Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì I

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu, da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng đọc lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, xác định được một số vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ dân cư thế giới.

- Kĩ năng tính mật độ dân số

- Kĩ năng làm việc nhóm

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu đất nước.

- Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc, chủng tộc.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về dân cư và các chủng tộc trên thế giới.

- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh.

- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.

- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Máy tính, máy chiếu.

- Giáo án. Phiếu học tập.

- Tư liệu bài dạy.

2. Chuẩn bị của HS

- Đồ dùng học tập.

- Tìm hiểu về sự phân bố dân cư và các chủng tộc lớn trên thế giới.

 

docx 324 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Củng cố kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
- Phát triển kĩ năng tư duy, logic
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, 
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Có ý thức chấp hành các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng. Nhằm đạt tỉ lệ dân số hợp lí.
4. Năng lực
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS
1. Giáo viên
	- Máy tính, máy chiếu.
	- Giáo án. Phiếu học tập. 
	- Tư liệu bài dạy.
2. Học sinh
	- Đồ dùng học tập.
	- Tìm hiểu về dân số thế giới.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh.
- Sử dụng kênh hình hiệu quả, phân tích, đánh giá được đặc điểm dân số thế giới
Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2. Hoạt động dạy bài mới
Hoạt động 1 - Hoạt động khởi động (5 phút)
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video
Bước 2: GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số”
Đường link video: https://video.vietnamnet.vn/nhung-con-so-bat-ngo-ve-dan-so-the-gioi-o-hien-tai-va-trong-tuong-lai-a-58575.html
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài
Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 triệu km2. Liệu Trái đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh vượt bậc của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động (18 phút)
1. Mục tiêu
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận, Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share)
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
4. Các bước tiến hành
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm dân số
Bước 1: GV cho HS quan sát bức ảnh sau:
- Chú Bảo vệ và cậu bé đang trao đổi vấn đề gì?
- Theo em tại sao chú bảo vệ và cậu bé lại đưa ra những thông tin khác nhau như vậy?
Bước 2: GV cùng HS phân tích sơ đồ dưới đây để hình thành khái niệm dân số.
Khái niệm dân số: Dân số là tổng số dân sinh sống ở 1 địa điểm hoặc 1 vùng, 1 lãnh thổ, 1 quốc gia trong 1 thời gian cụ thể.
Bước 3: Liên hệ dân số VN
GV đặt câu hỏi: Có 3 bạn sau đang tranh cãi về dân số Việt Nam năm 2019? Theo em bạn nào nói đúng? Vì sao?
Cả Anh hai và anh ba của Tèo đều nói đúng? Anh hai Tèo nói dân số VN theo cách nói tương đối (khoảng), còn anh ba Tèo nói chính xác dân số Việt Nam theo cách nói tuyệt đối.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cách điều tra dân số ở địa phương
Bước 1: GV đặt vấn đề “ Vậy làm thế nào để chúng ta biết được chính xác số liệu về dân số?”
- GV đặt những câu hỏi nhỏ: GV bốc thăm tên của 1 học sinh và yêu cầu học sinh đó trả lời các câu hỏi sau
+ Gia đình em có mấy người?
+ Ông bà bố mẹ làm nghề gì?
+ Gia đình em có mấy anh chị em?
+ Các anh chị em sinh ngày tháng năm bao nhiêu? Nam hay Nữ? Đang học lớp mấy? đã người nào đi làm chưa? Làm nghề gì?
+ Em đã từng thấy ai đến nhà mình và hỏi bố mẹ những câu hỏi trên chưa? Họ là ai?
(Đó chính là các cán bộ dân số trong thôn đấy các em ạ!)
+ Mục đích của việc làm đó là gì? 
Điều tra dân số cho ta biết?
Tổng số người
Số người theo từng độ tuổi
Tổng số Nam và Nữ
Số người trong độ tuổi lao động
Trình độ văn hóa
Nghề nghiệp đang làm
Nghề nghiệp được đào tạo
Bước 2: GV tiến hành cho HS vẽ cây gia đình nhanh trong 2 phút:
HS vẽ phác thảo cây gia đình vào giấy bìa cứng theo mẫu trên.
Dựa vào chú giải, điền tên người thân vào ô các hình (phân theo giới tính). Ghi rõ người đó là cụ, ông bà, bố mẹ, anh chị em vào dấu  dưới mỗi hình. Trường hợp các anh chị em nhiều hay ít thì có thể thêm hoặc xóa bớt hình.
Vẽ bông hoa màu đỏ cạnh tên người thân đã mất.
- Các em có biết cô vừa giúp các em điều tra dân số của gia đình mình đấy.
Theo em sau 4 năm cây gia đình của em có thay đổi không? Dự đoán sự thay đổi đó?
Bước 3: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tháp tuổi
Bước 1: GV dẫn dắt vào câu hỏi
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi (Tháp dân số). Vậy tháp tuổi có hình dạng như thế nào? Dựa vào tháp tuổi ta biết được những thông tin gì về dân số? 
Bước 2: GV giới thiệu tháp tuổi
- Tháp tuổi được cấu tạo bởi 2 trục đứng
- Giữa 2 trục dọc thể hiện nấc của từng nhóm độ tuổi
- Người ta gộp các nhóm nấc tuổi thành 3 nhóm
+ Nhóm dưới độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh lá cây): Từ 0-14 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh nước biển): Từ 15-59 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu da cam): Từ 60 trở lên
- Mỗi nhóm tuổi có 2 trục ngang được thể hiện bằng đơn vị triệu người
- Bên trái thể hiện số Nam. Bên phải thể hiện số Nữ
Bước 3: GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để trả lời các câu hỏi liên quan đến tháp tuổi
- Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để học sinh suy nghĩ.
- Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại.
- Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác.
Bước 4: HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
Bước 5: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý câu trả lời của học sinh
- Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể dân số của 1 địa phương
- Tháp tuổi cho ta biết:
+ Tổng số dân
+ Tổng số Nam và Nữ phân theo từng nhóm tuổi
+ Số người dưới, trong, trên độ tuổi lao động
+ Cho biết nguồn lao động hiện tại và dự báo nguồn lao động trong tương lai
+ Hình dạng tháp tuổi cho ta biết dân số trẻ hay già: 
Tháp có cơ cấu dân số trẻ: Chân tháp mở rộng, thân tháp thon dần, đỉnh tháp nhọn.
Tháp có cơ cấu dân số già: Chân tháp bị thu hẹp, thân tháp và đỉnh tháp ngày 1 phình ra.
Bước 6: Liên hệ tháp tuổi VN
GV đưa câu hỏi nhận định: Có ý kiến cho rằng “ Năm 2019 dân số Việt Nam có cơ cấu dân số vàng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, song dân số Việt Nam sẽ già trước khi giàu” Em có suy nghĩ gì về nhận định trên? (GV làm rõ khái niệm DS vàng/ có thể cho HS tìm hiểu qua Internet)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tia chớp, khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến gia tăng dân số
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?
Từ đầu Công nguyên chỉ có 0,3 tỉ người, tăng hết sức chậm chập. Hơn 1000 năm sau mới tăng lên đến 0,4 tỉ người ( Tăng 0,1 tỉ người trong hơn 1000 năm). Nhưng sang đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX dân số thế giới tăng nhanh vượt bậc ( ước tính mỗi năm tăng gần 30,8 triệu người)
Bước 2: HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 bạn nhận xét sau đó chuẩn kiến thức cho HS.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng dân số thế giới
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV đưa ra nội dung thảo luận: Tìm các nguyên nhân khiến dân số thế tăng chậm trong nhiều thế kỉ trước thế kỉ XIX và những nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
 - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
 - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
 - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A2). Sau đó dán lên bảng phụ bên cạnh
- Thời gian hoàn thành là 3 phút
Bước 2: Các nhóm tiến hành hoạt động. GV đi xuống lớp hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 nhóm mang sản phẩm lên thuyết trình. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhóm bạn.
Bước 4: GV sử dụng 1 nhóm có đáp án đúng nhất kết hợp tranh ảnh dưới đây để chuẩn xác kiến thức cho HS 
Dịch bệnh, chiến tranh, đói nghèo khiến dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp qua nhiều thế kỉ.
Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng mạnh nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật và nhất là thành công vượt bậc của ngành y tế.
Nhiệm vụ 3: Phân loại gia tăng dân số
Bước 1: GV nêu vấn đề
- Dựa vào thông tin SGK trang 4, cho biết gia tăng dân số được chia làm mấy loại?
- Công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới?
Bước 2: GV phát phiếu học tập cho HS theo cặp
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền nội dung thích hợp vào ô trống
Câu 2: Sắp xếp trật tự các thông tin dưới đây sao cho hợp lí để thấy được công thức tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ ...  thuật dạy học
- Phương pháp: cá nhân
- Kĩ thuật: động não viết
3. Phương tiện: Video
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV cho HS xem video
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=35WFw1FRxIA
Bước 2: Yêu cầu mỗi HS hãy viết 1 bức thư gửi đến một người bạn Châu Phi với chủ đề” Chia sẻ-kết nối yêu thương” thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà các bạn đã gặp phải; động viên, khích lệ các những người bạn vươn lên trong cuộc sống.
Bước 3: HS hoàn thành và báo cáo kết quả cho GV sau 2 ngày
Bước 4: Gv khen ngợi, cộng điểm cho các HS có bài tốt.
V. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 33. 	CÁC KHU VỰC CHÂU PHI – TIẾP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
-	Trình bày được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.
-	So sánh và tìm ra được những khác biệt về tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. 
-	Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
- Giải thích được tại sao hiện nay Cộng hòa Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nam Phi.
3. Thái độ
- Có thái độ tôn trọng và đoàn kết với các dân tộc; phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: thông qua việc xác định và trình bày được các đặc điểm tự nhiên của Nam Phi. 
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý: (tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua việc HS phân tích được ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên, dân cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Nam Phi, giải thích sự khác nhau về tự nhiên của Nam Phi với các khu vực khác của châu Phi).
- Năng lực sử dụng các công cụ của địa lý học và thực địa thông qua việc phát triển các kỹ năng làm việc với lược đồ.
 - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lý: thông qua việc vận dụng các hiểu biết của bản thân về khu vực Nam Phi để phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển KT-XH của khu vực này. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ, hình ảnh, Clip liên quan đến bài học.
- Bài trình chiếu, trò chơi liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A4
- Bút màu
- Tranh ảnh nếu có
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Khái quát tự nhiên 
2. Khái quát kinh tế - xã hội
GV cho HS Quan sát H 32.1:
+Xác định vị trí, ranh giới Nam Phi?
+ Đọc tên các nước trong khu vực Nam Phi?
+ Độ cao TB của Nam Phi? 
+ Toàn bộ khu vực thuộc loại địa hình gì?
+ Nam Phi nằm trong MT khí hậu nào?
- Quan sát H23.1 sgk nêu tên các nước thuộc khu vực Nam Phi?
- Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính ở nam phi?
- Nêu một số đặc điểm công nghiệp và nông nghiệp của Nam phi? 
Địa hình có đặc điểm gì nổi bật?
Khí hậu phía đông khác phía tây như thế nào?
- Thành phần chủng tộc của Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào?
Tại sao Bắc và Nam Phi cùng có khu nhiệt đới nhưng Nam Phi ẩm và dịu hơn?
- Hãy nhận xét tình hình phát triển kinh tế của khu vực Nam phi?
Vai trò của dãy Đrê-ken-béc và dòng biển ảnh hưởng đối với lượng mưa và thảm TV như thế nào?
- Đề xuất giải pháp phát triển đồng đều nền kinh tế ở khu vực Nam Phi.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
Tạo hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức cho học sinh.
Phát huy năng lực ngôn ngữ, khả năng diễn giải và phản xạ của các HS
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Ủng hộ/phản đối
3. Phương tiện
- Tình huống có vấn đề.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống: Có nhận định cho rằng “ Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển”, em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
- Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp nhóm và đưa ra đáp án của mình sử dụng kĩ thuật: Ủng hộ - Phản đối.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM PHI 
(15 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi, 
- So sánh và giải thích được sự khác biệt về tự nhiên giữa Bắc Phi và Nam Phi; 
- Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề; năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật mảnh ghép, 
- Nêu và giải quyết vấn đề 
3. Phương tiện
- Tranh ảnh
- Phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong 5 phút với nội dung cụ thể như sau:
Nhóm 1: Đặc điểm địa hình Nam Phi.
Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu Nam Phi.
Nhóm 3: Đặc điểm sông ngòi và thực vật của Nam Phi.
Giai đoạn 2: Nhóm các mảnh ghép
+ Thành lập nhóm các mảnh ghép từ các nhóm chuyên gia trên.
+ Nhóm các mảnh ghép mới sẽ thảo luận trong khoảng 7 phút để hoàn thành yêu cầu sau:
Yêu cầu: vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi.
+ Hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ trưng bày và thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 2: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ HS. 
- Bước 3: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: GV nhận xét, lấy 1 sơ đồ của 1 nhóm hoàn chỉnh nhất treo lên bảng, GV đặt câu hỏi: Tại sao phần lớn bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
GV nhấn mạnh một số trọng tâm nếu có
NỘI DUNG
Địa hình:
+ Là cao nguyên khổng lồ có độ cao trung bình hơn 1000m.
+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.
+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.
Khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.
+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.
Sông ngòi và thực vật:
+ Sông lớn nhất là sông Dăm-be-di.
+ Do sự phân hóa của khí hậu nên thảm thực vật cũng phân hóa theo chiều từ tây sang đông.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CHÂU PHI
 (20 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Phi; 
- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc. 
- Giải thích được tại sao hiện nay Cộng hòa Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi; hình thành thái độ tôn trọng và đoàn kết với các dân tộc; phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác. Năng lực sử dụng các công cụ của địa lý học và thực địa thông qua việc phát triển các kỹ năng làm việc với lược đồ. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin địa lý.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi, vấn đáp, kĩ thuật khăn trải bàn, hùng biện
3. Phương tiện
- Hình ảnh, video.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: 
- GV chia lớp thành 3 đội chơi, giới thiệu thư kí.
- Tên trò chơi: Nhà thám hiểm
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút các đội sẽ lần lượt lên bảng viết tên các nước ở khu vực Nam Phi theo hình thức tiếp sức. Mỗi một tên nước đúng sẽ ghi được 1 điểm. Sau 3 phút, đội nào được nhiều điểm nhất sẽ giành phần thắng.
- GV nhận xét về phần chơi của các đội và kết luận. 
- Bước 2: 
- GV đặt câu hỏi cho học sinh để tìm hiểu về đặc điểm dân cư của khu vực Nam Phi:
+ Thành phần chủng tộc dân cư của Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào?
+ Nêu hiểu biết của em về chế độ A-pac-thai?
+ GV cho HS xem video về vấn đề phân biệt chủng tộc và yêu cầu học sinh nêu ý kiến về vấn đề này (GV có thể đưa ra những câu hỏi gợi mở để HS liên hệ). 
https://www.youtube.com/watch?v=dwl6e7Z07j4
https://www.youtube.com/watch?v=HKVmsV9D78Q 
- HS trả lời
- GV kết luận: Dân cư thuộc chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai; phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- GV mở rộng về chế độ A-pac-thai và tổng thống Nelson Mandela.
- Bước 3: 
- GV duy trì nhóm thảo luận ở hoạt động 1, phát phiếu học tập (thiết kế theo kĩ thuật khăn trải bàn hoặc có thể sử dụng giấy nhớ để làm các góc khăn trải bàn nếu số lượng học sinh trong nhóm đông) và yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau:
+ Câu hỏi thảo luận: Tại sao nói “ Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch” ?
- Làm việc cá nhân trong 3 phút, sau đó các nhóm thảo luận thống nhất ý (khoảng 3 phút).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét và kết luận: Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, Cộng hòa Nam Phi là nước phát triển nhất. 
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của HS theo tiêu chí. GV giảng giải, chốt nội dung.
NỘI DUNG
b. Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.
- KT: trình độ phát triển ko đồng đều.
Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.
Cộng hoà Nam phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi
C. Hoạt động luyện tập – củng cố mở rộng (5 phút)
1. Mục tiêu: 
- Luyện tập củng cố nội dung bài học
2. Phương pháp dạy học: Thực hành/tự học, kĩ thuật KWLH
3. Phương tiện: Phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút. 
K 
Em đã biết gì về bài học này
W 
Em có mong muốn và đề xuất gì thêm khi học bài học này
L 
Em đã học thêm được những gì sau khi học xong bài học này
H 
Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào
Bước 2: HS hoàn thiện phiếu học tập. 
Bước 3: GV thu phiếu và tổng hợp ý kiến của HS. 
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học – nâng cao (1 phút)
1. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Phát triển năng lực tự học, thiết kế sơ đồ kiến thức
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học, mindmap
3. Phương tiện
- Vở, bút màu
4. Tiến trình hoạt động
- Hệ thống lại bài thành 1 sơ đồ kiến thức
- Tô màu, thêm biểu tượng để sản phẩm thu hút
- Giới thiệu sản phẩm cá nhân vào tiết sau, GV chấm lấy điểm
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu tham khảo:
- https://www.youtube.com/watch?v=0vHK3J0AXfk Những sự thật thú vị về đất nước Nam Phi. 
- https://cacnuoc.vn/chau-phi/chau-phi-ha-sahara/nam-phi/
- https://www.saigontourist.net/vi/tuyen-diem/209/7-dieu-thu-vi-ve-quoc-gia-nam-phi
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_i.docx