hi cô:4%). (0.5 điểm)
- Vai trò ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ của các nước Bắc Mĩ đóng vai trò quan nhất trong nền kinh tế mỗi nước. (0.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021_n.doc