Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tiết 22

Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 2/ 2011
Ngày giảng:
7A:.
7B:. Tiết 22
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cáo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ.
- Có ý thức bảo vệ môi trường	 và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu pháp luật về bảo vệ rừng.
Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
 Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ và phá hoại môi trường 
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Nêu các quyền của trẻ em theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?
 Nêu bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền của mình?.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Gọi HS đọc phần thông tin sự kiện sgk
HS: Đọc.
GV: Cho HS quan sát tranh rừng bị tàn phá .
H: Em có nhận xét gì về nội dung thông tin và ảnh trên ?
HS : Nhận xét.
GV : Rừng ngày càng bị thu hẹp, tỉ lệ phần trăm độ che phủ rừng rất thấp.
H : Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại ?
HS : Do chiến tranh tàn phá, do khai phá đất canh tác, do ý thức của người dân ( phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy)
H : Theo em nếu khu rừng nào cũng bị tàn phá nặng nề như bức tranh trên thì tương lai sẽ có thảm họa gì xảy ra?
HS : Thiên tai,bão lũ sẽ xảy ra,làm thay đổi khí hậu toàn cầu..
GV: Yêu cầu HS thống kê thiệt hại do lũ gây ra ở 2 khu vực là tỉnh Lai Châu và Đắk Lắk
HS: Kể.
H. Em hãy nêu các nguyên nhân do con người gây ra dẫn đến hiện tượng lũ lụt?
- Đốt phá rừng làm nương rẫy, chặt cây to trong rừng làm mất độ che phủ của đất..
H : Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
HS : Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế giới con người.
Rừng xanh, thực vật phong phú tạo điều kiện cho động vật phát triển, giữ cân bằng hệ sinh thái,cung cấp ôxi cho con người, không khí trong lành mát mẻ..làm nơi du lịch, nghỉ dưỡng
H. Hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể trên?
HS : Rừng bị tàn phá, diện tích rừng bị thu hẹp, gây lũ lụt nghiêm trọng..
GV : Rừng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài học.
H: Thế nào là môi trường?
HS: Trả lời.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tài nguyên thiên nhiên.
GV: Hãy kể một số yếu tố tạo nên môi trường?
( + Có sẵn: cây cối, đồi núi, sông hồ...
 + Do con người tạo ra: Nhà máy, đường sá, khói bụi, rác thải...)
H: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
H: Nêu các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên ?
HS: Nêu.
H: Ở địa phương em có những loại tài nguyên thiên nhiên nào?
HS: Trả lời
H: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có quan hệ với nhau như thế nào?
GV: Hiện nay môi trường và TNTN đang bị ô nhiễ và khai thác nghiêm trọng.
H: Em hãy nêu thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em?
HS: Tự liên hệ.
Hoạt động 3. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập d trong SGK.
HS: Làm bài tập.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
I. Thông tin, sự kiện.
a. Thông tin.
- Rừng ngày càng bị thu hẹp, tỉ lệ phần trăm độ che phủ rừng rất thấp.
Nguyên nhân: 
- Do chiến tranh tàn phá.
- Do khai phá đất canh tác
- do ý thức của người dân 
b. sự kiện.
Diện tích rừng bị thu hẹp đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây thiệt hại cả người và của..
II. Nội dung bài học.
1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
a. Môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tài nguyên thiên nhiên.
b. Tài nguyên thiên nhiên.
TNTN là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người.
* TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường; Các hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường.
III. Bài tập.
Bài tập d. 
(Học sinh tự hoàn thành vào vở theo cảm xúc của mình.)
Củng cố.
H: Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc