Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Đoàn Thượng

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Đoàn Thượng

Tiết 1

 SỐNG GIẢN DỊ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- HS hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao lhải sống giản dị và biện pháp rèn luyện để trở thành người có lối sống giản dị

- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống hình thức.

- Rèn kĩ năng đánh giá hành vi của bản thân, của người khác, qua đó tự xây dựng kế hoạch rèn luyện, hoạc tập tấm gương sống giản dị.

B. CHUẨN BỊ

+ GV: Tranh GDCD 7 bài 1, BTTH, Truyện đọc GDCD 7, sách Tục ngữ, ca dao Việt Nam về giáo dục đạo đức; máy chiếu đa năng; bảng phụ.

 + HS: Xem trước bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện có chủ đề Sống giản dị.

 

doc 95 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1242Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Đoàn Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1	 
S:2-9-2009 Bài 1 
D:8-9-2010 sống giản dị 
A. Mục tiêu cần đạt
- HS hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao lhải sống giản dị và biện pháp rèn luyện để trở thành người có lối sống giản dị
- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống hình thức.
- Rèn kĩ năng đánh giá hành vi của bản thân, của người khác, qua đó tự xây dựng kế hoạch rèn luyện, hoạc tập tấm gương sống giản dị.
B. Chuẩn bị
+ GV: Tranh GDCD 7 bài 1, BTTH, Truyện đọc GDCD 7, sách Tục ngữ, ca dao Việt Nam về giáo dục đạo đức; máy chiếu đa năng; bảng phụ.
 + HS: Xem trước bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện có chủ đề Sống giản dị.
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	? Môn GDCD lớp 6 đã giúp em học được những gì?
( Học được các phẩm chất đạo đức như đức tính siêng năng, kiên trì, tiết kiệm, lòng biết ơn, ... và ý thức chấp hành pháp luật, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, đó là: Thực hiện trật tự an toàn giao thông, Công ước LHQ về quyền trẻ em, ... 
	- GV: Chương trình GDCD từ lớp 6 đến lớp 8 được chia làm 2 phần: HK I các em học về các chủ đề đạo đức, HK II các em được học về nội dung của pháp luật. Chương trình GDCD lớp 7 năm nay các em được học là sự nối tiếp của các chủ đề đạo đức và nội dung pháp luật. Các em mở phần mục lục SGK sẽ nắm được những nội dung chúng ta phải học trong năm học này. Bài đàu tiên các em học là bài: Sống giản dị
	*Giới thiệu bài
	- GV chiếu 2 bức ảnh lên màn hình:
	+ 1 bức tranh HS mặc đồng phục học sinh 
	+1 bức tranh học sinh ăn mặc mốt, kiểu dáng, không phù hợp.
	- GV hướng dẫn HS quan sát 2 bức ảnh.
	? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong bức ảnh trên? Là HS, em chọn cách ăn mặc nào? Vì sao?
	- GV kết luận: Là HS chúng ta phải ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, gọn gàng, sạch sẽ, ... Ăn mặc như vậy gọi là ăn mặc giản dị. Ăn mặc giản dị thể hiện 1 phần của lối sống giản dị. Vậy thế nào là sống giản dị? Trái với sống giản dị là gì? Vì sao phải sống giản dị? Muốn có lối sống giản dị, mỗi người cần phải rèn luyện như thế nào? Cô và các em sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
3. Bài mới (36’)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc.
- HS đọc truyện.
- GV giới thiệu hình ảnh Bác trong ngày Tuyên ngôn độc lập. 
- HS quan sát ảnh
- GV giới thiệu đoạn trích giọng nói của Bác khi đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Thảo luận nhóm (5 phút) : ( GV hướng dẫn, nêu rõ nội dung và cách làm).
Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện trang phục của Bác? Em có nhận xét gì về trang phục của Người?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết thể hiện tác phong của Bác? Nêu nhận xét của em về tác phong của Người?
Nhóm 3: Tìm những chi tiết thể hiện lời nói của Bác? Qua đó hãy nêu nhận xét của em?
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV sử dụng máy chiếu hắt, chiếu kết quả thảo luận của các nhóm lên màn hình.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau.
- GV chữa bài, nhận xét, rút kinh nghiệm, đưa nội dung câu trả lời hoàn thiện của GV lên máy chiếu để HS so sánh với bài làm của mình. 
? Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta?
? Ngoài biểu hiện về lối sống giản dị của Bác qua câu chuyện trên, em hãy tìm một số biểu hiện khác thể hiện lối sống giản dị của Bác mà em biết?
- GV gợi ý: Biểu hiện trong ăn, ở, làm việc.
- HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận: Đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực hoà vào cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh như ánh sáng mặt trời hoà vào tự nhiên. Nó trở thành hình mẫu chân lí, là bản thân cuộc sống của Người. Đức tính cao quý đó của Người nhất quán từ tâm hồn, tư tưởng đến phong cách, ngôn ngữ... Người là danh nhân văn hoá thế giới, là vị cha già của dân tộc song trên ngực Người không có lấy một tấm huân chương, những ngôi sao của các bậc đại tướng ,những bộ quần áo dát vàng, dát ngọc hay ngôi nhà biệt thự, toà lâu đài nguy nga, lộng lẫy... Người khiêm tốn, sống giản dị như bao người dân Việt Nam bình thường khác. Cả thế giới, cả dân tộc Việt Nam, ai cũng quen với hình ảnh một cụ già giản dị với bộ quần áo kaki, đôi dép cao su. Người giản dị trong cách ăn, mặc, ở và lời nói. Nhưng đằng sau của sự giản dị ấy là một trái tim lớn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân sâu sắc.
- GV giới thiệu tranh GDCD Bài 1 
(Tranh của Bộ GD&ĐT) và một số kỉ vật khác của Người. 
? Em có suy nghĩ gì khi quan sát các bức tranh trên?
? Qua phần tìm hiểu truyện đọc, chúng ta học tập ở Người đức tính gì? (Sống giản dị)
? Thế nào là sống giản dị? Cho ví dụ?
? Trái với giản dị là gì? ( xa hoa, lãng phí,....) Lấy ví dụ?
? Nêu biểu hiện của lối sống giản dị và trái với lối sống giản dị theo bảng sau:
Sống giản dị
Trái với sống giản dị
- GV hướng dẫn HS nêu biểu hiện thông qua trò chơi tiếp sức (3 phút). 
- GV treo bảng phụ, HS điền kết quả vào ô trống. 
- Hết giờ, GV cho 2 đội nhận xét chéo. GV chữa bài và công bố kết quả. 
- GV động viên đội thua và tuyên dương đội giành chiến thắng.
? Kể những tấm gương có lối sống giản dị và những người không có lối sống giản dị ở trong lớp, trường và địa phương em?
? Em có nhận xét gì về những người không có lối sống giản dị?
? Lối sống giản dị được biểu hiện trên những lĩnh vực nào?
( Cử chỉ, lời nói, tác phong, hành động, ánh mắt, ăn, măc, ở)
- GV lấy một số ví dụ minh hoạ.
? Có người cho rằng: Quao loa, đại khái cũng có nghĩa là giản dị.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
( HS trao đổi)
- GV kết luận: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị là lối sống phù hợp với lhoàn cẩnh, điều kiện của gia đình, bản thân, xã hội. 
? Tại sao phải sống giản dị?
? Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?
(Có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Sống giản dị tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện, đoàn kết, yêu thương, ... giữa con người với con người. Trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, nếu mọi người không có
 lối sống giản dị sẽ xảy ra xung đột, sự bất bình đẳng, ... Ví dụ: Một bạn HS nói năng mất lịch sự hay có cử chỉ, hành động khiếm nhã lập tức xung đột sẽ xảy ra, .... Nếu tất cả mọi người đều có lối sống giản dị, cư xử đàng hoàng, đúng mực, nhã nhặn, ... sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh, trường học thân thiện.
? Để có lối sống giản dị, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
( Trao đổi - Đàm thoại)
- GV ghi nhanh ý kiến phát biểu của HS và chốt lại vấn đề. Đưa biện pháp rèn luyện lên máy chiếu.
? Bản thân em đã là người có lối sống giản dị chưa? 
+ Nếu chưa, em hãy nêu biện pháp khắc phục nhược điểm? 
+ Nếu có, vậy em đã rèn luyện lối sống giản dị như thế nào?
? Nếu bạn, người thân của em chưa có lối sống giản dị, em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS đọc câu tục ngữ, danh ngôn trong SGK.
? Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn, tục ngữ trên?
? Tìm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn có chủ đề sống giản dị?
- GV đưa nội dung bài tập a SGK lên máy chiếu.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài tập
- HS làm bài b SGK.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập còn lại
I. Tìm hiểu truyện đọc:
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập
Trang phục
Tác phong
Lời nói
Chi tiết thể hiện
- Quần áo ka - ki.
- Mũ vải bạc màu.
- Dép cao su.
- Cười đôn hậu.
- Vẫy tay chào mọi người.
- Gần gũi, ấm áp: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
Nhận xét
Mặc bình dị, không cầu kì.
Chân tình, cởi mở, thân thiện, gần gũi.
Mộc mạc, gần gũi, thân thương, ấm áp. 
- Trang phục, tác phong, lới nói của Bác gần gũi với mọi người, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, với lòng dân. Vì thế nhân dân ta trân trọng, tôn kính Bác.
II. Nội dung bài học: 
1. Khái niệm:
 Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
2. Biểu hiện của lối sống giản dị.
Sống giản dị
Trái với sống giản dị
- Thẳng thắn, chân thật, gần gũi với mọi người
- Không cầu kì, xa hoa, chạy theo vật chất...
- Xa hoa lãng phí, cẩu thả, tuỳ tiện, đại khái, qua loa...
- Cầu kì, chạy theo nhu cầu vật chất...
3. ý nghĩa: 
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
- Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
4. Biện pháp rèn luyện lối sống giản dị.
- Chân thật, thẳng thắn khi giao tiếp.
- Trang phục, lời nói, tác phong giản dị, phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh sống.
- Tránh lối sống xa hoa, lãng phí.
- Học tập những tấm gương có lối sống giản dị. 
III. Bài tập: 
1. Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường?
 Tranh 3
- không chay
4. Củng cố (3')
- GV đưa tình huống lên máy chiếu:
1. Gia đình An có mức sống bình thường ( bố mẹ An đều là công nhân). Nhưng An ăn mặc rất diện, còn học tập thì lười biếng.
2. Gia đình Nam có cuộc sống sung túc. Nhưng Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
? Em hãy nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của bạn An và của bạn Nam?
? Dựa vào các thông tin trong các ô sau, hãy vẽ mũi tên sao cho phù hợp và giải thích lí do?
Sống giản dị
Trường học thân thiện
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bảo vệ môi trường
=> An đua đòi phô trương, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
 Nam sống giản dị phù hợp với tác phong của người HS.
Trường học thân thiện
Bảo vệ môi trường
Sống giản dị
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
5. Hướng dẫn về nhà (2')
	- Làm bài tập c,d SGK và bài tập trong cuốn Tình huống GDCD 7 ( GV hướng dẫn)
	- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính giản dị.
	- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị. 
	- Xem trước bài 2: Trung thực. Tìm những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ có chủ đề Trung thực 
	- Đọc Truyện đọc GDCD 7, bài 2. 
Tiết 2	 Bài 2
S:10-9-2009 Trung thực
D:15-9-2009
A. Mục tiêu cần đạt
- HS hiểu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của trung thực và biện pháp rèn luyện đức tính trung thực
- Giáo dục học sinh thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực; phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong cuộc sống, lao động và học tập.
-Rèn kĩ năng đánh giá hành vi của bản thân, của người khác, qua đó tự xây dựng kế hoạch rèn luyện, học tập tấm gương sống trung thực.
B. Chuẩn bị
+ GV: BTTH, Truyện đọc GDCD 7, sách Tục ngữ, ca dao Việt Nam về giáo dục đạo đức
 + HS: Chuẩn bị tương tự, xem trước bài, tìm hiểu thực tế.
C. Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	?Thế nào là sống giản dị? Vì sao phải sống giản dị?
	? Mỗi ...  xã do ai bầu ra?
? UBND xã có quyền hạn và nhiệm vụ gì?
? UBND xã em đã thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình ntn?
? Gia đình em đã có những việc làm gì đối với UBND xã?
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?
? HĐND và UBND là cơ quan cấp thứ mấy của bộ máy nhà nước?
? Cho biết chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp cơ sở?
I. Tình huống, thông tin
- UBND xã cấp giấy khai sinh
- HĐND quyết định chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương....
- HĐND giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND, việc thực hiện nghị quyết của HĐND...
- UBND do HĐND bầu ra
- UBND thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương....
II. Nội dung bài học
1. HĐND và UBND là cơ quan nhà nước cấp cơ sở
2. HĐND do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân...
3. UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
4. Củng cố (3')
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chữa bài.
- Khái quát nội dung bài học.
- Làm bài tập b, c SGK - 62
5. Hưỡng dẫn về nhà (1')
	- Nắm được hoạt động của HĐND và UBND xã.
	- Tìm hiểu trách nhiệm của công dân với hoạt động của HĐND và UBND
	- Làm bài tập trong BTTH.
Tiết 32	 Bài 18
S:24-4-2010	 bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
D:27-4-2010	(Tiết 2)
A. Mục tiêu cần đạt
	- HS nắm được trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở
	- GD HS có tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan Nhà nước, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân và đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
	- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, có thói quen chấp hành pháp luật
B. Chuẩn bị
	+ GV: BTTH, Sổ tay kiến thức pháp luật, tìm hiểu hoạt động của HĐND và UBND xã.
	+ HS: Xem trước bài, tìm hiểu về hoạt động của bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
C. Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức (1')	Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (5')
	? Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (phường, thị trấn) ?
	? Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường, thị trấn) ?
 3. Bài mới (35')
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức trọng tâm
? HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan hành chính thuộc cấp nào?
? HĐND và UBND do ai bầu ra và có nhiệm vụ, quyền hạn ntn?
- GV khái quát nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) trên bảng phụ
- GV đọc truyện: "Một ngày làm việc của ông Chủ tịch phường" ( Bài tập tình huống)
? Em hãy thống kê việc làm trong một tuần của ông Hoài? 
? Qua những việc làm trên của ông Hoài, em thấy UBND phường có vị trí, vai trò và tầm quan trọng ntn?
? Vì sao nói phường như một nước thu nhỏ?
? Công dân có trách nhiệm ntn đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
 (Trao đổi)
- GV ghi nhanh ý kiến của HS
- GV chốt lại kiến thức
- GV đọc điều 119, 124 Hiến pháp 1992
? Bản thân đã có những đóng ntn đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
? Kể những trường hợp không làm tròn trách nhiệm đối HĐND và UBND xã?
II. Nội dung bài học
4. Trách nhiệm của công dân
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước
- Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và quy định của chính quyền địa phương
- Tôn trọng và bảo vệ cơ quan nhà nước.
- Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua xây dựng xã (phường, thị trấn) thành xã (phường, thị trấn) văn hoá
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc công việc của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn)
4. Củng cố (3')
	GV cho HS làm 2 bài tập sau:
Bài 1. Chọn chữ cái đứng trước câu em cho là đúng?
	a. Nhân dân bầu ra HĐND và UBND
	b. Nhân dân bầu ra HĐND, HĐND bầu ra UBND.
	c. HĐND là cơ quan hành chính nhà nước .
	d. HĐND là cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
	đ. UBND là cơ quan hành chính nhà nước
	e. UBND là cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
 Bài 2. Bố mẹ Lan lấy nhau không đăng kí kết hôn. nay muôn xin giấy khai sinh cho Lan đi học nhưng có người bảo: Không có giấy đăng kí kết hôn thì không xin được; có người lại bảo: Không cần giấy đăng kí kết hôn vẫn xin được.
	Theo em ý kiến nào là đúng? Giải thích vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà (1')
	- Nắm được trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở
	- Ôn lại kiến thức đã học và xem lại bài tập SGK, giờ sau ôn tập
Tiết 33	 ôn tập	
S: 1-5-2010	 
D: 4-5-2010
A. Mục tiêu cần đạt
	- Giúp HS nắm chắc kiến thức đã học, khắc phục những kiến thức còn thiếu hụt, chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra chất lượng HK II
	- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập, trau dồi đạo đức, rèn luyện ý thức chấp hành kỉ luật qua các nội dung đã học
	- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp, thực hành
B. Chuẩn bị
	+ GV: Khái quát, định hướng nội dung ôn tập
	+ HS: Làm bài tập và xem lại nội dung đã học
C. Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức (1’)	Kiểm tra sĩ số	
2. Kiếm tra bài cũ (5’)
	? Công dân có trách nhiệm ntn đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
3. Bài mới (35’)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức trọng tâm
? Trong học kì II, các em đã được học những nội dung gì?
? Qua mỗi bài học, chúng ta cần nắm được những vấn đề gì?
- GV khái quát nội dung ôn tập và hướng dẫn hoc sinh học tập
?10 bài học đã qua giúp ích gì cho em?
? Em đã sử dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn ntn?
? Việc nhà nước ban hành pháp luật và mọi công dân nắm được pháp luật sẽ giúp ích gì cho nhà nước?
- GV giới thiệu các dạng câu hỏi phần tự luận
- GV cho HS xem lại bài tập của từng bài học. HS trao đổi và đề nghị cô giáo giải quyết bài tập khó
- GV giới thiệu các dạng bài tập, câu hỏi và lấy ví dụ cụ thể 
I. Nội dung kiến thức
- 7 bài học (.)
1. Nội dung:
+ Nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân
+ ý nghĩa của việc thực hiện quyền
+ Trách nhệm của công dân
+ Trách nhiệm của nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ.
2. Tác dụng:
a. Đối với cá nhân:
+ Được trau dồi đạo đức, rèn luyện nhân cách, có ý thức chấp hành pháp luật và kỉ luật,có lối sống lành mạnh
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
+ Được mọi người yêu quý,kính trọng
+ Biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
+ Nắm được quyền và nghĩa vụ công dân, tuyên truyền cho người thân trong gia đình biết về quyền và nghĩa vụ của mình để làm đúng pháp luật
.
b. Đối với nhà nước
- Xã hội có trật tự, kỉ cương, đất nước văn minh, giầu mạnh...
- Dễ dàng quản lí đất nước, kinh tế phát triển, anh ninh được giữ vững
- Xã hội bình yên...
II. Bài tập
+ Bài tập điền đúng sai
+ Bài tập điền khuyết
+ Bài tập điền sơ đồ
+ Bài tập giải quyết tình huống
- Câu hỏi nhận thức
- Câu hỏi tư duy
- Câu hỏi vận dụng
4. Củng cố (3’)
	GV khái quát nội dung ôn tập
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
	- Ôn lại nội dung kiến thức đã học và làm bài tập
	- Đủ đồ dùng học tập, chuẩn bị tốt cho kiểm tra chất lượng HK II
Tiết 34
Kiểm tra học kì
A. Mục tiêu cần đạt
	- HS tự đánh giá được kết quả thu nhận kiến thức của bản thân từ đó có biện pháp học tập đúng đắn; GV phát hiện được HS yếu kém và có biện pháp bồi dưỡng	
	- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo khi làm bài
	- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh
B. Chuẩn bị
	+ GV: Ra đề, đáp án và biểu điểm
	+ HS: Ôn kĩ bài, đủ đồ dùng học tập
C. Tiến trình hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.	Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra (45')
	(Đề và đáp án của nhà trường)
3.Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
4.Hướng dẫn về nhà
	Tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng tránh ma tuý.
Tiết 35	 thực hành, Ngoại khoá: 
S: 8-5-2010	 	 Tìm hiểu về ma tuý
D:11-5-2010 
A. Mục tiêu cần đạt
	- HS nắm được tác hại, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng chống ma tuý
	- Giáo dục học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt pháp luật nhà nước về phòng chống ma tuý; biết lên án, tố cáo mọi trường hợp vi phạm pháp luật về ma tuý
	- Rèn kĩ năng đánh giá, nhận xét, có thói quen và nếp sống tuân theo pháp luật
 B. Chuẩn bị
	+ GV: Sổ tay ma tuý; Luật phòng chống ma tuý, tranh ảnh có liên quan
	+ HS: Chuẩn bị tương tự; tìm hiểu tình hình thực tế địa phương
C. Tiến trình hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (1')	Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ (5')
	? Công dân có trách nhiệm ntn đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
3. Bài mới (35')
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức trọng tâm
- GV thống kê số người nghiện ma tuý trên thế giới, trong nước, trong tỉnh, trong huyện theo Báo Khoa học giáo dục và Sổ tay ma tuý.
? Nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma tuý?
 ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính dẫn đến nghiện ma tuý?
? Nêu tác hại của ma tuý?
? Kể những trường hợp vì nghiện ma tuý mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề?
( VD: Tử vong, gia đình tan nát, bị bắt...)
? Biểu hiện của người nghiện?
? Mỗi người cần làm gì để không sa vào tệ nạn ma tuý?
? Gia đình có trách nhiệm ntn để người thân trong gia đình không nghiện ma tuý?
? Nhà nước và các lực lượng xã hội có trách nhiệm ntn đẻ người dân không mắc nghiện?
? Kể những trường hợp vi phạm pháp luật về phòng chống ma tuý đã bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật?
? Điều quan trọng nhất giúp mỗi người không sa vào tệ nạn ma tuý là gì?
 ( Làm chủ được bản thân)
? Liên hệ thực tế địa phương về số người nghiện ma tuý? Nguyên nhân nghiện ma tuý?
? Gia đình, nhà trường và địa phương em đã làm gì để phòng chống ma tuý?
? Bản thân em đã tham gia vào công tác phòng chống ma tuý ntn?
? Nếu người thân trong gia đình nghiện ma tuý, em sẽ làm gì?
? Giả sử bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình buôn bán thuốc phiện, hê-rô-in em sẽ xử sự ntn? Vì sao? 
1. Nguyên nhân nghiện ma tuý
- Hút thử...
- Bị lôi kéo...
2. Tác hại của ma tuý
- Tinh thần suy sụp, kinh tế sa sút, gia đình tan vỡ
- Gầy còm, ốm yếu
- Nghiện --> mắc HIV/AIDS --> Tử vong
- Gây mất an ninh trật tự xã hội: Trộm cắp...
 ....................
3. Biểu hiện:
- Sợ nước, ngáp vặt...
4. Biện pháp phòng tránh
+ Đối với bản thân:
 -Tích cực học tập, tham gia các hoạt động VH - VN lành mạnh
 - Làm chủ bản thân, tố cáo mọi trường hợp vi phạm...
+ Đối với gia đình: 
 - Giáo dục, nhắc nhở thành viên trong gia đình về tác hại của ma tuý và biện pháp phòng tránh.
 - Tạo điều kiện cho con em học tập, vui chơi lành mạnh, bổ ích...
+ Đối với xã hội: 
 - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống ma tuý
 - Xử lí nghiêm mọi trường hợp vi phạm
 - Tạo điều kiện cho mọi người vui chơi giải trí, nhất là trẻ em....
4. Củng cố (3')
	Cho các từ sau, hãy sắp xếp vào sơ đồ sao cho phù hợp.
	A - Nghiện ma tuý
	B - Tử vong
	C - Trộm cắp, cướp của, giết người
	D - Mắc HIV/AIDS
	E - Rối loạn an ninh trật tự xã hội
5. Hướng dẫn về nhà (1')
	- Nắm được biện pháp phòng chống ma tuý
	- Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương chuẩn bị cho ngoại khoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 7 hay.doc