Giáo án Hình học 6 - Trường THCS Nam Hùng

Giáo án Hình học 6 - Trường THCS Nam Hùng

§1. ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG

I/ MỤC TIÊU :

- Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng, biết được thế nào là một điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.

- Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên điểm, tên đường thẳng theo qui ước, biết ký hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng ký hiệu và . Quan sát hình ảnh thực tế

II/ ph­¬ng tiƯn d¹y hc

- GV : Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK

- HS : Tập ghi, SGK, thước , viết.

- Phương pháp : Nêu vấn dề, đàm thoại

 

doc 72 trang Người đăng vultt Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Trường THCS Nam Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1	Tiết 1
TuÇn 1 Chương I : ĐOẠN THẲNG
	********
§1. ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG
I/ MỤC TIÊU : 
- Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng, biết được thế nào là một điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.
- Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên điểm, tên đường thẳng theo qui ước, biết ký hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng ký hiệu và . Quan sát hình ảnh thực tế 
II/ ph­¬ng tiƯn d¹y häc
- GV : Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK
- HS : Tập ghi, SGK, thước , viết.
- Phương pháp : Nêu vấn dề, đàm thoại
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương (1’)
§1. ĐIỂM 
ĐƯỜNG THẲNG
- Giới thiệu chương trình,hứơng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ để học tập phân môn hình học
- HS chú ý nghe và ghi tựa bài
Hoạt động 2 : Điểm (5’)
1) Điểm :
 -Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm 
- Người ta dùng các chữ in hoa để đặt tên cho điểm 
- Ví dụ : oB
A o C
- Bất kỳ hình nào cũng là tập hợp các điểm
- GV giơí thiệu về điểm 
+ Là hình đơn giản nhất
+ Muốn học HH trước hết phải vẽ hình 
+ Điểm không định nghĩa mà chỉ có hình ảnh
- Vẽ một điểm và đặt tên 
- Dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm ( một tên chỉ dùng cho 1 điểm. 1 điểm có thể có nhiều tên )
- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về điểm 
- HS làm theo GV hướng dẫn vẽ hình và ghi bài vào tập 
- Học sinh đọc tên các điểm trên hình vẽ 
Hoạt động 3 : Đường thẳng (12’)
2/ Đường thẳng :
- Sơị chỉ căng thẳng, mép bảng ... là hình ảnh của đường thẳng
- Người ta dùng chữ in thường để đặt tên cho đường thẳng 
 a
 b
- Ngoài điểm đường thẳng cũng là hình cơ bản,không định nghĩa mà chỉ mô tả hình ảnh của nó 
- Đặt vấn đề làm thế nào để vẽ được đường thẳng 
- Dùng chữ in thường để đặt tên cho các đường thẳng 
- Khi kéo dài các đường thẳng về 2 phiá em có nhận xét ?
- Mỗi đường thẳng có bao nhiêu điểm nằm trên nó 
- Treo bảng phụ 
 a) Trên hình vẽ có những đường thẳng nào ? có những điểm nào ?
b) Những điểm nào nằm trên a ?trên b?những điểm nào không nằm trên a, không nằm trên b ?
- Dùng viết vạch theo mép của thước thẳng 
- Đường thẳng khộng bị giới hạn về hai phía
- Có vô số điểm nằm trên đường thẳng 
- Có 2 đường thẳng a và b
- Có 3 điểm M, N, O
 -Điểm M nằm trên a
- Điểm O nằm trên b 
- Điểm N,O,F không nằm trên a
-Điểm M,O,F không nằm trên b
Hoạt động 4 : Điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng (10’)
3) Điểm thuộc đường thẳng , điểm không thuộc đường thẳng 
- Điểm M thuộc đường thẳng a
Ký hiệu : M a
- Điểm N không thuộc đường thẳng a
Ký hiệu : N a
- Chỉ vào hình vẽ . Khi điểm M nằm, trên đường thẳng a điều này đồng nghĩa với các câu như 
- Giới thiệu cách đọc điểm thuộc đường thẳng
- Tương tự đối vơí điểm O và đường thẳng b
- Giới thiệu cách đọc điểm không thuộc đường thẳng
- Tương tự đối vơí điểm N và đường thẳng b
- Giới thiệu ký hiệu , 
- Cho học sinh lên bảng điền vào ô trống 
M c a , O c a , N c a
M c b , O c b , N c b
- Nhận xét bài làm của HS
- Nhìn vào hình vẽ chú ý phần GV hướng dẫn quan hệ giữa điểm và đường thẳng 
- HS chú ý nghe 
- HS phát biểu tương tự 
- HS phát biểu tương tự
- Lên bảng ghi 
M a , O a , N a
M b, O b , N b 
Hoạt động 5 : Củng cố (15’)
Bài 1 trang104 Sgk
Bài 3 trang104 Sgk
Bài 4 trang104 Sgk
Bài 7 trang104 Sgk
- Cho học sinh làm BT ? SGK
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lơì có ghi trong bảng phụ 
- Bài 1 trang104 Sgk
* Gọi HS lên vẽ hình, đặt tên
- Gọi HS khác nhận xét bài của bạn
- Bài 3 trang104 Sgk
a) 
b)
c)
- Bài 4 trang104 Sgk
* Gọi HS lên bảng vẽ hình 
- Gọi HS khác nhận xét 
- Bài 7 trang104 Sgk 
* Hướng dẫn HS làm
- Quan sát hình vẽ và trả lơì tại chổ : C a , E a
- Học sinh lên bảng vẽ hình 
a) A n, A q, B n , B m
B p 
b) B n , B m, B p 
C m, C q
c) D q , D q
- HS làm theo GV
Hoạt động 6 : Dặn dò (2’)
Bài 2 trang104 Sgk
Bài 5 trang104 Sgk
Bài 6 trang104 Sgk
- Bài 2 trang104 Sgk
* Vẽ điểm và đường thẳng
- Bài 5 trang104 Sgk
* Vẽ điểm thuộc, không thuộc đường thẳng
- Bài 6 trang104 Sgk
* Tương tự bài 5 
- Ôn tập kỹ nội dung bài học chú ý cách đặt tên cho điểm và đường thẳng 
- Xem trước bài " Ba điểm thẳng hàng "
- HS về làm bài tương tự như các bài đã làm ở lớp
- Ôn lại cách vẽ điểm thuộc đường thẳng
- HS nghe và ghi chú vào tập
IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..
Tuần : 2 Tiết : 2
§2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I/ MỤC TIÊU : 
- Học sinh nắm vững thế nào là 3 điểm thẳng hàng , điểm nằm giữa 2 điểm, biết được trong 3 điểm thẳng hàng có một điểm duy nhất nằm giữa 2 điểm còn lại .
- Biết vẽ điểm, đường thẳng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng đúng các thuật ngữ nằm cùng phía, khác phiá, nằm giữa 
- Sử dụng thước thẳng vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng 1 cách cẩn thận chính xác 
II/ / ph­¬ng tiƯn d¹y häc: 
- GV : Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK
- HS : Tập ghi, SGK, thước , viết.
- Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (7’)
1/ Nêu k/n đường thẳng (3đ)
2/ - Vẽ Aa Ba Ca
 - Vẽ Mb Nb Pb
- Treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp cùng làm 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Gọi HS nhận xét
- GV đánh giá cho điểm
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét
Hoạt động 2 : Vào bài mới (1’)
§2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
- Khi nào thì ba điểm thẳng hàng khi nào thì 3 điểm ko thẳng hàng 
- HS chú ý nghe và ghi tựa
Hoạt động 3 : Thế nào là ba điểm thẳng hàng (15’)
1/ Thế nào là ba điểm thẳng hàng :
* Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc d ta nói chúng thẳng hàng 
* Khi 3 điểm A, M, D không thuộc đường thẳng m ta nói chúng không thẳng hàng 
- Đặt câu hỏi khi nào có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
- Khi nào 3 điểm A, B, C không thẳng hàng ?
- Cho học sinh lên bảng vẽ 3 điểm thẳng hàng 1 học sinh khác lên bảng vẽ 3 điểm không thẳng hàng 
- Để nhận biết 3 điểm có thẳng hàng hay ko ta làm như thế nào ?
- Bài 8 trang 106 Sgk
- Gọi HS kiểm tra hình vẽ
- Bài 9 trang 106 Sgk
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Mở rộng vấn đề có thể có nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng không ? Vì sao? nhiều điểm không thuộc đường thẳng không ? Vì sao ?
- Khi 3 điểàm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng 
- Khi 3 điểm không cùng nằm trên 1 đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng 
- HS1: Vẽ 3 điểm thẳng hàng 
- HS2: Vẽ 3 điểm không thẳng hàng 
- Ta dùng thước thẳng 
- Điểm A,M,N thẳng hàng
- Điểm B,E, A thẳng hàng
- Điểm D,E, G thẳng hàng
- Điểm B,D, C thẳng hàng
- Điểm G,E, A ko thẳng hàng
- Điểm B,E,D ko thẳng hàng
- Có vì 1 đường thẳng chưá rất nhiều điểm và cũng có rất nhiều điểm cùng không thuộc đường thẳng 
Hoạt động 3 : Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng (9’)
2/ Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng : 
+Bvà C nằm cùng phiá vơí A
+Avà B nằm cùng phiá vơí C
+Avà C nằm cùng phiá vơí B 
+B nằm giữa A, C
- Trong 3 điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại 
- Vẽ hình lên bảng 
- Cho học sinh nhận xét vị trí của:
+ Điểm B, C đối vơí A
+ Điểm A và B đối vơí C
+ Điểm A và C đối vơí B
+ Điểm B nằm như thế nào so với 2 điểm A và C ?
- Trên hình vẽ biểu diễn mấy điểm ? có mấy điểm nằm giữa ?
-Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
- Nếu có điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì ta được điều gì ?
- Vẽ hình vào tập 
- Trả lời :
+B và C nằm cùng phiá vơí A
+A và B nằm cùng phiá vơí C
+A và C nằm cùng phiá vơí B 
+B nằm giữa A, C
- Hình vẽ có 3 điểm và chỉ có 1 điểm nằm giữa 
- Nhận xét ( Đọc theo SGK)
- Ba điểm A, M,B thẳng hàng
Hoạt động 4 : Củng cố (10’)
Bài 10a,c trang 106 Sgk
Bài 11 trang 107 Sgk
a) Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm khác phía đối với điểm M
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với diểm R
- Bài 10a,c trang 106 Sgk
* Gọi 2 HS lên vẽ hình 
 HS khác nhận xét
- Bài 11 trang 107 Sgk
* Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS lên bảng vẽ hình
- HS hoàn chỉnh câu
a) Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm khác phía đối với điểm M
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với diểm R
- HS khác nhận xét
Hoạt động 5 : Dặn dò (3’)
Bài 12 trang 107 Sgk
Bài 13 trang 107 Sgk
Bài 14 trang 107 Sgk
- Ôn kỹ nội dung bài học 
- Bài 12 trang 107 Sgk
* Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
- Bài 13 trang 107 Sgk
* Vẽ từng bước 
- Bài 14 trang 107 Sgk
* Vẽ ngôi sao năm cánh
- Xem trước bài "Đường thẳng đi qua hai điểm 
- HS chú ý nghe 
- HS ghi chú vào tập 
- HS vẽ theo hướng dẫn 
IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..
Tuần : 3 Tiết : 3
§3. ĐƯỜNG THẲNG
ĐI QUA HAI ĐIỂM
I/ MỤC TIÊU : 
- Học sinh nắm vững có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt 
- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm 
- Biết vị trí tương đối của 2 đường thẳng trên mặt phẳng , vẽ cẩn thận chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B 
II/ / ph­¬ng tiƯn d¹y häc
- GV : Bảng phụ, giáo án, phấn màu 
- HS : Vở ghi, SGK, thước thẳng, kiến thức đã học 
- Phương pháp : Đàm thoại, gợi mở và nêu vấn đề
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (7’)
1/ Thế nào là 3 điểm thẳng hàng,3 điểm ko thẳng hàng
2/a) Cho điểm A vẽ đường thẳng qua A. Có bao nhiêu đường thẳng qua A ?
b) Cho điểm B khác điểm A. Vẽ đường thẳng qua A và B. Có bao nhiêu đường thẳng qua A và B ?
- Treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Cho HS khác nhận xét
- GV đánh giá cho điểm
- HS phát biểu
- HS  ... ng bằng 1 lần đo ? 
- Cho HS thảo luận nhóm
- Dùng compa đo theo đoạn thẳng AB rồi đặt 1 đầu compa vào điểm M, đầu nhọn kia đặt lên tia MN.
+ Nêu đầu nhọn trùng với đểm B thì AB = MN
+ Nếu đầu nhọn đó nằm ngoài MN thì AB > MN và ngược lại 
- HS khác nhận xét 
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 
Hoạt động 5 : Củng cố (10’)
Bài 39 trang 92 SGK 
Trên hình 49 ta có hai đường tròn (A;3cm) và (B;2cm) cắt nhau tại C,D . AB = 4cm Đường tròn tâm A,B lần lượt cắt các đoạn thẳng AB tại K và I 
a) Tính CA;CB;DA;DB
b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? 
+ Nêu khái niệm đường tròn tâm O, bán kính R 
+ Nêu khái niệm hình tròn
 + Thế nào là cung AB, dây cung AB, đường kính của đường tròn 
Bài 39 trang 92 SGK 
- Treo bảng phụ vẽ hình 49 
- Cho HS lên bảng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét 
Vì C, D là giao điểm của 2 đường tròn (A,4cm) và (B,2cm) nên : 
 + C (A,4cm) CA = 4cm
 + D (A,4cm) AD = 4cm
 + C (B,2cm) BC = 2cm
 + D (B,2cm) BD = 2cm
 I nằm giữa 2 điểm A và B và IB = 2cm
Ta có : AI= AB– IB = 4 – 2 = 2cm
 AI = IB = 2cm
Vậy I là trung điểm của AB
- HS khác nhận xét 
Hoạt động 6 : Dặn dò (1’)
- Về nhà học kỹ các khái niệm
- Làm BT 39c,40,41 trang 92 SGK
- Xem trước bài mới : 
§9. TAM GIÁC
- HS ghi chú vào tập 
IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..
Tuần : 30 Tiết : 26
§9. TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU : 
- Giúp HS nắm được định nghĩa tam giác, biết các yếu tố trong tam giác, biết vẽ tam giác, gọi tên và ký hiệu tam giác.
- Nhận biết điểm nằm trong và nằm ngoài tam giác
- Ham thích học tập, vẽ cẩn thận tam giác trong các bài tập
II/ / ph­¬ng tiƯn d¹y häc: 
- GV : Bảng phụ ghi BT 43, 44 SGK , giáo án, phấn màu , thước thẳng, compa
- HS : Ôn bài cũ xem trước bài mới , thước thẳng, compa
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
So sánh AB+BC+AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ 
- HS đọc đề bài 
- HS lên bảng làm bài 
AB+BC+AC = OM 
- HS khác nhận xét 
- HS sửa bài vào tập 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới (1’)
§9. TAM GIÁC
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một hình mới đó là tam giác . Tam giác có hình dạn như thế nào để biết được điều đó chúng ta vào bài học hôm nay 
- HS chú ý nghe và ghi tựa bài 
Hoạt động 3 : Tam giác ABC (17’)
1/ Tam giác ABC :
 Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA, khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng .
Ký hiệu : êABC
+ 3 điểm A, B, C gọi là 3 đỉnh của tam giác
+ 3 đoạn thẳng AB, BC, CA gọi là 3 cạnh của tam giác.
- Điểm M gọi là điểm nằm trong tam giác 
- Điểm N gọi là điểm nằm ngoài tam giác 
- GV chỉ vào hình vẽ trên bảng HS trả bài để giới thiệu êABC
- Vậy tam giác ABC là hình như thế nào ?
- Hình gồm 3 đọan thẳng AB, BC, AC trên có phải là tam giác ABC không ? Vì sao ?
- GV yêu cầu HS vẽ tam giác ABC vào vở,GV vẽ tam giác ABC lên bảng 
- GV giới thiệu ký hiệu tam giác ABC
- GV giới thiệu cách đọc và ký hiệu khác như êACB, êBAC
- Tương tự em hãy nêu cách đọc khác của tam giác ABC
- Có mấy cách đọc tên tam giác ABC
- Tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc 
- Hãy đọc tên 3 đỉnh của êABC
hãy đọc tên 3 cạnh của ê ABC
- Đọc tên 3 góc của ê ABC
- Yêu cầu HS làm BT 43 trang 94 SGK
- GV treo bảng phụ đề BT 
- Cho HS đọc đề và suy nghĩ cách làm sau đó gọi 2 HS lên bảng điền vào chỗ trống
- Yêu cầu HS làm BT 44 / 95 SGK và kẻ sẳn bảng để HS lên điền vào 
- GV giới thiệu điểm nằm trong tam giác, điểm nằm ngoài tam giác .
- GV yêu cầu HS lấy điểm D nằm trong tam giác, điểm F nằm ngoài tam giác, điểm E nằm trên tam giác 
- HS quan sát hình vẽ rồi trả lời
- HS khác nhận xét 
- Hình bên không phải là tam giác vì 3 điểm A,B,C thẳng hàng .
- HS vẽ tam giác ABC vào tập 
- êBCA,êCAB, êCBA
- Có 6 cách đọc tên tam giác ABC
+ Đỉnh A , đỉnh B, đỉnh C
+ Cạnh AB, BC, CA
+ Góc ABC, góc BAC, góc ACB
- Các chữ phải điền vào là " Ba đọan thẳng MN, NP, PM, khi 3 điểm M,N,P không thẳng hàng "
" Hình gồm 3 đoạn thẳng TV, UV, VT trong đó T,V,U không thẳng hàng "
Tên ê
Tên 3 đỉnh 
Tên 3 góc 
Tên 3 cạnh 
êABI
A,B,I
BAI,ABI,AIB
AB,BI,IA
êAIC
A,I,C
IAC,ACI,CIA
AI,IC,AC
êABC
A,B,C
BAC,ABC,ACB
 AB,BC 
 CA
- HS lên bảng vẽ theo yêu cầu 
Hoạt động 4 : Vẽ tam giác (15’)
2/ Vẽ tam giác : 
Vẽ tam giác êABC biết AB = acm, BC = b cm, AC = c cm
 Giải 
- Vẽ AB = a cm
- Lấy B làm tâm vẽ cung tròn (B,b cm)
- Lấy A làm tâm vẽ cung tròn (A,c cm)
- Lấy 1 giao điểm của 2 cung tròn, đó là đỉnh C phải vẽ. Nối CA, CB ta có
êABC 
- GV hướng dẫn vẽ êABC
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3 cm
- Vẽ cung tròn tâm C , bán kính 2 cm
- Hai cung này cắt nhau tại 2 điểm đó là đỉnh A
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có êABC
- Yêu cầu HS làm BT 47/95 SGK
- Cho HS đọc đề và suy nghĩ cách vẽ êTIR
- Cho HS khác nhận xét 
- HS chú ý theo dõi những hoạt động của GV 
- HS vẽ êABC vào vở theo hướng dẫn của GV
- HS làm BT 47/95
- HS khác nhận xét 
Hoạt động 5 : Củng cố (6’)
Củng cố 
Bài 46a trang 95 SGK 
Vẽ hình theo cách diển đạt bằng lời sau : 
a) Vẽ êABC, lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đso vẽ các tia AM, BM, CM 
- Nêu định nghiã tam giác và các yếu tố của tam giác 
- Nêu cách vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh
Bài 46a trang 95 SGK 
- Treo bảng phụ 
- Gọi HS lên bảng vẽ hình 
- HS cả lớp cùng làm bài 
- Cho HS khác nhận xét 
- HS trả lời GV 
- HS nêu cách vẽ tam giác 
- HS đọc đề bài 
- HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu 
- HS khác nhận xét 
Họat động 6 : Dặn dò (1’)
Bài 45 trang 95 SGK 
Bài 46b trang 95 SGK 
Bài 45 trang 95 SGK 
* Xem hình trả lời theo yêu cầu 
Bài 46b trang 95 SGK 
* Làm tương tự bài 46a 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức chương II để tiết sau ôn tập .
- HS xem hình 55 SGK và trả lời 
- Xem lại cách vẽ hình bài 46a 
- HS soạn các câu hỏi ôn chương 
	IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..
Tuần : 31 Tiết : 27
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I/ MỤC TIÊU : 
- Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức về góc
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo góc, vẽ góc, vẽ đường tròn , tam giác, ..
- Bước đầu tập suy luận đơn giản 
II/ / ph­¬ng tiƯn d¹y häc
- GV : Bảng phụ, giáo án ôn tập , phấn màu , thước thẳng, compa
- HS : Ôn bài cả chương II , thước thẳng, compa
- Phương pháp : đàm thoại, họp tác nhóm 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Các khái niệm (15’)
1/ Các khái niệm : 
_ Nửa mặt phẳng
_ Góc xOy
_ Góc vuông, góc tù, góc nhọn. 
_ Đường tròn
_ Hình tròn.
_ Tam giác
GV cho HS nhắc lại khái niệm về 
 _ Nửa mặt phẳng 
 _ Góc xOy
 _ Đường tròn, hình tròn, tam giác
GV cho HS phân biệt giữa các loại góc bằng các số đo của chúng 
HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV 
HS khác nhận xét 
HS : 
Sđ Góc vuông = 900
Sđ Góc nhọn < 900
Sđ Góc tù > 900
Hoạt động 2 : Các tính chất về (15’)
2/ Các tính chất về 
- Cộng 2 góc
- Tia nằm giữa 2 tia khi biết số đo 2 góc.
- Số đo góc bẹt bằng 1800
- Đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau
- GV cho HS nhắc lại các tính chất ở chương này 
GV điều khiển lớp hoạt động nhắc lại kiến thức đã học 
- HS1 : nhắc tính chất cộng hai góc 
- HS khác nhận xét 
- HS2 : nói về tia nằm giữa hai tia 
- HS khác nhận xét 
- HS 3 : cho biết thế nào là góc bẹt và số đo của nó 
Hoạt động 3: Củng cố (14’)
- GV cho HS đọc hình trên bảng phụ 
- GV treo bảng phụ có vẽ hình sẵn cho HS nhìn và đọc theo hình vẽ 
- Cho góc 600 . Vẽ tia phân giác của góc ấy 
- Vẽ đoạn thẳng BC = 3.5 cm . Vẽ một điểm A sao cho AB = 3cm AC = 2.5 cm . Vẽ tam giác ABC. Đo các góc của tam giác ABC 
- Cho HS khác nhận xét
- HS quan sát hình trả lời 
- HS lên bảng vẽ 
- HS lên bảng vẽ hình 
- HS khác nhận xét 
Hoạt động 4: Dặn dò (1’)
- Làm BT 5, 6, 7 ,8/96 chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết 
- HS ghi chú vào tập 
IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..
Tuần : 32 Tiết : 28
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU : 
- Giúp HS nắm vững hơn các kiến thức đã học ở chương II 
- Có kỹ năng vận dụng lý thuyết đã học vào giải bài tập thực tế 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho các em. 
II/ / ph­¬ng tiƯn d¹y häc: 
- GV : Giáo án kiểm tra 
- HS : Ôn bài cũ chương II 
- Phương pháp : 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/- Hoạt động 1 : 
a)- Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
b)- Kiểm tra bài cũ : 
 Không kiểm 
Đề kiểm tra 
I/ - PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ)
1/ - Hai góc phụ nhau có tổng số đo : 
a) 900 b) 1800 c) 600 d) 1200
2/ - Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ xOy = 600, xOz = 500 , ta có : 
a) Tia Ox nằm giữa 2 tia Oy và Oz
b) Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz
c) Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy
d) cả 3 đều sai 
3/ - Hai góc có tổng số đo bằng 1800 gọi là hai góc : 
a) kề nhau b) kề bù c) bù nhau d) phụ nhau 
II/- PHẦN TỰ LUẬN (7đ) 
1/ - Nêu khái niệm về góc, các yếu tố của góc, góc bẹt có số đo (độ) bằng bao nhiêu ? (2đ) 
2/ - Cho 2 góc kề nhau xOy và yOz, biết góc xOy = 350, yOz = 2xOy. 
 Tính số đo góc xOy (2đ)
3/ - Cho 2 góc kề bù xOy và yOz, biết xOy = 400
 a) Tính số đo góc yOz
 b) Vẽ tia phân giác ot của góc yOz. Tính số đo góc xOt (3đ) 
2/ - Hoạt động 2 : 
GV viết đề kiểm tra 
Hoạt động 3 : Củng cố 
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn về nhà : Tuần sau ngưng học tiết hình học chuyển sang số học cho đến thi học kỳ II
IV l­u ý sau khi sư dơng gi¸o ¸n
..

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 6 nam 20092010nam dinh.doc