Tuần 1.Tiết 1 Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kĩ năng:
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3. Thái độ:
Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phân tích, diễn giải, đàm thoại, thảo luận, liên hệ thực tế.
Tuần 1.Tiết 1 Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là sống giản dị. - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị. - Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả. - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. 3. Thái độ: Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức. II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, diễn giải, đàm thoại, thảo luận, liên hệ thực tế. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh: Bác hồ với nhân dân VN, HCT với thiếu nhi. - Tục ngữ, ca dao nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại chương trình GDCD 6 và giới thiệu khái quát chương trình GDCD 7. 3. Bài mới: Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà là sự kết hợp hài hòa với vẻ đẹp bẹn trong. Vậy để biết vẻ đẹp ấy được biểu hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Gọi HS đọc truyện: “ BH trong ngày Tuỵên ngôn độc lập”. GV: Chia 3 nhóm thảo luận 4 phút. ? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác? HS: thảo luận ? Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác trong truyện trên? HS: Thảo luận. ? Qua câu chuyện trên em có nhận xét gì về sự giản dị của Bác? HS: Thảo luận. ? Qua câu chuyện trên, em hiểu thế nào là sống giản dị? HS: Sgk. ? Theo em, vì sao chúng ta cần phải sống giản dị? HS: giản dị là cái đẹp chân thật, gần gũi và hòa hợp với mọi người xung quanh. Sống giản dị được mọi người yêu mến, tin cậy giúp chúng ta tránh được lối sống phù phiếm, xa hoa, tránh bị lôi cuốn bởi sự giả tạo, màu mè khiến người ta sa ngã. ? Có ý kiến cho rằng vì nghèo nên người ta sống giản dị, khi cuộc sống đã đầy đủ, không cần sống giản dị, theo em đúng hay sai? Vì sao? HS: Sai. Vì trong mọi hoàn cảnh giàu hay nghèo cũng điều phải sống giản dị. ? Em hãy liên hệ thực tế tím tấm gương sống giản dị mà em biết? Bản thân em đã sống giản dị chưa? HS: Tự nêu. ? Hãy nêu những biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? HS: - Không xa hoa lãng phí, phô trương. - Không cầu kì kiểu cách, Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. - Thẳng thắn, chân thật, chan hòa, vui vẻ, gần gũi, hòa hợp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. ?Những biểu hiện như thế nào là trái với giản dị? HS: - Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình thức, đua đòi ăn diện. - Trong sinh hoạt giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo. ? Ăn mặc luộm thuộm, nếp sống tùy tiện cẩu thả, đại khái có phải là người sống giản dị không? Tại sao? HS: Giản dị không có nghĩa là qua loa. Đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Bởi đó là biểu hiện của một con người thiếu văn hóa. ? Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? HS: Sgk. ? Theo em, là HS sự giản dị đượv biểu hiện như thế nào? HS: - khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. - Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè. - Không đua đòi chưnh diện, ăn tiêu hoang phí. - Tiết kiệm thời gian học tập. ? Hãy nêu 1 số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sống giản dị? HS: Sgk. Danh ngôn: “ Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những ví dụ đơn giản, thiết thực dễ hiểu, khi viết khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được” HCM. I. Tìm hiểu truyện: -Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su. - Bác cười đôn hậu vẫy chào đồng bào. - Thái độ thân mật như người cha hiền đối với con. - Câu hỏi đơn giản: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không” ? - Bác ăn mặc không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. - Thái độ chân tình, cởi mở của Bác đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa BH – Chủ tịch với nhân dân. - Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người BH sống thật giản dị, sự giản dị của Bác biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn, tiếng nói, tác phong, cử chỉ.. Giản dị là một trong những nét đẹp của đạo đức HCM, mà mỗi chúng ta cần học tập và noi theo. II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 2. Biểu hiện: Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. 3. Ý nghĩa. Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi người. người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. 4. Củng cố: - Làm bài tập a, b SGK. - Tình huống: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưnh Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, dày dép, thậm chí cả đồ mĩ phẩm, trang điểm. ? Em hãy nhận xét hành vi và việc làm của Lan? 5. Dặn dò: - Học bài và làm BT c. đ, d, e SGK. -Chuẩn bị bài 2: Trung thực. + Đọc truyện : “ Sự công minh, chính trực của một nhân tài” + Trả lời 3 câu hỏi gợi ý SGK. + Tìm hiểu nội dung bài: . Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa. . Vì sao cần phải trung thực? ***************************** Tuần 2.Tiết 2 Bài 2: TRUNG THỰC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là trung thực. - Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực. - Nêu được ý nghĩa của sống trung thực. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. - Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày. 3. Thái độ: Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, diễn giải, đàm thoại, thảo luận, liên hệ thực tế. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tranh ảnh thể hiện tính trung thực. - Tục ngữ, ca dao nói về trung thực. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là sống giản dị? Nêu biểu hiện của sống giản dị và chưa giản dị. - Nêu một số câu tục ngữ, ca dao nói về tính giản dị? - Theo em, là HS sự giản dị đượv biểu hiện như thế nào? 3. Bài mới:GV: Nêu các lí do sau: - Đi học trễ diện lí do ngủ trễ. - Xin tiền đóng học phí để chơi điện tử. - Nhờ bạn chép bài hộ. ? Những hành vi trên nói đến đức tính gì? Vậy để biết được sống trung thực là sống như thế nào và biểu hiện của nó ra sao? Trung thực sẽ đem lại ý nghĩa gì trong cuộc sống. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Gọi HS đọc truyện: “ Sự công minh, chính trực của một nhân tài” GV: Chia 3 nhóm thảo luận 4 phút. ? Bra- man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ ntn? Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy? HS: Thảo luận. ? Trước những việc làm của Bra-man-tơ, Mi-ken lăng-giơ có thái độ ntn? HS: Thảo luận. ? Vì sao Mi-ken- lăng-giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người ntn? HS: Thảo luận. ? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là trung thực? HS: Sgk. Trung thực là ngay thẳng, đánh giá đúng người khác. Song, trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu. ? Hãy tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong hành động. HS: - Trong học tập: ngay thẳng, không dối trá với thầy cô, bạn bè, không quay cóp sử dụng tài liệu khi làm bài. - Trong quan hệ với mọi người:Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi. - Trong hành động: Biết bảo vệ lẽ phải, chân lí và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái. Trung thực được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, hành động, lới nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình. ? Vậy, trung thực được biểu hiện ntn? HS: Sgk. ? Những biểu hiện nào là hành vi trái với trung thực: HS: hành vi trái với trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội. VD: tham ô, tham nhũng, lừa đảo ? Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo ntn? HS: Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt. GV: Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực. VD: - Đối với kẻ gian, kẻ địch ta không nói đúng sự thật là biểu hiện của tinh thần cảnh giác cao. - Đối với bệnh nhân, thầy thuốc không thể nói bệnh tật cho họ lòng nhân đạo, trính nhân ái giữa người với nhau. - Đối với người vợ đau yếu, người vợ sợ chồng con lo lắng nên bảo mình khỏe sự chịu đựng hi sinh, tình thương yêu của người vợ đối với chồng con. ? Vì sao cần phải sống trung thực? HS: Sgk. Kẻ dối trá bị mọi người khinh ghét, xa lánh, sống lén lút và luôn bị day dứt vì những hành vi gian dối của mình. ? Hãy nêu một số câu tục ngữ, danh ngôn nói về trung thực? HS: - Tục ngữ: “ Ăn ngay, nói thẳng” “ Cái kim trong bọc có ngày lồi ra” - Danh ngôn: “ Nói dối chẳng khác nào như đi lạc vào rừng, càng đi sâu càng khó tìm lối ra.” I. Tìm hiểu truyện: - Không ưa thích, kình địch, chơi xấulàm hại đến sự nghiệp của Mi-ken- lăng-giơ. - Bra-man-tơ vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng –giơ lẫy lừng, lấn át mình. - Mi-ken- lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. - Nhưng Mi-ken- lăng-giơ vẫn công khai đánh giá rất cao Bra- man-tơ và khăng định: “ Với tư cách là một nhà kiến trúc, Bra-man-tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”. - Vì ông là người sống thẳng thắng, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất đi tíng khách quan khi đánh giá sự việc. - Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người có tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm. Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chan lí. 2. Biểu hiện. Sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 3. Ý nghĩa. - Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. 4. Củng cố: - Làm BT a, b SGK. ( BT b : Việc làm của bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệng nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật). - Hướng dẫn HS làm BT d Sgk. 5. Dặn dò: - Học bài và làm BT c, d, đ SGK. - Chuẩn bị bài 3: TỰ TRỌN ... 1, 3, 4, 5, 6,8. 5. Dặn dò: - Học bài và làm BT a, d sgk. - Chuẩn bị tiết thực hành, ngoại khóa. + Chủ đề: Văn hóa ứng xử trong trường học. + Tìm hiểu các tình huống liên quan đến chủ đề. + Tìm hiểu cách ứng xử có văn hóa của Hs ntn trong trường học. + Người cư xử có văn hóa sẽ đem lại lợi ích gì? ****************************************** Tuần 15. Tiết 15. NGOẠI KHOÁ CHỦ ĐỀ: VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC. *-----* I. MỤC TIÊU: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn hoá ứng xử trong trường học. - Biết ứng xử có văn hoá với thầy, với bạn, với các cán bộ nhân viên nhà trường, với khách đến thăm trường. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi ứng xử có văn hoá ở trường. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - Một số tình huống thảo luận và đóng vai. - Giấy, bút ghi thảo luận. - Giấy A4 Để chơi trò chơi” Tìm bạn”. - Bài thơ, bài hát về công ơn thầy cô giáo và về tình bạn. - Học sinh chuẩn bị một phong bì có đề rõ tên mình ở mặt đằng sau để chơi trò chơi “ Tặng lời khen cho bạn”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hiểu thế nào là tự tin? Cho ví dụ? - Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? - Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai.Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. 3. Bài mới. Trò chơi “ Tìm bạn” Cách chơi: Mỗi học sinh có 1 tờ A4, trên đó có chia thành 7 ô, theo quy ước: Ô thứ nhất: bạn có cùng họ với mình. Ô thứ hai: bạn có cùng tháng sinh với mình. Ô thứ ba: bạn có cùng chiều cao với mình. Ô thứ tư: bạn có cùng chiều dài cánh tay với mình. Ô thứ 5: bạn cùng thích một món ăn giống mình. Ô thứ 6: bạn cùng thích một môn thể thao hoặc nghệ thuật giống mình. Ô thứ 7: bạn có nụ cười đáng yêu. Trong khoảng thời gian 15- 20 phút, học sing phải đi quanh lớp và tim các bạn có những điểm chung giống mình và đề nghị bạn kí tên vào từng ô. Sau đó giáo viên sẽ yêu cầu một vài bạn hôc sinh đếm và thông báo số chữ kí của mình đã xin được. ? Em nghĩ gì về trò chơi vừa rồi? GV: Xung quanh chúng ta đều là bạn bè. Có bạn giống ta ở điểm này, có bạn giống ta ở điểm khác. Vậy, chúng ta cần phải cư xử như thế nào đối với bạn bè và các thầy cô giáo ở trường? Hoạt động của thầy và trò. Nội dung ghi bảng. GV: Nêu các tình huống sau: TÌNH HUỐNG 1: Học kỳ II năm nay, lớp 7G có thêm một bạn học sinh mới chuyển từ địa phương khác về. Bạn học sinh mới có tên là Mơ, vóc người nhỏ bé, dáng đi hơi gù và có giọng địa phương rất nặng. thấy vậy, 1 số bạn trong lớp thường trêu chọc, bắt chước dáng đi, giọng nói của Mơ, làm cho em rất ngại phát biểu trong giờ học cũng như đi lại, trò chuyện với các học sinh khác trong lớp. ? Theo em, việc làm của các bạn trong tình huống trên đã ảnh hưởng đến Mơ như thế nào? ? Nếu em là một thành viên của lớp, em có thể làm GV: Giải thích và kết luận. TÌNH HUỐNG 2: Nhân dịp giáng sinh, lớp 7B tổ chức Lễ hội hoá trang. Do khéo tay nên Cương được phân công đến sớm trang trí hội trường. Nhưng sắp đến giờ khai mạc Cương mới đến. Khi các bạn hỏi lí do, Cương chỉ đáp gọn lỏn: Tớ mệt! ? Em có nhận xét gì vè thái độ và việc làm của Cương? Thái độ và việc làm đó thể hiện điều gì? ? Nếu em là bạn của Cương, em có thể khuyên bạn như thế nào? GV: Nhận xét và kết luận. TÌNH HUỐNG 3: Hôm nay, trường THCS Hồng Quang có một đoàn khách quốc tế đến thăm. Giờ ra chơi, một số bạn học sinh tò mò đứng xúm quanh các vị khách, nhưng khi họ hỏi chuyện và mời đứng vào chụp ảnh chung thì cười xấu hổ, nấp sau lưng bạn khác. ? Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn HS đó? ? Theo em, các bạn nên ứng xử như thế nào với khách đến thăm trường? GV: Nhận xét và kết luận chung. ? Là học sinh, chúng ta cần cư xử như thế nào để thể hiện là người có văn hoá? HS: Tự nêu. GV: phân tích thêm. GV: Chia 3 nhóm thảo luận 3 phút. TÌNH HUỐNG 1: Nam đã hứa với Tân- bạn học cùng lớp hôm nay mang sách cho bạn mượn. Nhưng sáng nay vội đi học, Nam quên mất lời hứa với bạn. Khi Tân hỏi, Nam mới nhớ raNam cần ứng xử thế nào? HS: Nam nên xin lỗi bạn và giải thích vì sao quên, sau đó nên đem đến cho bạn mượn liền để thể hiện tình bạn ngày càng gắn bó, bền vững. TÌNH HUỐNG 2: Gìơ ra chơi, Thanh và mấy bạn chơi đuổi nhau ở sân trường, chẳng may va phải một bạn gái, làm chiếc hộp bút bạn đang cầm văng xuống đất. Thanh và các bạn nên làm gì? Vì sao? HS: Xin lỗi bạn và lượm lại cho bạn. Vì tại mình giỡn làm trúng bạn. TÌNH HUỐNG 3: Sắp đến 20 tháng 11, các bạn lớp 7H muốn tổ chức chúc mừng các thầy cô giáo mà chưa biết nên tổ chức như thế nào để thể hiện được tình cảm kính trọng, yêu mến và biết ơn của các bạn đối với các thầy cô ? Theo em, các bạn lớp 7H nên tổ chức như thế nào? HS: Lớp 7H nên thăm hỏi thầy cô về sức khoẻ Và chúc mừng cô nhân dịp 20 – 11. ? Để cư xử có văn hoá, là học sinh chúng ta sẽ rèn luyện như thế nào? HS:Tự nêu. GV: Kết luận. I. TÌNH HUỐNG. - Sự mặc cảm, tự ti của bản thân, làm bạn ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, làm bạn mất tự nhiên và sự tự tin của bản thân. - Gọi 1 số bạn trong lớp lại và giải thích cho bạn hiểu, tránh sự trêu chọc và thiếu tôn trọng đối với bạn. Nên đoàn kết thân ái và biết giúp đỡ bạn bè. - Bạn Cương làm như vậy là sai, vì các bạn đã tin tưởng Cương nên mới giao cho Cương làm. Bạn là người thiếu trách nhiệm đối với công việc của lớp. - Khuyên và giải thích cho bạn hiểu rõ về lời hứa của mình, để tránh ảnh công việc chung của lớp. - Các bạn thiếu lịch sự, lễ phép và thiếu sự tôn trọng khi khách đến thăm trường. - Phải biết chào hỏi, lễ phép và vui vẻ, cởi mở với khách đến thăm trường. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Cách ứng xử có văn hoá của học sinh. Là học sinh, chúng ta cần phải: - Kính trọng, biết ơn, quan tâm và cư xử lễ phép với các thầy cô giáo cũng như với các cán bộ, nhân viên của trường. - Đoàn kết, tôn trọng,thân ái, hợp tác, giúp đỡ bạn bè. - Kính trọng, lễ phép và vui vẻ, cởi mở khi khách đến thăm trường. - Có trách nhiệm với công việc của lớp, của trường. - Thực hiện tốt nội quy của trường,lớp, đúng giờ trong các sinh hoạt chung. 2. Cách rèn luyện. - Biết học hỏi cách ứng xử có văn hoá qua thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. - Biết đồng tình và ủng hộ hành vi ứng xử có văn hoá. - Phê phán cách ứng xử thiếu văn hoá của học sinh. 4. Củng cố: - Mỗi HS làm hộp thư cho mình bằng một chiếc phong bì trên có ghi tên mình và dán lên bảng lớp học. - Sau đó cả lớp quan sát, suy nghĩ, tìm ra những điểm hay, điểm tốt của các bạn trong lớp, viết lời khen đối với mỗi bạn vào 1 mảnh giấy nhỏ và đem bỏ vào “hộp thư” của bạn. - Hết buổi học, các HS mới được lấy ra xem. GV: cho cả lớp hát tập thể với chủ đề: về tình bạn và tình thầy trò. 5. Dặn dò: - Xem lại bài và ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. - Chuẩn bị: Tiết 16. Chủ đề: TÌM HIỂU VỀ HIV/ AIDS. + Sưu tầm tranh. + Tìm hiểu HIV, AIDS là gì? + Con đường lây truyền và cách phòng tránh. ************************************** Tuần 16. Tiết 16. NGOẠI KHOÁ CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ HIV/ AIDS. I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được HIV là gì, AIDS là gì. - Học sinh biết được các giai đoạn của HIV/ AIDS. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. Bộ sơ đồ hoàn chỉnh các giai đoạn của HIV/ AIDS. Bộ sơ đồ ( cắt rời) các giai đoạn của HIV/ AIDS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. GV: Nhắc lại nội dung bài học ở tiết học trước. 3. Bài mới: - Chúng ta đã nghe nói nhiều về HIV/ AIDS. Vậy mỗi người sẽ hỏi hoặc nói một điều bất kỳ có liên quan đến HIV/ AIDS mà các em muốn biết hoặc đã biết. - GV: Ghi ý kiến HS lên bảng sau đó phân loại ý kiến và vào nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG GV: HIV/AIDS là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV chính là một loại vi rút. ? Em hiểu thế nào là HIV. HS tự nêu. GV nhận xét và kết luận - HIV là loại vi rút gây ra bệnh AIDS. - Khi vi rút này xâm nhập cơ thể, nó sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm các bệnh. Sau một thời gian nhiễm HIV, cơ thể người ta không thể chiến thắng các loại bệnh nhiễm trùng và các bệnh thông thường khác. - Khi cơ thể không còn khả năng chiến thắng các bệnh này thì người đó chuyển sang giai đoạn AIDS. ? Em hiểu thế nào là AIDS ? HS tự nêu. GV nhận xét và kết luận. GV: Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc ho lao, viêm phổi, ỉa chảy và các truyền nhiễm mãn tính, thường được gọi là các nhiễm trùng cơ hội. Người nhiễm thường chết vì các bệnh này. GV: Gắn sơ đồ các giai đoạn của HIV/AIDS và giảng cho hs từng thời kì từ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS. Và nhấn mạnh thời kì “Cửa sổ”, xét nghiệm sẽ cho kết quả HIV và cũng có thể lây truyền HIV cho nghười khác. ? Người nhiễm HIV sẽ trải qua những giai đoạn nào ? Nêu đặc điển của từng giai đoạn. HS: Hai giai đoạn: Ủ bệnh, Aids GV nhận xét và kết luận. ? Nhìn bằng mắt thường chúng ta có biết ai bị nhiễm HIV không. Tại sao ? HS: Không. Vì họ vẫn khoẻ mạnh và sinh hoạt bình thường. Chỉ có xét nghiệm máu mới nhận biết được bệnh. GV kết luận toàn bài. 1.HIV/ AIDS là gì? - HIV là tên của một loại virút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. - AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người. 2.Các giai đoạn của HIV/ AIDS: a/ Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm HIV có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là khoảng từ ½ năm đến 10 năm cũng có khi lâu hơn. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh. Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh bình thường, nếu không xét nghiệm thì cũng không biết mình có mang mần bệnh. Nhưng trong giai đoạn này người mang vi rút HIV luôn có khả năng truyền vi rút HIV cho người khác mà không ai hay biết. b/ Giai đoạn AIDS: Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội như ỉa chảy kéo dài, lao và ung thư, mà kết cục là dẫn đến tử vong. Giai đoạn này cũng như giai đoạn trên đều có khả năng truyền vi rút cho người khác. 4.Củng cố: GV phát cho mỗi nhóm một bộ hình vẽ rời các giai đoạn của HIV/AIDS, yêu cầu các nhóm ghép thành sơ đồ hoàn chỉnh và lần lượt từng thành viên chỉ vào sơ đồ và nói về các giai đoạn từ khi nhiễm HIV đến AIDS. 5. Dặn dò: - Xem lại nội dung bài đã học và tìm hiểu thêm những thông tin về HIV/AIDS. - Chuẩn bị tiết ôn tập: + Học từ bài 1 – 11. + Xem và làm các bài tập SGK. **************************************************
Tài liệu đính kèm: