Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 6 đến 18

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 6 đến 18

Tiết 7 – Bài 6

Tôn sư trọng đạo

*******************

1. mục tiêu bài học

a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

- ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

b. Kĩ năng - Giúp cho HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.

c. Thái độ - Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo.

 - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo.

2.Phương pháp.

Thảo luận nhóm,diễn giảng,đàm thoại.

3. chuẩn bị của gv và hs

 a, GV: SGK,SGV GDCD 7, Bài tập tình huống,Tục ngữ, ca dao, danh ngôn,, v ghi Truyện kể.

b, HS: SGK,vở ghi, Phiếu học tập.

 

doc 56 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2342Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 6 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...Vắng....................
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...Vắng....................
Tiết 7 – Bài 6 
Tôn sư trọng đạo
*******************
1. mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
- ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
b. Kĩ năng - Giúp cho HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
c. Thái độ - Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo.
 - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo.
2.Phương pháp.
Thảo luận nhóm,diễn giảng,đàm thoại.
3. chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: SGK,SGV GDCD 7, Bài tập tình huống,Tục ngữ, ca dao, danh ngôn,, v ghi Truyện kể.
b, HS: SGK,vở ghi, Phiếu học tập. 
 4. tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người?Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con gnười?
 Đáp án: Mục b Nội dung bài học
2. Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 HĐ1:Giới thiệu bài
- Tôn sư trọng đạo là những hành vi, cử chỉ đẹp của người học sinh đối với thầy cô. Đối với mỗi người học sinh tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Giải thích từ Hán Việt: sư, đạo.
HĐ 2: Tìm hiểu truyện đọc (15’)
Cho HS đọc truyện trong SGK
Cho cả lớp thảo luận về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau:
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
GV nhận xét- Bổ sung và đưa ra kết luận 
Cho HS liên hệ
?Em đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã dạy dỗ em ở tiểu học?
Kết luận,chuyển ý.
HS đọc truyện trong SGK
Cả lớp thảo luận 
Đại diện lên bảng trình bày.
 Cả lớp góp ý kiến
Liên hệ bản thân
1. Truyện đọc.
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
* Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm. Tình cảm được thể hiện:
- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết.
- Tặng thầy những bó hoa tươi thắm
- Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động.
- Thầy trò tay bắt mặt mừng.
- Thầy trò lưu luyến mãi.
- Từng HS kể lại những kỉ niệm của mình với thầy => nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 15’)
Cho HS đọc bài.
? Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
? Em hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?
- Cho HS giải thích câu tục ngữ trong SGK:
Kết luận 
 HS đọc bài.
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời (nêu VD)
Tìm hiểu SGK và trả lời
Đọc và giải thích
2- Nội dung bài học
a. Tôn sư :là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
b. Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người.
c. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là:
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy, cô giáo.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.
d. ý nghĩa:
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy. 
HĐ4 : Làm bài tập (10)
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK theo nhóm nhỏ.
Đánh giá, kết luận.
Chia nhóm làm bài tập.
Trình bày và nhận xét.
3. Bài tập
* BT a, 
-Hành vi tôn sư trọng đạo:1,3.
- Hành vi cần phê phán:2,4
* BT b:
 Tục ngữ : “Không thầy đố mày làm nên” 
 Danh ngôn: “Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang.”
BT c: Câu 2, 4,5.
h
3, Củng cố- luyện tập.
 - GV hệ thống kiến thức cơ bản.
4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
 - Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng............
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng..............
Tiết 8 – Bài 7 
đoàn kết tương trợ 
*******************
1. mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là đoàn kết tương trợ?
- ý nghĩa của đoàn kết tương trợ quan hệ của người với người. 
b. Kĩ năng
 - Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người.
 - Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ 
 - Thân ái, tương trợ giũp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
c. Thái độ HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày.
2. chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: - Bài tập tình huống,tục ngữ, ca dao, danh ngôn,truyện kể.
b, HS: SGK,vở ghi.
 3. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1 (5đ) Em hãy nêu những hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? 
* Đáp án:
Câu 1:
- Chào hỏi khi gặp thầy cố giáo.
- Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
- Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp
*Đặt vấn đề vào bài mới
 GV: Cho HS giải thích câu ca dao
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
HS: Cả lớp tự do trình bày ý kiến.
GV: Chốt lại và chuyển ý vào bài
2. Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc (10’)
GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai.
- 1 HS đọc lời dẫn.
- 1 HS đọc lời thoại của lớp trưởng 7A 
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? 
?Lớp 7B đã làm gì đẻ giúp lớp 7A giải quyết khó khăn?
Chia nhóm thảo luận:
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp.
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
- GV kết luận. 
Cho HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ .
Đọc bài
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Nông dân đoàn kết, tương trợ chống hạn hán, lũ lụt.
-Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
- HS đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
1. Truyện đọc
* Khó khăn của lớp 7A
- Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ.
- Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7A
- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc, cả hai lớp người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi.
=> Tinh thần đoàn kết, tương trợ
HĐ2: Tìm hiểu ND bài học (10’)
? Đoàn kết, tương trợ là gì?
? ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?
Cho HS đọc câu ca dao, tục ngữ trong SGK và giải thích.
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Đọc câu ca dao và giải thích
2 . Nội dung bài học
a. Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
b. ý nghĩa:
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý.
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. 
-Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
HĐ3 : Làm bài tập (8’)
GV: Hướng dẫn HS giải bài tập Sách giáo khoa, trang 22
 Cả lớp cùng làm BT , trao đổi ý kiến
Trình bày bài tập.
Cả lớp nhận xét, đánh giá
3. Bài tập
a. ) Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn.
b) Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn.
c) Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài.
3, Củng cố- luyện tập.
Lưu ý HS cần nắm được :
 + Thế nào là đoàn kết ,tương trợ và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
 + Hiểu ý nghĩa của đoàn kết ,tương trợ trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người biết đoàn kết ,tương trợ . 
4, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
-Học bài cũ
- Bài tập còn lại
-Chuẩn bị bài. Ôn bài chuẩn bị nội dung KT 1 tiết.
Nhận xét
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng...........
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng...........
Tiết 9
Kiểm tra 1 tiết 
*******************
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS. Bổ sung kịp thời kiến thức còn thiếu.
b. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, trình bày.
c. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.
2. Chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: - Đề bài, đáp án
b, HS: Giấy, bút
 3. tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
b,Dạy nội dung bài mới : 
 Đề bài
 I- Trắc nghiệm: 2 điểm.
 Câu 1: (1 điểm): Em hãy nối các hành vi ở cột A cho phù hợp với nhiều biểu hiện phẩm chất ở cột B.
A
Nối
B
a. Không nói chuyện riêng trong lớp
a. với..
1. Đạo đức
b. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
b. với..
c. Không nói dối bố mẹ, thầy cô
c. với..
2. Kỷ luật
d. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
d. với..
 Câu 2: ( 1 điểm ): Điền các từ thích hợp trong ngoặc vào chỗ trống để tạo thành các câu có nghĩa ( Con người, yêu thương, giúp đỡ, truyền thống, khó khăn ).
 a. Yêu thương (1) .là quan tâm (2).. người khác, nhất là người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 b. (3) con người là (4)  quý báu của dân tộc.
II- Tự luận: ( 8 điểm );
	Câu 1: ( 2 điểm ): Tôn sư trọng đạo là gì? Nêu một số ví dụ cụ thể? .
 	Câu 2: ( 4 điểm ):Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn,Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp bố mẹ vào ngày chủ nhật,vì vậy thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn là học sinh thiếu ý thức kỷ luật.
Em có đồng ý với ý kiến trên không ?Vì sao?
Nếu em học cùng lớp với Tuấn,em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật?
	Câu 3: ( 2 điểm ): Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11,em dự định sẽ làm gì thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo đã và đang dạy dỗ mình?
Đáp án
I- Trắc nghiệm: 2 điểm.
Câu 1: (1 điểm): a,b với 1
 c,d với 2
Câu 2: ( 1 điểm ):
Con người.
Giúp đỡ .
Yêu thương.
Truyền thống.
II- Tự luận: ( 8 điểm );
Câu 1: ( 2 điểm ):
* Tôn sư trọng đạo: là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng những lời thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. (1đ)
 * VD(1đ) - Chào hỏi khi gặp thầy cố giáo.
 - Lễ phép với thầy cô giáo.
 - Thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
 - Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp
Câu 2: ( 4 điểm ):- Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn,Tuấn thường xuyên phải đi làm vào ngày chủ nhật,còn những ngày trong tuần Tuấn đảm bảo tốt.Như vậy Tuấn đã giải quyết tốt việc nhà và việc học
-Thỉnh thoảng có nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp được tổ chức vào chủ nhật Tuấn đều vắng mặt
- Báo cáo vắng mặt như vậy là có ý thức tôn trọng quy định,hoạt động cảu ttập thểVì vậy nhận định Tuấn là HS thiếu ý thức tổ chức kỷ luật là sai
- Giải pháp giúp đỡ Tuấn:
+Quyên góp giúp đỡ gia đình Tuấn
+Cùng làm giúp Tuấn nếu việc đó các bạn trong lớp có thể làm được...
Câu 3: ( 2 điểm ): HS tự liên hệ
c, Củng cố- luyện tập.
-GV đánh giá giờ làm bài
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
-Học bài, làm bài, chuẩn bị bài mới.:Khoan dung
Nhận xét
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạySĩ số ...vắng.............
Lớp 7B ... uốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất?
? Vì sao Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực địa phương?
? Vì sao UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước địa phương?
HS đọc bài
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Quan sát sơ đồ T56 và trả lời 
Quan sát sơ đồ T56 và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
Tìm hiểu SGK và trả lời
1. Thông tin, sự kiện:
* Nhà nước: 
- Nước Việt Nam Dân chủ Công hoà ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm Chủ tịch.
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là thành quả của cuộc đời cách mạng tháng 8 năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Vì: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước nước vào thời kì quá độ lên CNXH.
- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
* Phân cấp bộ máy Nhà nước.
- 4 cấp : cấp Trung ương, cấp tỉnh - thành phố, cấp Huyện (Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp xã (phường, thị trấn)
* Phân công bộ máy Nhà nước.
a. Phân công các cơ quan của Bộ máy Nhà nước.
- Quốc hội; HĐND các cấp
- Chính phủ; UBND các cấp 
- Toà án nhân dân tối cao.
- Toà án nhân dân tỉnh (thành phố)
- Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã).
- Các toà án quân sự
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố)
- Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã).
- Các viện kiểm sát quân sự.
b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước
- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
 - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực địa phương
- UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước địa phương
c, Củng cố
 GV hệ thống kiến thức cơ bản.
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
 Làm bài tập còn lại SGK, học bài cũ 
******************************
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Tiết 30 Bài 17 
nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp) 
 *************
1. mục tiêu bài học ( Chung cả bài)
2. chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (Các chương I, VI, VIII, IX, X).
 b, HS: - Phiếu học tập, SGK 
 3. tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : 
* Đặt vấn dề vào bài mới : 
 Để hiểu được vấn đề Nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam "
b,Dạy nội dung bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài học (25’)
? Bản chất của Nhà nước ta là gì ?
? Nhà nước ta do tổ chức nào lãnh đạo?
? Bộ máy Nhà nước bao gồm cơ quan nào?
Thảo luận nhóm :
? Em hãy kể tên các cơ quan nhà nước tại địa phương ?
? Quyền và nghĩa vụ công dân là gì?
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung
Tìm hiểu SGK và trả lời 
2. Nội dung bài học
a. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
b. Nhà nước ta do Đảng Cộng VN sản lãnh đạo.
c. Bộ máy Nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương với 4 loại cơ quan phan theo từng chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
- Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra là Quốc hội và HĐND các cấp.
- Cơ quan hành chính Nhà nước : Chính phủ, UBND các cấp.
- Cơ quan xét xử : Tóa án nhân dân tối cao, các tòa án tỉnh, thành phố, quận, huyện, thĩ xã và các tòa án quân sự.
- Cơ quan kiểm sát VKS nhân dân tối cao, các VKS tỉnh, thành phố, quận, huyện, thĩ xã và các VKS quân sự.
d. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
đ.Quyền và nghĩa vụ công dân
Quyền
Nghĩa vụ
- Làm chủ
- Giám sát
- Góp ý kiến
- Thự hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo vệ cơ quan Nhà nước.
- Giúp đỡ cán bộ Nhà nước thi hành công vụ.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài tập (15’)
Cho HS lên bảng làm bài tập.
Đánh giá, nhận xét.
HS lên bảng làm bài tập.
Nhận xét, bổ sung
3. Bài tập.
b. Cơ quan đại biểu, đại diện cho ND : Quốc hội và HĐND các cấp.
- Cơ quan quyền lực cao nhất : QH
c. Cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ và UBND các cấp.
- Cơ quan hành chính cao nhất : CP
c, Củng cố
GV hệ thống kiến thức cơ bản.
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Làm bài tập còn lại SGK, học bài cũ
******************************
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Tiết 31 Bài 18
bộ máy Nhà nước cấp cơ sở
(xã, phường, trị trấn)
*************
1. mục tiêu bài học
 a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
- Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó.
 b. Kĩ năng
- Xác định đúng cơ quan Nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trong ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương.
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
 c. Thái độ:
- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
- Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
2. chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: - SGK-SGV giáo dục công dân 7. Hiến pháp năm 1992 
 b, HS: - Phiếu học tập, SGK 
 3. tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : KT 15’
 Câu 1 ( 10đ) Em hãy vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước ?
đáp án
Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước cấp trung ương
Quốc hội
Chính phủ
Tòa án nhân dân 
tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ máy nhà nước cấp tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương)
HĐND tỉnh 
( thành phố)
UBND tỉnh 
( thành phố)
Tòa án ND tỉnh 
( thành phố) 
Viện kiểm sátND tỉnh ( thành phố) 
Bộ máy nhà nước cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
HĐND huyện 
( quận, thị xã) 
UBND huyện 
( quận, thị xã) 
Tòa án nhân 
dân huyện 
( quận, thị xã) 
Viện kiểm sát nhân dân huyện 
( quận, thị xã)
Bộ máy nhà nước cấp xã ( phường, thị trấn)
HĐND xã
( phường, thị trấn)
UBND xã
( phường, thị trấn)
* Đặt vấn dề vào bài mới : 
 Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay.
b,Dạy nội dung bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu phần hỏi đáp pháp luật (10’)
? Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) có những cơ quan nào?
? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin gấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
Thảo luận nhóm:
? Khi xin cấp lại giấy khai sinh cần có những giấy tờ gì?
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung
1. Tình huống, thông tin
- Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (phường, thị xã) gồm:
+ HĐND (xã, phường, thị trấn)
+ UBND (xã, phường, thị trấn)
- Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng kí hộ tịch thực hiện.
- Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm:
+ Đơn xin cấp lại Giấy khai sinh.
+ Sổ hộ khẩu.
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật.
HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND (15’)
? HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
? HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gì?. UBND xã (phường thị trấn) do ai bầu ra?
? UBND có nhiệm vụ quyền hạn nhiệm vụ gì?
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
* Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (phường, thị trấn_)
- HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương 
 + Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn) 
* Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường, thị trấn).
- UBND xã (phường, thị trấn) do HĐND xã (phường, thị trấn) bầu ra.
 - Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Quản lý Nhà nước ở địa phương các lĩnh vực. 
+ Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
+ Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
+ Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản.
+ Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.
c, Củng cố
GV hệ thống kiến thức cơ bản.
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Làm bài tập còn lại SGK, học bài cũ
******************************
Lớp 7A; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Lớp 7B; Tiết (tkb) Ngày dạy.Sĩ số ...vắng
Tiết 31 Bài 18
bộ máy Nhà nước cấp cơ sở
(xã, phường, trị trấn) tiếp
*************
1. mục tiêu bài học ( Chung cả bài)
2. chuẩn bị của gv và hs
 a, GV: - SGK-SGV giáo dục công dân 7. Hiến pháp năm 1992 
 b, HS: - Phiếu học tập, SGK 
 3. tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : 
* Đặt vấn dề vào bài mới : 
b,Dạy nội dung bài mới :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu nội dung bài học (25’)
? HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
? HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
? UBND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? 
Thảo luận nhóm :
? Em hãy nêu những hành góp phần xây dựng nơi em ở ?
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Tìm hiểu SGK và trả lời 
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
Nhận xét, bổ sung
2. Nội dung bài học
a. ĐND và UBDN xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở.
b. HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về.
- ổn định kinh tế.
- Nâng cao đời sống.
- Củng cố quốc phòng an nình.
c. UBND và HĐND bầu ra có nhiệm vụ:
+ Chấp hành nghị quyết củaHĐND.
+ Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. 
d. HĐND và UBND là cơ quan Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta cần:
+ Tôn trọng và bảo vệ.
+ Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
+Quy định của chính quyền địa phươn
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài tập (15’)
Cho HS lên bảng làm bài tập.
Đánh giá, nhận xét.
HS lên bảng làm bài tập.
Nhận xét, bổ sung
3. Bài tập.
Đáp án:
+A1, A4, A5, A6, A9-B2
+A2, A3 -B1
+ A8-B3.
+A7-B4 
c, Củng cố
GV hệ thống kiến thức cơ bản.
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Làm bài tập còn lại SGK, học bài cũ
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doccd7 ca nam 3 cotchuan ktkn.doc