Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo

- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.

2. Kỹ năng:

- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ:

- Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.

4. Năng lực hướng tới:

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực giao tiếp

 - Năng lực liên hệ thực tế

 - Năng lực động não, suy nghĩ

II. Tài liệu, phương tiện dạy học:

- Giáo án, SGK,SGV,Câu danh ngôn.

- Câu chuyện về người thầy đạo đức trọng Chu Văn An

- HS chuẩn bị giấy, bút màu, kéo. để làm bưu thiếp

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 – Tuần 11 – 16/11/2021
Bài 6 - TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo
- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2. Kỹ năng:
- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
4. Năng lực hướng tới:
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực giao tiếp
 - Năng lực liên hệ thực tế
 - Năng lực động não, suy nghĩ
II. Tài liệu, phương tiện dạy học:
- Giáo án, SGK,SGV,Câu danh ngôn.
- Câu chuyện về người thầy đạo đức trọng Chu Văn An
- HS chuẩn bị giấy, bút màu, kéo... để làm bưu thiếp
III. Các kỹ năng sống được hình thành trong bài:
- Kĩ năng suy ngẫm, hồi tưởng, xác định giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy trò. Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức.
IV. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động: (2'): GV: Kể một câu chuyện thể hiện sự tôn sư trọng đạo để dẫn dắt vào bài mới. 
Ông cha ta từ xa xưa vẫn thường răn dạy: Tôn sư trọng đạo. Học trò bao đời nay vẫn luôn mang nặng hai tiếng “tri ân” đối với những người đã dạy dỗ mình. Ai đã từng nghe câu chuyện “Nghĩa thầy trò” chắc không thể nào quên hình ảnh cụ giáo Chu cùng các môn sinh lần lượt vái tạ người thầy già.
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thân, ngồi nghiêm kính trên sập. Mấy cậu học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo vui mừng hỏi thăm công việc của từng người, cụ bảo ban các học trò nhỏ.
- Thầy cảm ơn các anh! – Cụ giáo nói to với các môn sinh của mình. - Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran, ai ai cũng mong ngóng xem người thầy dẫn tới gặp là ai. Cụ giáo Chu đi trước dẫn đường, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. Trước hiên, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: “Lạy thầy! Hôm nay, con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.” Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Dường như cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu vội nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thầy nói với các môn sinh đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Đó cũng chính là lời dạy của ông cha ta từ xưa: tôn sư trọng đạo. Chúng ta phải biết quý trọng người thầy đã dạy dỗ mình và ghi nhớ những đạo lí tốt đẹp thầy truyền dạy.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hình thành và phát triển NL
Kiến thức
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
- Gọi học sinh đọc truyện: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian?
- Gọi học sinh nhận xét.
? Em hãy tìm những chi tiết chứng tõ tình cảm và lòng kính trọng của học sinh lớp 7A đối với thầy Bình?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
? Chi tiết từng học sinh kể lại những kỷ niệm thầy trò đã nói lên điều gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Họ luôn nhớ về thầy với tấm lòng biết ơn sâu sắc.
? Những việc làm của học sinh lớp 7A thể hiện điều gì?
- Nhận xét, bổ sung: Đó là việc làm thể hiện truyền thống quí báu của dân tộc ta: Tôn sư trọng đạo.
? Em đã làm gì thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo đã dạy em?
- Nhận xét: Việc làm đó của các em chính là biểu hiện của con người sống biết tôn sư trọng đạo.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
? Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Tôn sư: tôn kính biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình.
 Trọng đạo: coi trọng và làm theo đạo lý tốt đẹp học tập được qua thầy cô.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Hãy nêu biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?
? Em hiểu như thế nào câu tục ngữ: Không thầy đố mầy làm nên?
- Nhận xét.
? Trong thời đại ngày nay câu tục ngữ đó còn đúng nữa không?
- Bổ sung: Ngày nay đề cao vai trò của cả thầy và trò. Bên cạnh sự chỉ dạy của thầy trò phải tự mình tìm hiểu, nỗ lực học tập thì mới đạt được kết quả cao.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.
- Yêu cầu học sinh giải thích lí do vì sao.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập c. 
- Nhận xét.	
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: GV lựa chọn 1 trong các hình thức sau:
Làm bưu thiếp để tặng thầy cô vào dịp 20/11, sinh nhật, Tết
Viết một lá thư gửi thầy cô để bày tỏ tình cảm (nỗi nhớ, lòng biết ơn)
Tổ chức cho học sinh thi hát bài hát về thầy cô giáo.
- Nhận xét, kết luận: Chúng ta khôn lớn là nhờ vào sự chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ, thầy cô giáo. Thầy cô giáo giúp chúng ta về trí tuệ, giúp ta đạo làm ngưòi. Do đó chúng ta phải làm tròn nhiệm vụ của mình.
- Đọc truyện
- Xa cách bốn mươi năm.
- Nhận xét.
- Khi thấy đến mọi người đều chạy đến vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết; tặng thầy những bó hoa tươi thắm; thầy trò tay bắt mặt mừng, nhoè lệ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Tình cảm yêu thương thầy, biết ơn những gì thầy đã dạy dỗ; thời gian xa cách vẫn nhớ đến thầy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
 Thể hiện truyền thống quí báu của dân tộc ta: Tôn sư trọng đạo.
- Nghe.
- Liên hệ bản thân: Lễ phép với thầy cô giáo, hỏi thăm thầy cô giáo khi ốm đau, tâm sự chân thành với thầy cô giáo, cố gắng học thật giỏi...
- Nghe.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Coi trọng và làm theo những điều thầy dạy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó.
- Vai trò to lớn của người thầy đối với sự phát triển của mỗi cá nhân.
- Nghe.
- Câu tục ngữ chỉ đúng một phần vì bên cạnh vai trò của thầy cần có sự nỗ lực của học sinh. 
- Nghe.
- Đọc, làm bài tập a.
+ Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo: (1), (3).
+ Hành vi cần phê phán: (2), (4).
- Giải thích.
- Câu tục ngữ thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Nghe. 
-HS làm theo yêu cầu, hướng dẫn của GV.Õt ¬n nh÷ng g× thÇy ®· d¹y dç
ái th¾m thiÕt
rong cu«chµnhiÕt ¬n vµ b¸o c¸o víi thÇy vÒ nh÷ng c«ng v
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực liên hệ thực tế
- Năng lực phân tích, tổng hợp
- Năng lực động não, suy nghĩ
I/ Tìm hiểu truyện đọc: 
“Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
-Tôn kính, biết ơn thầy giáo đã dạy mình.
-Làm theo đạo lý tốt đẹp mà thầy đã dạy.
 Tôn sư trọng đạo.
II /Nội dung bài học:
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc.
- Coi trọng những điều thầy dạy và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quí báu của dân tộc, làm cho quan hẹ của con người trở nên tốt đẹp hơn.
III/ Luyện tập :
- Bài tập a:
+ Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo: (1), (3).
+ Hành vi cần phê phán: (2), (4).
- Bài tập c:
 Câu tục ngữ thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy..
 mµ thÇy ®ato ®· d¹yµm theo ®¹o lý tèt ®Ñp häc tËp ®­îc qua thÇy c«.XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
 * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 - Học bài, làm bài tập b trang 20 SGK.
 - Chuẩn bị bài 7: Đoàn kết , tương trợ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_6_ton_su_trong_dao_nam_h.docx