Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

2. Kỹ năng:

Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

3. Thái độ:

- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

- Tích cực tham gia trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức.

5. Tích hợp:

- Kỹ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian đảm nhận trách nhiệm

- Tích hợp kiến thức môi trường, tích hợp dạy GDQPAN.

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/11/2019
Ngày giảng: 16/11/2019
Tiết 11:
BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
2. Kỹ năng:
Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
3. Thái độ:
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
- Tích cực tham gia trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức.
5. Tích hợp: 
- Kỹ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian đảm nhận trách nhiệm
- Tích hợp kiến thức môi trường, tích hợp dạy GDQPAN. 
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề, thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ, tranh ảnh gia đình văn hóa, hình ảnh bộ đội tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Khoan dung là gì? Nêu ý nghĩa của khoan dung?
3. Bài mới
Dẫn dắt (1 phút): Để được công nhận gia đình văn hóa, theo em mỗi gia đình cần phải đạt được những tiêu chuẩn nào? Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 15 phút
- GV yêu cầu học sinh đọc truyện “Một gia đình văn hoá” - 26, 27 SGK.
- HS: Đọc bài
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận với các câu hỏi sau:
? Nhóm 1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào?
- HS: Trả lời: Gia đình cô Hòa có 3 người, thuộc gia đình nề nếp, hòa thuận, hạnh phúc.
? Nhóm 2: Đời sống tinh thần của gia đình cô Hoà ra sao?
- HS: Trả lời được các ý sau:
+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau.
+ Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp.
+ Không khí đầm ấm, vui vẻ.
+ Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau.
+ Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.
+ Tú là học sinh giỏi, cô chú là chiến sĩ thi đua.
? Nhóm 3,4: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng?
- HS: Trả lời được các ý sau:
+ Quan tâm giúp đỡ lối xóm.
+ Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật.
- GV: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?
- HS trả lời: Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư, vận động bà con làm vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội.
- GV nhận xét, kết luận: Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô.
- GV tích hợp môi trường: Theo em trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa được biểu hiện bằng những hình ảnh nào? Là HS em đã thực hiện những hành động nào để xây dung môi trường xã hội xanh – sạch – đẹp?
- HS: trả lời, GV nhận xét.
* Hoạt động 2: 15 phút
- GV: Em hãy cho biết tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?
- HS: Trả lời.
- GV: Em hãy kể về việc làm của một số gia đình ở địa phương em trong việc xây dựng gia đình văn hóa hoặc những việc làm chưa góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
- HS trả lời:
+ Việc làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa như vợ chồng chỉ đẻ 2 con, không cãi cọ, đánh chửi nhau, tham gia các hoạt động của địa phương...
+ Việc làm chưa thể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hóa như vợ chồng đánh cãi chửi nhau, đẻ nhiều con...
- GV: Vì sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?
- HS: Trả lời
- GV: Chốt kiến thức
- GV sử dụng hình ảnh kết hợp dạy tích hợp QPAN: Bộ đội tham gia lao động cùng nhân dân xây dựng nông thôn mới” Và gợi dẫn HS thấy được sự quan tâm của quân đội, nhà nước đối với sự phát triển của địa phương, của xã hội
* Hoạt động 3: 5 phút
- GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập d - 29 SGK
- HS: Làm bài tập
- GV nhận xét, cho điểm khuyến khích.
1. Truyện đọc
 “Một gia đình văn hóa”
2. Nội dung bài học
a) Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: 
- Một gia đình văn hoá có 4 tiêu chuẩn chính :
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Đoàn kết với xóm giềng.
- Thực hiện tốt nghiã vụ công dân.
b) Ý nghĩa :
- Đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Góp phần xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ.
3. Bài tập
d)
- Đồng ý với ý kiến 5 vì thể hiện việc tôn trọng ý kiến của con cái nhằm xây dựng gia đình hòa thuận.
- Không đồng ý với các ý kiến 1, 2, 3, 4, 6, 7 vì chưa đảm bảo các tiêu chuẩn ttrong việc xây dựng gia đình văn hóa.
4. Củng cố: (2 phút)
 - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
 - Hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa trong cộng đồng xã hội.
5. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Học bài, chuẩn bị bài 9 Xây dựng gia đình văn hóa (Tiết 2)
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_9_xay_dung_gia_dinh_van.docx